Chùa Sử Dụng Tranh “mẹ Bồng Con” Có Phù Hợp?

Đức Mẹ Maria và Chúa hài đồng - Tranh của ViVi (1993)

Đức Mẹ Maria và Chúa hài đồng - Tranh của ViVi (1993)

Ngoài ra, hình ảnh này còn được sử dụng trong một số chương trình ca nhạc Phật giáo và làm tranh trang trí tại một số các chùa, website, avatar của Phật tử trên mạng xã hội...

Tại sao nhiều chùa vẫn sử dụng bức tranh không phù hợp ấy?

Câu hỏi được đặt ra và Thầy Thích Phước Tiến, Phó ban Văn hóa kiêm Trưởng Phân ban Phim ảnh và Âm nhạc GHPGVN TP.HCM, cho biết:

"Gần đây khi xem tin tức trên một số trang thông tin Phật giáo tôi thấy những hình ảnh về bức tranh Đức Mẹ Maria và Chúa hài đồng cách điệu mang dáng dấp Việt Nam được một số chùa sử dụng làm phông nền trong dịp lễ Vu lan.

Nếu không đọc những bài viết và những dòng chú thích về vấn đề này thì không ai cho rằng đó là hình ảnh có liên hệ đến gốc tích của Đức Mẹ Maria ôm Chúa hài đồng. Bởi lẽ, khi nhìn hình ảnh trực quan phản ánh là người mẹ bồng con Việt Nam, theo phong cách Bắc bộ: trên đầu người mẹ chít khăn mỏ quạ, trên cổ chú bé cột dây yếm màu đỏ… rất Việt Nam. Bức họa này không giống với nguồn gốc Đức Mẹ Maria và Chúa hài đồng theo phong cách Do Thái.

Cần rút ra một bài học kinh nghiệm là, phải cẩn thận hơn khi sử dụng các hình ảnh “lạ mắt” làm phông nền cho các sự kiện quan trọng trong Phật giáo. Người làm văn hóa nên kiểm tra lại cho kỹ càng, không để lặp lại những nhầm lẫn tương tự trong một hình thái khác!".

Nếu biết rõ nguồn gốc thì không nên sử dụng

Đại đức Thích Nhuận Nghĩa (chùa Thiên Đức, huyện Củ Chi) nói chưa biết đến thông tin về bức ảnh, nhưng đối với Đại đức, nếu đã biết mà sử dụng thì không nên.

Chị Đàm Hương, chuyên về truyền thông Phật giáo chia sẻ quan điểm, “trước đó tôi có nghe và biết đến những thông tin về bức vẽ nên khi làm chương trình chúng tôi chưa bao giờ sử dụng ảnh này”.

Chị Hương nói thêm, Phật tử không biết và không quan tâm lắm về hình Đức Mẹ hay gì đâu. Họ chỉ quan tâm và lưu nhớ những giá trị yêu thương được nói đến nhân lễ Vu lan theo truyền thống Phật giáo thôi.

Bạn Thùy Linh - một Phật tử đang sống ở Q.Bình Tân (TP.HCM), chia sẻ, đã được biết thông tin này cách đây vài năm, nếu chưa biết thông tin về bức tranh thì ai cũng có thể nghĩ đó là tranh mẹ Việt Nam. “Nhưng nếu đã biết rõ rồi thì tôi nghĩ các chùa không nên sử dụng”.

Còn theo bạn Diễm Hương, một Phật tử đang sinh hoạt tại chùa Xá Lợi (Q.3, TP.HCM) - hình ảnh này ban đầu nhìn nếu chưa biết xuất xứ thì chỉ nghĩ là hình ảnh của tình mẹ con, của người mẹ Việt Nam. “Tuy nhiên, khi đã biết rõ thì tôi nghĩ không nên sử dụng những hình ảnh này”.

Từ khóa » Hình ảnh Người Mẹ Bồng Con