Chùa Pháp Vân Hà Nội: Lịch Sử, Kiến Trúc Và Đường đi Tới Chùa

Chùa Pháp Vân là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn chục cây số, nơi đây có một ngôi chùa cổ thờ một trong 4 vị Tứ Pháp trong truyền thuyết.

Nội dung bài viết

  • 1. Chùa Pháp Vân ở đâu?
  • 2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Pháp Vân
    • Cách đi đến Chùa Pháp Vân bằng xe máy, ô tô
    • Cách đi đến Chùa Pháp Vân bằng xe bus
  • 3. Lịch sử hình thành chùa Pháp Vân (chùa Nành)
  • 4. Kiến trúc độc đáo của chùa Pháp Vân Hà Nội
    • Cổng Ngũ Môn Chùa Pháp Vân:
    • Nhà tiền đường chùa Pháp Vân:
    • Tòa Thủy Đình (Phương Đình):
  • 5. Khóa tu ở chùa pháp vân
  • 6. Những lễ hội tại chùa Pháp Vân 
  • 7. Lưu ý khi đi lễ Chùa Pháp Vân

1. Chùa Pháp Vân ở đâu?

Chùa Pháp Vân hay còn có tên gọi khác là chùa Nành (người dân nơi đây còn hay gọi là chùa Cả). Theo như tương truyền của dân gian xưa, chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý.

chùa pháp vân hà nội

Cổng Ngũ Môn chùa Pháp Vân Hà Nội

Chùa Pháp Vân được xây dựng tại địa phận của thôn Phù Ninh (hay còn gọi là làng Nành) thuộc xã Ninh Hiệp – huyện Gia Lâm – Hà Nội ngày nay.

Trước đây, chùa thuộc địa phận của phủ Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.   

2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Pháp Vân

Mặc dù nằm các trung tâm Hà Nội gần 20km, tuy nhiên, đường tới chùa Pháp Vân khá dễ đi, gần như 2/3 quãng đường tới chùa chỉ là đi thẳng. 

Vì vậy, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 30 đến 40 phút là đã có thể tới được chùa.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các cách để tới chùa Pháp Vân nhanh nhất, giúp bạn không bị mất quá nhiều thời gian trong việc đi lại.

  • Cách đi đến Chùa Pháp Vân bằng xe máy, ô tô

Nếu đi tới chùa bằng  Xe máy, ô tô,…. Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo tuyến đường Tràng Tiền, ra khu vực nhà hát lớn rồi vòng lên đê Trần Quang Khải.

Sau đó, bạn rẽ phải lên cầu Chương Dương, di chuyển dọc các tuyến đường từ NVC tới Hà Huy Tập. (Toàn bộ quãng đường khoảng 12km).

Cuối cùng, bạn rẽ phải vào đường Yên Thường, đi thêm 2km nữa thì rẽ trái vào Dương Hà, di chuyển thêm 500m nữa là tới được chùa.

Cách đi đến Chùa Pháp Vân

  • Cách đi đến Chùa Pháp Vân bằng xe bus

Ngoài ra, nếu chưa từng tới khu vực huyện Gia Lâm, không thực sự quen đường có thể di chuyển bằng Taxi, Grab, xe buýt..

Điều này giúp bạn tránh được các vấn đề liên quan tới tắc đường, mất thời gian di chuyển. Nếu có nhu cầu tới chùa bằng xe buýt, bạn có thể lựa chọn các tuyến bao gồm: 8A, 10B, 14, 43, 65.

Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển, bạn nhớ nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, nhầm bến.

3. Lịch sử hình thành chùa Pháp Vân (chùa Nành)

Theo tương truyền xưa kể lại, chùa trước đây là nơi cư ngụ của sư Khâu Đà La.

Khi Phật giáo mới bắt đầu du nhập vào nước ta, khi sư Khâu Đà La đi qua vùng đất làng Nành.

Nhận thấy đây là một vùng đất lành nên ngài đã lựa chọn nơi đây làm nơi tu hành của mình và dựng một am để thờ Phật trong vùng đất làng Nành.

Lịch sử hình thành chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân có tên gọi đầu tiên là Đại Thiền tự. Cho đến thời nhà Tiền Lê chùa mới thờ thêm bà Pháp Vân (một trong tứ đại Phật pháp vô cùng nổi tiếng) – lúc này chùa được gọi bằng cái tên là Pháp Vân tự.

Theo như bản ký lịch sử của chùa để lại, tượng Pháp Vân được thờ tại chùa Dâu, khi rước bà về Đạ La làm lễ cầu đảo (cầu mưa).

Sau khi ở vùng đất Đại La có mưa, liền rước tượng Pháp Vân về lại chùa Dâu. Tuy nhiên, lúc này tại chùa không còn thấy tượng đá Thạch Quang.

Khi đó, nhìn sang phía chùa làng Nành phát ra ánh sáng rất lạ, khi mọi người đến thì nhìn thấy một pho tượng đá phát sáng trên cành cây mận ở trong vườn chùa.

Từ đó, dân làng rước tượng vào thờ, còn cây mận thì được chặt hạ và tạc thành pho tượng bà Pháp Vân. Và từ đó chùa còn có tên gọi là chùa Pháp Vân.

Cũng từ đây, chùa Pháp Vân trở thành địa điểm linh thiêng dùng để cầu mưa cho nhân dân.

chùa pháp vân hoàng mai hà nội
Nhà Tiền Đường chùa Pháp Vân Hà Nội

Được khởi công xây dựng từ thế kỉ 11, trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển.

Chùa đã được trùng tu rất nhiều lần xong vẫn còn giữ nguyên những đường nét điêu khắc trạm trổ, cũng như nét cổ kính của ngôi chùa.

Đây là một điểm đến tâm linh, cũng là niềm tự hào của người dân làng Nành.

Đên năm 1989, chùa được Bộ văn hóa – thể thao và du lịch xếp hạng và công nhận là một trong những di tích mang tầm cỡ quốc gia.

4. Kiến trúc độc đáo của chùa Pháp Vân Hà Nội

Chùa Pháp Vân là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng trong khu đất rộng hàng ngàn mét.

Chùa Pháp Vân là một trong 4 ngôi chùa thờ 4 vị Phật Phát nổi tiếng bên cạnh: chùa Dâu, chùa Keo và chùa Đậu.

Mỗi một ngôi chùa thờ 1 vị thần Phật Pháp và được xây dựng theo lối kiến trúc khác nhau.

chùa pháp vân- giải phóng hà nội

Điện thờ tại Chùa Pháp Vân

Tổng thể kiến trúc của chùa bao gồm: tòa tiền đường, nhà hậu đường phía sau, khu nhà 5 gian của khu Tam Bảo, tòa thủy đình hay còn gọi là tòa phương đình.

Kiến trúc của chùa Pháp Vân có điểm độc đáo hơn so với các ngôi chùa khác.

Kiến trúc của chùa không phải bắt đầu bằng cổng Tam Quan mà được bắt đầu từ cổng Ngũ Môn giống như nét kiến trúc tại các ngôi đền ở Việt Nam.

Cổng Ngũ Môn Chùa Pháp Vân:

Cổng ngũ môn được khởi công xây dựng vào khoảng thế kỉ 20.

Tòa ngũ môn được thiết kế dưới dạng 1 khối vuông lớn, bề ngang rộng và cao vươn lên giống như kiểu kiến trúc của những chiếc tháp.

Toàn bộ cổng Ngũ Môn được xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh với 2 tầng mái vòm uốn lượn. Cùng với kiến trúc trạm trổ hình rồng uốn lượn tạo nên vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng, uyển chuyển.

nội thất chùa pháp vân hà nội

Đi qua cổng ngũ môn, du khách sẽ vào bên trong chùa là một khoảng sân rộng với những dãy nhà 5 gian trải dài trong khu Tam Bảo.

Hai dãy nhà 5 gian xưa kia, một dãy dành cho quan chức cấp cao còn một dãy dành cho tuần đình làm nơi làm việc và nghỉ ngơi.

Nhà tiền đường chùa Pháp Vân:

Tòa tiền đường được xây cao và rộng rãi được thiết kế thành 7 gian và 2 dĩ, thiêu hương rộng 6 gian và 3 gian dành cho thượng điện.

Phần góc mái của tòa tiền đường được thiết kế cong uốn lên trời tựa như nhưng con đao lớn tỏa ra phía gác chuông và gác khánh.

cột trụ chùa pháp vân hà nội

Không chỉ có vậy, nhà thượng điện còn được thiết kế với nên cao hơn những khu nhà khác khoảng 1 m, tạo nên nét đặc trưng trong kiến trúc.

Hai bên của nhà tiền đường cũng có 2 dãy nhà cấp 4, một bên được xây dựng giành cho thú cờ, một bên là dành cho thú vật.

Từ những dãy nhà cấp 4 là những hành lang kéo dài dẫn ra phía đằng sau hậu đường là nơi nơi đặt Điện Mẫu.

Tòa Thủy Đình (Phương Đình):

Có thể nói tòa Thủy Đình là công trình kiến trúc nổi bật nhất tại chùa Pháp Vân. Sở dĩ tòa nhà này được gọi là Thủy Đình, cũng bởi được xây dựng trên một hồ nước.

Tổng thể kiến trúc của toàn Thủy Đình được xây dựng thành 2 tầng và 8 mái.

Tòa Thủy Đình xưa kia là nơi bà Nguyễn Thị Huyền là vợ của vua Lê Cảnh Hưng dùng để làm nơi tổ chức múa rối nước trong các ngày hội.

chùa pháp vân quận tân phú
Tòa Thủy Đình chùa Pháp Vân Hà Nội

Hiện nay, bên trong chùa Pháp Vân đang thờ khoảng 116 pho tượng Phật được điêu khắc một cách tinh xảo. Hầu hết những pho tượng này đều có niên đại từ thế kỉ 17, 18 và 19.

Dọc 2 bên dãy hành lang của chùa Pháp Vân Hà Nội còn thờ những vị Thập Bát La Hán.

Pho tượng đặc biệt nhất khiến rất nhiều du khách chú ý. Đó chính là pho tượng tọa lạc ngay trên một mỏm đá, đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt chỉ có chùa Pháp Vân mới có.

Bên cạnh những pho tượng Phật quý, trong chùa vẫn còn lưu giữ được rất nhiều những di vật cổ: khánh đồng, chuông đồng ( chiếc chuông Pháp Vân tự hồng chung) cùng với các thần phả và sắc phong….

Không chỉ có những di vật cổ, chùa Pháp Vân vẫn còn lưu giữa được 3 tấm bia đá và những pho tượng được điêu khắc bằng gỗ quý: tượng Tam Thế Phật, tượng Tuyết Sơn, tượng Bát bộ Kim Cang…..

5. Khóa tu ở chùa pháp vân

Nhằm mục đích hướng các bạn trẻ hay các con nhang, phật tử,…. Hiểu rõ được những ý nghĩa cao đẹp của phật giáo, chùa Pháp Vân thường xuyên tổ chức các khóa tu ngắn hạn.

Trong những khóa tu này, các sư thầy của chùa sẽ có những buổi thuyết giảng, hướng dẫn thiền định, giúp bạn có luôn được tĩnh tâm, hiểu rõ lẽ phải.

Khóa tu ở chùa pháp vân

Từ đó, có được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống.

Thông thường, khóa tu của chùa Pháp Vân sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, chủ yếu hoạt động vào thời điểm tháng 6 hoặc tháng 7 (Đây là thời điểm các bạn học sinh, sinh viên được nghỉ hè).

Nếu lòng tin với đức Phật, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với nhà chùa để đăng ký khóa tu, nhằm mở mang kiến thức của bản thân.

6. Những lễ hội tại chùa Pháp Vân 

Chùa Pháp Vân hàng năm tổ chức rất nhiều những lễ hội, nghi thức gắn liền với truyền thuyết và Pháp Vân.

Nổi bật trong đó là Hội Đại hay còn được gọi với tên gọi khác là hội Nâng Phan.

Lễ hội này thu hút được rất nhiều du khách không chỉ trong tỉnh mà còn rất nhiều tỉnh thành khác.

Nếu du khách đến chùa Pháp Vân vào những ngày thường, du khách phải đi vào bằng cổng phụ. Cổng chính của chùa chỉ được mở vào những dịp lễ hội.

Du khách nên lưu ý về tên cũng như địa điểm của chùa. Cũng bởi, tại đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai Hà Nội cũng có một ngôi chùa mang tên Pháp Vân (ngôi chùa này thường mở những khóa tu).

Để tránh sự nhầm lẫn này, du khách nên hỏi chùa Pháp Vân kèm theo tên gọi khác là chùa Nành thì sẽ tránh được sự nhầm lẫn.

Lưu ý khi đi lễ Chùa Pháp Vân

7. Lưu ý khi đi lễ Chùa Pháp Vân

Khi đi lễ chùa Pháp Vân, cũng như với các địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Ăn mặc giản dị, gọn gàng, kín đáo, không mặc những bộ đồ phản cảm, hở hang, làm ô uế nơi cửa Phật.
  • Không nói năng thô lỗ, nói tục, chửi bậy,… gây ồn trong chùa
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác, hái hoa, bẻ cành ở chùa.
  • Nếu có nhu cầu công đức, bạn nên bỏ vào hòm, không để tiền lên tay các tượng phật.
  • Không cúng đồ ăn mặn ở các ban thờ phật, tuy nhiên bạn có thể cúng những lễ vật này tại các ban thờ thần linh như: Đức ông, Thánh mẫu,…

Đọc tiếp: Chùa Hộ Quốc-Ngôi chùa không thể không ghé thăm khi đến Phú Quốc

5 / 5 ( 1 vote )

No related posts.

Từ khóa » Chùa Pháp Vân ở đâu