Chữa Tiểu đường Bằng Khế Chua: Tác Dụng, Cách Dùng & Lưu ý

Người tiểu đường bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, có thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống khoa học và các vị thuốc Đông y. Một trong số đó chính là dùng cách chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua cùng sự kết hợp của nó với một số nguyên liệu giúp hỗ trợ ổn định đường huyết. Trong bài viết sau, dược sĩ gia đình MyPharma sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng và cách dùng khế chua trong điều trị tiểu đường.

Nội dung bài

  • 1. Tác dụng của khế chua trong trị bệnh tiểu đường
  • 2. Cách chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua
    • 2.1. Sử dụng khế chua với muối
    • 2.2. Sử dụng khế chua với trứng gà
    • Lưu ý khi dùng khế chua cho người tiểu đường
  • 3. Những tác hại có thể gặp khi người tiểu đường sử dụng quá nhiều khế chua
  • 4. Các biện pháp kết hợp với khế chua để tăng hiệu quả trị tiểu đường

1. Tác dụng của khế chua trong trị bệnh tiểu đường

khế chua

Thành phần chất dinh dưỡng của khế chua đã được chứng minh rất có ích với người tiểu đường

Khế chua là loại quả rất quen thuộc với chúng ta và chúng là 1 vị thuốc phổ biến trong Đông y. Theo đông y, khế chua có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, chữa cảm mạo, sốt, tiêu viêm, làm lành vết thương, lợi tiểu…

Đồng thời, với thành phần chất dinh dưỡng của mình, khế chua rất có ích với người tiểu đường bởi các tác dụng sau:

  • Hỗ trợ ổn định đường huyết: Khế chua chứa hàm lượng calo thấp và lượng chất xơ cao. Chất xơ giúp người tiểu đường cảm thấy no lâu, hạn chế thèm ăn, làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau khi ăn. Vì vậy có tác dụng giảm mức sử dụng insulin và giúp kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường.
  • Tăng sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất: Khế chứa lượng vitamin C, vitamin B dồi dào và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm. Do đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường:  
    • Khế chua có chứa các axit hữu cơ và hợp chất hóa học giúp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein (LDL) là một chất béo gây hại.
    • Khế chua chứa lượng lớn vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng chống lại các gốc tự do giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch

Vì vậy, khế chua rất có lợi cho người tiểu đường trong cải thiện tình trạng bệnh và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

2. Cách chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua

Dưới đây là 2 cách chữa tiểu đường bằng khế chua kết hợp với 1 số thành phần nguyên liệu giúp làm tăng tác dụng điều trị bệnh tiểu đường của khế chua.

2.1. Sử dụng khế chua với muối

khế chua với muối dùng cho người tiểu đường

hế biến khế chua với muối giúp làm giảm vị chua của khế giúp người bệnh dễ dùng

Chế biến khế chua với muối giúp làm giảm vị chua của khế, giúp người tiểu đường dễ sử dụng hơn.

Nguyên liệu:

  • 20g khế chua
  • Muối trắng

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch 7-10 quả khế chua, ngâm 5-10 phút với nước muối loãng, để ráo nước. Gọt bỏ phần viền, thái lát mỏng và phơi khô trong 2-3 ngày (nên phơi trong bóng râm để không làm mất tinh chất của khế)
  • Bước 2: Lấy khoảng 20g khế khô đun với 500ml nước (phần còn lại cất đi dùng dần). Khi sôi, hạ lửa nhỏ, đun tiếp đến khi còn 200-300 ml nước thì tắt bếp.
  • Bước 3. Rót vào bình nước và dùng thay nước uống hàng ngày.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng quá nhiều muối để ngâm rửa khế vì không tốt cho thận và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Người tiểu đường có vấn đề dạ dày, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên áp dụng.

2.2. Sử dụng khế chua với trứng gà

Sử dụng khế chua với trứng gà trị bệnh tiểu đường

Sử dụng khế chua với trứng gà để tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường so với dùng mỗi khế chua

Ngoài sử dụng khế chua để kiểm soát đường huyết, bạn cũng có thể kết hợp với sử dụng trứng gà để tăng hiệu quả điều trị. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trứng gà ngâm giấm có khả năng làm giảm đường huyết và tăng insulin hiệu quả, đồng thời giúp người bệnh kiểm soát được sự thèm ăn, hạn chế ăn đồ vặt không tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • 200 ml giấm gạo hoặc giấm táo
  • 1 quả trứng gà ta

Cách thực hiện

  • Bước 1: Trứng gà rửa sạch và đem luộc chín. Bóc vỏ và dùng kim chọc một vài lỗ trên quả trứng.
  • Bước 2: Cho trứng vào trong cốc và đổ ngập giấm lên quả trứng. Đảo trứng vài lần để giấm ngấm đều trong quả trứng thông qua các lỗ nhỏ. Ngâm trứng trong giấm từ 6-8 tiếng.
  • Bước 3: Ăn trứng vào buổi sáng. Nên thực hiện liệu trình trong vòng 15 – 20 ngày và kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên.

Lưu ý: Tuy có tác dụng rất tốt trong điều trị tiểu đường nhưng bạn không nên lạm dụng ăn quá nhiều trứng. Chỉ nên ăn 3-4 quả trứng trong 1 tuần để đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý khi dùng khế chua cho người tiểu đường

  • Nên chọn những quả khế tươi, không bị dập nát, không bị sâu, khế có màu xanh (khế chín có màu vàng và chứa lượng đường cao hơn nhiều khế xanh nên không tốt cho người tiểu đường)
  • Phương pháp này có tác dụng chậm, cần chờ 1 thời gian mới có hiệu quả và đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Không nên sử dụng quá nhiều khế và trứng gà vì có thể gây hại cho người bệnh.

Xem thêm các thảo dược khác trị tiểu đường như: khổ qua rừng, lá ổi, sung…

3. Những tác hại có thể gặp khi người tiểu đường sử dụng quá nhiều khế chua

Người đau dạ dày không nên sử dụng khế chua

Người đau dạ dày không sử dụng khế chua do hàm lượng acid trong khế rất cao khiến bệnh nặng thêm

Nếu lạm dụng khế chua trong điều trị tiểu đường, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:

  • Đau dạ dày: Tính acid trong khế chua có khả năng kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, nhất là vào lúc đói. Vì vậy sử dụng quá nhiều khế chua có thể khiến người bệnh bị kích ứng dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Gây khó tiêu: Hàm lượng chất xơ cao trong khế chua giúp hỗ trợ tiêu hóa. TUy nhiên nếu sử dụng quá nhiều, chất xơ tích tụ lại gây cản trở tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, khó tiêu.
  • Gây sỏi thận: Trong khế chua chứa lượng nhỏ acid oxalic- một nguyên nhân gây sỏi thận. Ở người bình thường, ăn khế chua không có khả năng gây sỏi thận. Tuy nhiên với những người bị suy thận, acid oxalic không được thải trừ sẽ tích tụ gây sỏi thận.
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Trong khế chứa lượng nhỏ neurotoxin là chất gây độc cho não bộ, làm rối loạn hệ thần kinh. Tuy nhiên chất này được thận đào thải dễ dàng và hoàn toàn ra ngoài nên không gây nguy hiểm. Nhưng đối với người bị suy thận, neurotoxin có thể không được thải trừ hoàn toàn, tích lũy dần và gây ra tác dụng lên thần kinh như hoa mắt chóng mặt, ảo giác, co giật…(tuy nhiên hiếm khi xảy ra)

4. Các biện pháp kết hợp với khế chua để tăng hiệu quả trị tiểu đường

Người tiểu đường cần tăng cường vận động

Người tiểu đường cần tăng cường vận động để tự kiểm soát đường huyết tốt hơn

Để kiểm soát bệnh tiểu đường ở mức tốt nhất, bên cạnh việc sử dụng khế chua, bạn cần kết hợp với các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn giàu hoa quả và rau xanh, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn nạc). Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường, tinh bột và chất béo.
  • Tăng cường vận động: Bạn nên đều đặn tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ, giúp cải thiện sức khỏe.
  • Từ bỏ thói quen xấu: Rượu bia, thuốc lá… là những thứ không tốt cho sức khỏe và tăng nguy cơ xảy ra biến chứng ở người tiểu đường.
  • Sử dụng viên hỗ trợ ổn định đường huyết MPSUNO: Là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường áp dụng công nghệ nano với thành phần chính là Dây thìa canh kết hợp với Cam thảo đất, Nghệ vàng và 5 dược liệu quý gồm Tỏi đen, Hoài sơn, Hoàng liên, Neem Ấn Độ, Giảo cổ lam. Nhờ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Sản phẩm chứa thành phần thảo dược được bào chế theo công nghệ cao nên an toàn và đạt hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Như vậy, khế chua rất tốt cho người tiểu đường trong ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua, bạn vui lòng liên hệ Dược sĩ Gia đình MyPharma 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Cây Khế Chữa Bệnh Tiểu đường