Chùa Thập Tháp (Bình Định) | Ngôi Chùa Cổ Gần 400 Năm Tuổi Nổi ...
Có thể bạn quan tâm
Chùa Thập Tháp hay Thập Tháp Di Đà Tự, là ngôi chùa được xây dựng rất lâu từ thế kỷ 17 ở tỉnh Bình Định. Là công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử, cũng là điểm đến mang giá trị tâm linh. Trải qua hơn 3 thế kỷ với bề dày lịch sử, hiện ngôi chùa này đang là điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh.
Đây cũng chính là ngôi chùa cổ xưa nhất ở đây, nếu bạn ghé dịp ghé thăm mảnh đất Bình Định, đừng bỏ lỡ điểm đến thú vị này nhé.
1. Giới thiệu Chùa Thập Tháp (Bình Định)
Thập Tháp Di Đà Tự (Chùa Thập Tháp) là một trong 5 ngôi chùa của tỉnh Bình Định được chép vào sách Đại Nam nhất thống chí (cùng với các chùa Thạch Cốc, Linh Phong, Nhạn Sơn, Long Khánh)
Chùa Thập Tháp được tổ sư Nguyên Thiều phái Lâm Tế xây dựng vào năm 1668 với vật liệu là các viên gạch đỏ lấy từ phế tích của 10 tháp Chăm xung quanh nên gọi là “Chùa Thập Tháp” và được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho biển ngạch “Thập Tháp Di Đà Tự”.
Đến nay, trải qua lịch sử trên 340 năm, Thập Tháp Di Đà Tự đã trở thành công trình kiến trúc Phật giáo có quy mô hoành tráng, là bộ sử bằng di tích thể hiện quá trình phát triển của Phật giáo Đàng Trong. Và đây cũng là ngôi tổ đình của phái Lâm Tế.
Hàng năm, người đến chùa Thập Tháp ngày càng đông không phải chỉ vì chùa là một di tích tiêu biểu về kiến trúc đã được xếp hạng mà còn vì những giá trị lịch sử văn hóa đích thực của chùa. Chùa Thập Tháp trở thành một trung tâm Phật giáo lớn của Bình Định, là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn, một danh lam có tiếng ở miền Trung.
Chùa Thập Tháp đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 09 tháng 01 năm 1990
2. Chùa Thập Tháp ở đâu?
Chùa Thập Tháp nằm ở phía bắc Thành Đồ Bàn, nay thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, Bình Định. cách thành phố Quy Nhơn 27 km về phía Bắc.
Chùa Thập Tháp có vị trí sát bên Thành Đồ Bàn và Tháp Cánh Tiên
3. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Thập Tháp từ Quy Nhơn
Đường đi đến Chùa Thập Tháp khá dễ dàng. Du khách có thể đi theo quốc lộ 1A từ Quy Nhơn đi ra hướng Bắc, qua khỏi thị trấn Đập Đá sẽ thấy cầu Vạn Thuận, nhìn phía bên tay trái sẽ có con đường nhỏ dẫn vào chùa , đi khoảng 200m sẽ tới nơi
Các bạn có thể theo chỉ dẫn Google Map dưới đây để đến Chùa Thập Tháp:
4. Nguồn gốc tên gọi và các hướng “Chùa Thập Tháp”
Hiện nay, con đường nối từ chùa ra quốc lộ 1A chính là một đoạn phế tích bờ bắc thành Đồ Bàn xưa Chùa được xây dựng cạnh khu đồi tương đối rộng hình mai rùa có chu vi gần 1km gọi là đồi Long Bích, còn có tên gọi khác là gò Thập Tháp.
Tương truyền rằng, xưa kia, trên khu gò này có mười ngọn tháp do người Chăm xây để “yểm hậu” cho thành Vijaya. Mặt chính của chùa quay hướng đông trước cổng tam quan là một ao sen không bao giờ cạn nước, xa xa là ngọn Thiên Đinh Sơn (núi Mò Ó), về mặt phong thủy, có lẽ núi này là bức bình phong che chắn cho mặt chính của chùa. Phía nam là thành Đồ Bàn có tháp Cánh Tiên sừng sững. Sau lưng chùa được bọc bởi chi lưu của sông Côn chạy dọc theo sườn đồi. Phía bắc là con Sông Quai Vạc uốn lượn chạy về phía đông, phong cảnh thật tĩnh lặng.
5. Ý nghĩa lịch sử Chùa Thập Tháp
Theo các nguồn sử liệu, chùa được Thiền Sư Nguyên Thiều sáng lập vào năm 1665. Sư Nguyên Thiều họ Tạ, tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, Trung Quốc, sinh năm Mậu Tý 1648, sư đã đi theo thuyền buồn của người Trung Quốc vào phủ Quy Ninh (Bình Định ngày nay) và lập ngôi chùa này, ban đầu chỉ là một thảo am (lều cỏ) để truyền đạo.
Năm 1683, một ngôi chùa khang trang được hưng công xây dựng mà vật liệu chính là gạch đá lấy từ mười ngôi tháp Chàm bị đổ. Đến năm 1691 chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa biển đề Thập Tháp Di Đà Tự. Lập xong chùa, theo lệnh chúa, nhà sư Nguyên Thiều lãnh sứ mệnh mở mang Phật pháp cho cả xứ Đàng Trong, bèn giao chùa lại cho bạn đồng môn là Hòa thượng Đạo Nguyên cùng đệ tử xuất sắc là hòa thượng Kỳ Phương trụ trì, rồi đi nhiều nơi dựng thêm nhiều chùa mới như mới như chùa Hà Trung, Phổ Đồng, Quốc Ân ở Thuận Hóa, Giác Duyên Gia Định… Sau đó về Trung Quốc cung thỉnh pháp trượng pháp khí cùng nhiều kinh Phật (hiện nay tại chùa Thập Tháp vẫn còn giữ được ba bộ kinh cổ do nhà sư mang sang lúc bấy giờ). Vị thiền sư tịch năm 1715, trở thành tổ thứ 33 dòng Thiền Lâm Tế chính tôn và là vị tổ đầu tiên truyền phái Lâm tế vào Đàng Trong.
Cho đến nay, chùa đã trải qua lịch sử trên 300 năm, từ ngôi thảo am đơn sơ, Thập Tháp Di Đà tự đã trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng , gắn liền với quá trình phát triển của Phật giáo Đàng Trong và là ngôi tổ đình của phái Lâm Tế ở Bình Định
6. Kiến trúc độc đáo Chùa Thập Tháp
Từ ngoài vào, đi dọc theo hồ sen đến cổng chùa, đó là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi, nối một vòng cung, phía trên có gắn hai chữ “Thập Tháp”. Sau cổng là tấm bình phong, mặt đắp nổi long mã phù đồ đặt trên bệ chân quỳ
Chùa Thập Tháp có kiến trúc hình chữ “khẩu”, bao gồm 4 khu vực chính: Khu chính điện có diện tích khoảng 400m, khu phương trường khoảng 130m, khu Tây đường khoảng 120m2 và khu đông đường khoảng 150m2 được nối với nhau bằng một sân rộng ở giữa.
– Chính điện là một ngôi nhà 5 gian, 3 gian giữa là điện thờ (Đại hùng điện) gồm các khám thờ tam thế Phật (Thích Ca, Di Đà, Di Lặc) và thờ tượng Quan Âm; hai gian phụ hai bên là phòng chúng tăng. Ngoài ra còn có ba khám thờ khác đặt ở hai vách hông và đối diện với khám chính trước hành lang. Nhìn chung chính điện đã qua nhiều giai đoạn trùng tu nên có sự đan xen giữa cũ và mới. Tuy nhiên về kiểu thức kiến trúc vẫn toát lên nét đẹp cổ kính.
– Khu phương trượng: được cải tạo và nâng cấp vào năm Duy Tân 7 (1913), xây bằng gạch, lợp ngói âm dương, Phương trường chia làm ba gian, gian giữa Thánhờ Hòa thượng Phước Huệ (1869-1945) đời thứ 40 với bức chân dung toàn thân, hai gian bên là chỗ nghỉ cho khách tăng.
– Khu Đông đường (bên trái) và Tây đường (bên phải) đối xứng nhau. Đông đường do bị hư hại nặng đã được trùng tu gần như mới hoàn toàn vào năm 1967, là nơi tiếp khách và chỗ ở của tăng chúng. Tây đường có lối kiến trúc gần giống phương trượng, mái lợp ngói âm dương, là nơi thờ phụng Sơ tổ khai Sơn (Nguyên Thiều) cùng chư vị kế thừa và Phật từ quá cố, Chân dung tổ Nguyên Thiều thờ tại án trước, án sau là chư vị chủ trì kế thừa cùng những người công đức góp phần xây dựng chùa qua các thời kỳ (tổng cộng có 20 long vị), hai bên thờ vong linh thiện nam tín nữ từ nhiều đời đến nay.
Ngoài bốn hạng mục chính, ở khu vực phía Tây còn có Nhà thánh kiến trúc đơn giản thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công. Thập Điện Diêm Vương… Phía đông, gắn liền với dãy đông đường là nhà trù (bếp). Khu mộ tháp nằm bên trái chùa bao gồm 21 bảo tháp lớn nhỏ, mang phong cách kiến trúc của nhiều thời kỳ khác nhau. Xưa nhất là tháp Đạo Nguyên Thiền Sư (1656 – 1716) và Minh Giác Kỳ Phương (1682 – 1744).
Kiến trúc chùa Thập Tháp hiện nay là kết quả của nhiều lần trùng tu, gần đây nhất là vào năm 1997, chùa được nâng cao lên so với mặt bằng cũ 0,6m nhưng khuôn viên kiến trúc van giữ được nguyên như cũ. Tuy được kết hợp hòa quyện giữa cái cũ và cái mới nhưng nhìn chung hệ thống liên kết của chùa Thập Thap vẫn tuân thủ theo nguyên tắc truyền thông của kiến trúc Việt Nam. Toàn bộ kiến trúc, tuy không có nét chạm trổ cầu kỳ, nhưng vẫn thể hiện được sự tôn nghiêm, cổ kính.
Ngoài giá trị về kiến trúc, ở đây còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, hiện vật có giá trị về nhiều mặt còn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Đó là hai câu liền sơn thếp cao 5m ghi bài ngự đề của chúa Nguyễn Phúc Chu, đạo hiệu Từ Đế Đạo Nhân cúng cho chùa vào năm Tân Tỵ (1701) (hiện để ở chính điện).
Một tấm hoành sơn thếp kích thước 0,9 x 5m để “Thập Tháp Di Đà tự” do Hòa thượng Mật Hoằng trụ trì chùa Thiên Mụ phụng tạo năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) hiện được treo trước chính điện. Ngoài ra còn phải kể đến tấm hoành ghi nội dung bài kệ của vào Hòa thượng Vạn Phong, tổ 31 phái Lâm tế do Hòa thượng Minh Lý cũng tạo năm 1874 và đặc biệt trong chùa hiện còn lưu trữ nhiều tạng kinh khắc gỗ và in giấy.
Về tượng thờ có: Bộ tượng Tam Thế bằng đồng thếp vàng, hai tượng A Nan, Ca Diếp cao 1m; hai tượng Đạt Ma; tượng Quan Âm bằng đất nung, tượng Hộ Pháp, Kiên Lao; 18 tượng La Hán bằng gỗ và một số tượng khác như Cửu Thiên Huyền Nữ, Nam Tào – Bắc Đẩu, Thập Điện Diêm Vương… Tất cả đều sơn son thếp vàng.
Hơn ba trăm năm tồn tại, Thập Tháp Di Đà tự đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử gắn liền với những bước ngoặt lớn lao của đất nước, của dân tộc, đó là công cuộc mở mang vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Nơi đây, những lưu dân Việt cặm cụi khai hoang vỡ hóa, đào mương đắp đập xây dựng cuộc sống mới. Trên hành trình gian nan ấy những người Việt tha hương không tránh khỏi cái cảm giác chông chênh. Chính của Phật đã làm cho họ vững tin hơn, và đã có không biết bao nhiều người bước qua mái tam quan chùa Thập Tháp đặng tìm một chỗ dựa tinh thần. Khi phong trào Tây Sơn quật khởi, các lãnh tụ nghĩa quân cũng đã chọn vùng này làm đại bản doanh trong giai đoạn đầu với những cuộc xuất quân quân thần kỳ vào Nam ra Bắc.
7. “Hòn đá chém” tại Chùa Thập Tháp
7.1. Giới thiệu Hòn đá chém
Du khách đến thăm chùa Thập Tháp, bên cạnh việc vãn cảnh chùa, còn được nghe kể về hòn đá chém của chùa.
Tương tuyền đá chém là một trong những phiến đá mà quân Nguyễn đã dùng để kê thớt gỗ lên chặt đầu quân Tây Sơn sau khi chiếm được thành Quy Nhơn năm 1799. Đá chém vốn ở trong thành Hoàng Đế nhưng sau vì sợ oan hồn những người chết, dân làng đã đem vào chùa. Hiện nay phiến đá được đặt ở bậc lên xuống, nơi các hòa thượng thường hay qua lại.
Sang thời hiện đại, dưới thời Hòa thượng Huệ Chiểu (1898 – 1965), chùa Thập Tháp và cá nhân sư trụ trì đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngài từng là thành viên của Mặt trận Liên Việt khu V, từng lãnh đạo giáo hội Bình Định và Phật tử đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm
Trải qua thời gian, hòn đá chém chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ, huyền bí được người trong vùng truyền tụng đời này qua đời khác khiến không ít người phải dựng tóc gáy khi nghe kể.
7.2. Sự tích Hòn đá chém
Chuyện kể rằng, sau khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, liền chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù. Nhiều người ra trình diện thì Nguyễn Ánh nuốt lời, mang ra chém sạch. Tảng đá dùng để kê đầu tôn thất nhà Tây Sơn lên chém được đặt ngay cổng thành Hoàng Đế. Từ đó, hằng đêm trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, đòi mạng thống thiết, người dân và quan quân nhà Nguyễn không ai dám đi ngang qua cổng thành.
Khám phá bảo tàng triều đại Tây Sơn – Bảo tàng Quang Trung
Để cứu chúng sinh, một vị trụ trì chùa Thập Tháp xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, nhà sư cho người mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp. Hòn đá được đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi nằm phía nam tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Nhưng nỗi oan khiên trong Hòn Đá Chém vẫn còn vất vưởng. Vào những đêm mưa gió, người ta thường thấy một phụ nữ mặc áo cụt trắng, quần đen bước ra từ Hòn Đá Chém. Khi chó trong chùa sủa là bóng người phụ nữ kia biến mất.
Đến thời hòa thượng Chơn Luận Phước Huệ làm trụ trì, Hòn Đá Chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu Phương Trượng, sau lưng Chánh điện của chùa để thường xuyên được nghe kinh kệ, giải tỏa những oan khiên. Theo Thiền sư Không Ấn Mật Hạnh, đệ tử của Quốc sư Chơn Luận Phước Huệ, cách đây vài chục năm, những đêm nhà chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hằng năm vào lúc Giao thừa trước Tết Nguyên đán, đến khi đổ 3 hồi trống chiêng là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi mất.
Ngày nay, Hòn Đá Chém vẫn còn đặt tại cửa khu phương trượng của chùa Thập Tháp (cao khoảng 40 cm, dài 1,5 m, rộng 1,3 m) nhưng chuyện ma quái không còn xuất hiện. Hằng năm, đến ngày giỗ hòa thượng Chơn Luận Phước Huệ (21 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn phật tử đến dự, nhìn Hòn Đá Chém, không ít người rơi nước mắt nhớ đến những anh hùng, hào kiệt thời Tây Sơn
8. Vẻ đẹp bình yên tại Chùa Thập Tháp
Nằm ở địa thế khá đẹp, được bao bọc bởi dòng sông Côn hiền hòa, phía trước là hồ sen bát ngát, xa xa là ngọn núi Mò O hùng vĩ, quanh năm năm lãng đãng sương mây trắng xóa nên khung cảnh nơi chùa Thập Tháp An Nhơn lúc nào cũng hữu tình, thơ mộng tựa như một bức tranh thủy mặc
Không chỉ vậy, bên trong chùa còn được trồng rất nhiều cây xanh tỏa bóng râm, cùng các hòn non bộ nước chảy róc rách suốt 4 mùa, khiến không gian vừa yên tĩnh lại vừa trong lành, mát mẻ.
Nhất là vào mùa hè, khi những bông sen hồng tươi trước cửa nở rộ, tỏa hương thơm ngát một vùng, đứng trong sân chùa, vừa hút thật sâu bầu không khí trong veo, vừa lắng nghe tiếng đọc kinh của các sư thầy, tiếng chuông vang vọng trong gió và tiếng ve râm ran như một bản nhạc trên các cành cây, thì đảm bảo là “phê” khỏi bàn luôn nhé.
9. Tour tham quan Chùa Thập Tháp từ Quy Nhơn
Đây là một trong những chương trình Daily Tour Quy Nhơn khám phá lịch sử văn hóa Bình Định được rất nhiều du khách quan tâm và tìm hiểu sau Tour Tây Sơn – Hầm Hô 1 ngày. Chương trình Tour tham quan Chùa Thập Tháp kết hợp với các làng nghề truyền thống Bình Định là trải nghiệm đáng nhớ không thể bỏ qua của du khách phương xa.
Lịch trình chi tiết:
Sáng: Xe và hướng dẫn viên đón tại Quy Nhơn đến An Nhơn tham quan các làng nghề nổi tiếng, tiêu biểu của Bình Định như: Làng nón ngựa Phú Gia, làng rèn Tây Phương Danh, làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, làng bún An Thái, làng rượu Bàu Đá
Trưa: Ăn trưa đặc sản gà sữa bánh ướt nổi tiếng tại An Nhơn
Chiều: Tham quan Thành Hoàng Đế, Tháp Cánh Tiên, Chùa Thập Tháp Bình Định, Chùa Thiên Hưng (Nếu còn thời gian)
Các công ty tổ chức Tour tham quan Chùa Thập Tháp từ Quy Nhơn uy tín:
Quy Nhơn Tourist, Quy Nhơn Go Travel, Saigontourist Quy Nhơn, Quy Nhơn Trip
10. Một số lưu ý khi tham quan Chùa Thập Tháp
+ Ăn mặc lịch sự khi viếng chùa
+ Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, vật gây ô nhiễm môi trường vào chùa
+ Không hành nghề mê tín dị đoan
+ Không đập phá, đào bới, khắc, viết, vứt rác làm ảnh hưởng cảnh quan tại Chùa
+ Không chăn thả gia súc, chặt cây, lấy đất và các tài sản khác của Chùa Thập Tháp
Quy Nhơn Hotel đã review chi tiết kinh nghiệm tham quan Chùa Thập Tháp (Bình Định).
Người dân Bình Định thường có câu ca dao nổi tiếng:
“An Nhơn có núi Mò O Có chùa Thập Tháp, có đò Trường Thi”
Vậy nên, đến du lịch đất võ mà không ghé qua Chùa Thập Tháp thì quả là một thiếu sót rất lớn đấy nhé.
Thanh Lam (Quy Nhơn Hotel)
Hãy Gọi Ngay 09777 85 199 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở Quy Nhơn Hotel.
Từ khóa » Chùa Quy Nhơn Bình định
-
Top 7 Ngôi Chùa Bình Định Nổi Tiếng Và Linh Thiêng Nhất
-
Khám Phá Những Ngôi Chùa đẹp Và Linh Thiêng Nhất Tại Bình Định
-
TOP 8 NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG BÌNH ĐỊNH - 123tadi
-
Top 8 Ngôi Chùa ở Bình Định Nổi Tiếng Linh Thiêng Ai Ai Cũng Biết
-
'Quy ẩn' Tại Những Ngôi Chùa ở Bình Định Nổi Tiếng Và Linh Thiêng để ...
-
Tìm Hiểu Về 20+ Ngôi Chùa Linh Thiêng ở Thành Phố Biển Quy Nhơn
-
Những Ngôi Chùa Không Nên Bỏ Lỡ Trong Hành Trình Du Lịch Tâm Linh ...
-
Ngôi Chùa Tâm Linh Thiêng Liêng ở Quy Nhơn - Du Lịch Đất Việt
-
Đến Chùa Thiên Hưng Bình Định, địa điểm Tâm Linh Cổ Kính Và Thanh ...
-
Khám Phá Toàn Cảnh CHÙA ÔNG NÚI / CHÙA NỔI TIẾNG NHẤT ...
-
Chùa Long Khánh Quy Nhơn – Bình Định 300 Năm Tuổi Cổ Kính
-
Chùa Thiên Hưng Bình Định: "Phượng Hoàng Cổ Trấn" Thu Nhỏ?
-
Chùa Thiên Hưng Bình Định Phượng Hoàng Cổ Trấn Phiên Bản Việt ...
-
Tượng Phật Chùa Ông Núi - Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất Đông Nam Á ...