Chùa Ông Núi - Wikimapia

Wikimapia Bản đồ này được làm bởi những người như bạn! Chùa Ông Núi Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Qui Nhon / World / Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Qui Nhon Sviets / Việt Nam / / Bình Định / chùa phật giáo Thêm thể loại Chùa Ông Núi Chùa Ông Núi Chùa Ông Núi Chùa Ông Núi Chùa Ông Núi Chùa Ông Núi Tọa lạc trên núi Bà, ở độ cao gần 100m so với mặt nước biển, thuộc thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Địa danh lúc Tổ khai sơn là ấp Phương Phi, quận Phù Ly, phủ Qui Ninh, trạm An Hành, thuộc dinh Quảng Nam (năm 1686). Chùa Ông Núi là tên quen gọi của người dân địa phương. Nguyên văn chữ Hán là Linh Phong Sơn Môn. Trong không gian đó có nhiều chùa nhỏ, mỗi chùa có một tên riêng như: Đại Hùng, Linh Phong Thiền Tự, Chùa Hang… Linh Phong Thiền Tự - Chùa Sắc tứ Linh Phong, tên chữ đầy đủ là "Dũng Tuyền Linh Phong Thiền Viện". Chùa ông Núi là di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Theo tài liệu của chùa mới biên soạn năm 2001: chùa do ông Tổ Giám Huyền và đệ tử Tánh Bang (Lê Ban) sáng lập năm Giáp Tý (1684) niên hiệu Chánh Hoà thứ 5 thời vua Lê Hy Tông (Theo Đại nam nhất thống chí thì chùa thành lập năm 1702- Chánh Hoà thứ 11- Nhà Lê). Thầy trò “tu thiền quán nơi hang đá. Trước mặt có một suối nước từ chóp núi đổ xuống, nên hang đá mang tên “Dũng tuyền thạch cốc” (hang đá nước xối mạnh). Sau đó thầy Giám Huyền giao lại cho đệ tử Lê Ban để đi vào phía Nam tu hành. Tương truyền nhà sư này là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, chỉ mặc đồ bằng vỏ cây, chuyên hái thuốc trị bệnh cứu người. Nhân dân trong vùng rất kính trọng không dám gọi tên mà gọi là ông Núi. Năm Qúy Sửu (1733) Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho ông Núi pháp hiệu Tĩnh giác Thiện trì đại lão Thiền sư, cho xây lại chùa và đổi tên là Linh Phong. Đến thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) ban áo cà sa vòng ngọc, móc vàng cho ông Núi. Đến năm 1829 (Minh Mạng thứ 10) cấp 120 nén bạc để trùng tu lại chùa (Bình Định Danh thắng và Di tích). Khoảng năm 1967 chùa bị bom đạn chiến tranh xóa sạch. Đến năm 1990 chùa mới bắt đầu được xây cất lại, chủ yếu nhờ nhà tài trợ Hà Văn Bảy quê ở Cát Khánh, Phù Cát đầu tư kinh phí: Mái cổ lầu, lợp ngói ống, trên nóc gắn hình lưỡng long tranh châu, nạm sứ. Đôi cột trước điện hình song long cuộn. Tượng Phật cao 2,5m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn, đều mới đúc tại chỗ bởi các nghệ nhân từ Huế. Lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24, 25 tháng Giêng âm lịch - ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Các thành phố lân cận: Toạ độ: 13°57'10"N 109°14'3"E Thêm lời bình luận của bạn trong vietnamese

Nhận xét

  • Sf13 CHÙA CÒN CÓ TÊN GỌI LÀ "LINH PHONG THIỀN TỰ" Tương truyền vào năm Nhâm Ngọ (1702) đời chúa Nguyễn Phúc Chu, có một nhà sư Trung Quốc, tên tục là Lê Ban (?) đến hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu [3]. Sau nhà sư mới đến lưng chừng núi "phát gai dại, vác đá to xây chỗ này, lấp chỗ kia, kết cỏ làm tranh, dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền"[4]. Năm Quí Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự. Theo "Linh Phong tự ký" của danh thần Đào Tấn, thì thiền sư viên tịch "trong thời loạn lạc" (ám chỉ thời Tây Sơn). Sau đó, các đồ chúng lập tháp thờ ở bên phải chùa vào năm Thái Đức (niên hiệu của Nguyễn Nhạc) thứ 8 (1785). Đến năm Gia Long thứ 7 (1808), nghe lời Thánh mẫu là Hoàng hậu Hiếu Khương, nhà vua ban lệnh không cho ai được xâm phạm hay lấy các vật dụng ở chùa trong khi chờ đợi trùng tu. Tuy nhiên, mãi đến đời Minh Mạng, chùa Linh Phong mới được sửa sang lớn. Sử nhà Nguyễn kể: "một hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa". Vì vậy, năm 1826, nhà vua ban cho chùa này một chiếc áo cà sa mới may để thờ, đồng thời cho lấy 120 lượng bạc ở trong kho để trùng tu lại chùa [5]. Đến năm 1884-1885, dưới triều Kiến Phúc và Hàm Nghi, đại thần Đào Tấn "bỏ quan về Nam, ẩn giấu tích ở chùa Linh Phong để lánh loạn"[6]. Năm 1895, Đào Tấn được bổ làm Thượng thư bộ Công ”[7]. vì muốn sửa sang ngôi cổ tự, nên ông đem việc ấy tâu lên Tây cung (chỉ mẹ vua Thành Thái). Nghe lời mẹ, vua Thành Thái bèn giao cho tỉnh thần 70 lạng bạc lo việc trùng tu chùa, đồng thời sai hiểu dụ dân trong tỉnh quyên góp thêm, đến tháng 8 (âm lịch) năm Đinh Dậu (1897) thì hoàn tất, và quang cảnh chùa lúc bấy giờ rất đẹp [7]. Sau đó trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi cổ tự trên chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt đông và một bửu tháp. Năm 2004, một ngôi chùa mới đã dựng trên vị trí của chùa Linh Phong ngày xưa. 12 năm trước | trả lời | hide comment
Thêm bình luận về đối tượng này Nhận xét của bạn: Đăng nhận xét
  • Những địa điểm tương tự
  • Những địa điểm lân cận
  • Các thành phố lân cận
  • Thạch Biểu Tự - Chùa Ông Đá 8.3 Km
  • Chùa Minh Thành 133 Km
  • Thiên Bút phê vân 137 Km
  • Chùa Phước Lâm 237 Km
  • Chùa Long Tuyền 237 Km
  • Chùa Linh Ứng 260 Km
  • Chùa Ba Đồn 328 Km
  • Chùa Thiên Mụ 332 Km
  • Chùa Huyền Không Sơn Thượng 335 Km
  • Chùa Long Quang 346 Km
  • Xã Cát Tiến 1 Km
  • Xã Cát Hưng 7.8 Km
  • Xã Phước Hưng 10 Km
  • Đầm Thị Nại 12 Km
  • Dãy Núi Bà 13 Km
  • Xã Cát Thanh 14 Km
  • Tp. Phù Cát 21 Km
  • Huyện Tuy Phước 21 Km
  • Thị xã An Nhơn 22 Km
  • Thị xã Phù Mỹ 35 Km
  • 92 Km
  • 216 Km
  • 293 Km
  • 549 Km
  • 587 Km
  • 838 Km
  • 842 Km
  • 872 Km
  • 872 Km
  • 929 Km
Xã Cát Tiến Xã Cát Hưng Xã Phước Hưng Đầm Thị Nại Dãy Núi Bà Xã Cát Thanh Tp. Phù Cát Huyện Tuy Phước Thị xã An Nhơn Thị xã Phù Mỹ ×

Đăng nhận xét

Log in with Facebook Log in with VK

hoặc tiếp tục như khách vãng lai

Tên người dùng Wikimapia Tên của bạn Please enter your name Đăng nhận xét

Từ khóa » Chùa ông Núi Wiki