Chùa "Phật Cô Đơn" đâu Chỉ để... Cầu Duyên!

Chùa "Phật Cô Đơn" đâu chỉ để... cầu duyên!

Tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM chùa Phật Bát Bửu Phật Đài hay còn gọi là chùa Phật Cô Đơn, cách trung tâm thành phố 30 km về phía Tây Namluôn thu hút đông đảo khách thập phương chiêm bái, cúng dường vì nỗi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, huyền bí cầu gì được nấy, nhất là cầu tình duyên đôi lứa và cầu tài lộc trúng số để đổi đời…

Chùa "Phật Cô Đơn" được truyền tụng là rất "linh nghiệm" với những người tìm đến cầu duyên

Khuôn viên chùa Phật Cô Đơn có diện tích khoảng 10 ha, giữa một cánh rừng xanh mát bao quanh, điều khá hiếm hoi với một ngôi chùa ở đất Sài thành. Điểm đặc biệt nhất của chùa Phật Cô Đơn chính là kiến trúc hình bát giác cao 3m - được gọi là Bát Bửu Phật Đài. Tọa vị trên Phật Đài là một pho tượng Phật Thích Ca đứng lộ thiên, với trọng lượng khoảng 4 tấn và chiều cao 7m. Nhiều câu chuyện truyền miệng về sự linh thiêng cũng như nguồn gốc tên gọi “Chùa Phật Cô Đơn” xuất phát từ bức tượng đầy huyền bí này.

Một cụ ông tuổi ngoài 80 sống ở gần chùa kể, trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, có một người phụ nữ giàu có muốn xây một ngôi chùa ở vùng đất này để tích công đức. Vì tôn tượng Phật Thích Ca được bà thỉnh về quá lớn, nên những người xây dựng “Bát Bửu Phật Đài" đãquyết định thỉnh bức tượng về ngay sau khi hoàn thành ngôi Phật Đài, còn những phần kiến trúc khác sẽ tiếp tục xây dựng khi tôn tượng đức Phật đã yên vị.

Cổng Bát Bửu Phật Đài (chùa Phật Cô Đơn)

Tuy nhiên, ngay khi tôn tượng được thỉnh về thì chiến tranh ở miền Nam bùng lên dữ dội, khiến việc xây cất chùa bị trì hoãn. Do đó, tôn tượng đức Phật trở nên “cô đơn” giữa cánh rừng bạch đàn bát ngát, không mái che, không cả một ngôi nhà hoàn thiện. Vì nằm ở vùng giáp ranh Sài Gòn, nơi thường diễn ra những cuộc chiến ác liệt, nên nhiều năm liền chẳng ai dám đến thăm viếng, chiêm bái. Nơi đây trở nên hoang lạnh, không hương hoa nhang khói, nên dân trong vùng mới gọilà “Phật Cô Đơn”.

Nhưng có một điều thật kỳ lạ là mặc dù trải qua những trận bom đạn khốc liệt của chiến tranh, làng xã xung quanh gần như hoang tàn trơ trụi, song duy nhất có ngôi Phật đài và kim thân Đức Phật là vẫn tồn tại. Chính điều này khiến cho nhiều người đã thêu dệt nên những câu chuyện huyền bí, cùng với những phép màu linh thiêng của kim thân Đức Phật.

Đông đảo khách thập phương đến vãn cảnh và thắp hương cầu khấn tại chùa

Sau ngày hòa bình lập lại, ngôi chùa tiếp tục được xây dựng hoàn thiện, thu hút nhiều Phật tử khắp xa gần tới thăm viếng. Nhiều câu chuyện "hư hư, thực thực" về sự linh nghiệm của ngôi chùa được truyền tụng rộng rãi, càng khiến ngôi chùa vốn hoang vắng, giờ trở nên đông đúc, đầy sức cuốn hút.

Giờ thì rất nhiều người đã "thuộc nằm lòng" nghi thức cầu khấn ở ngôi chùa này. "Để cầu xin điều lành và may mắn, bạn cũng có thể ghi lời cầu xin của mình, dán vào chuông chùa, rồi đánh vang chuông. Người ta quan niệm rằng, tiếng vang của chuông sẽ mang những điều cầu xin của bạn đến với đức Phật", một cô gái chỉ khoảng đôi mươi cũng có thể nói vanh vách về nghi thức lễ chùa như vậy.

Len lỏi giữa những đoàn du khách hành hương Phật giáo và Phật tử đến viếng chùa, tôi chợt thầm nghĩ: Phật Cô Đơn nay đã hết cô đơn…Đặc biệt, có thể nói đây là một trong những ngôi chùa thu hút rất đông đảo nam nữ thanh niên đến cầu nguyện đường tình duyên ở TP. HCM từ trước tới nay. Đồng thời nhìn ở góc độ tâm linh huyền bí, chùa Phật Cô Đơn cũng đã và đang thu hút ngày càng đông người đến đây cầu vận may để được trúng số để có thể đổi đời.

Tâm Lương

Từ khóa » Chùa Phật Cô đơn Có Mở Cửa Không