Chùa Trấn Quốc – Wikipedia Tiếng Việt

Chùa Trấn Quốc鎮國寺
Chùa Trấn Quốc
Map
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa chỉĐường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Khởi lậpthế kỷ 6
Người sáng lậpVua Lý Nam Đế
Quản lýGiáo hội Phật giáo Việt Nam
Trụ trìHoà Thượng Thích Thanh Nhã
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ). Chùa có lịch sử gần 1500 năm và được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Dưới thời nhà Lý và nhà Trần, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.

Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Chùa Trấn Quốc về đêm

Theo Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.

Cảnh quan và kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Cổng chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội. Vào thời Hai Bà Trưng (40 - 43), khu vực xung quanh Hồ Tây dân cư rất thưa thớt, có các hang động vừa và nhỏ và rừng cây bao phủ, trong rừng còn có cả một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Cùng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại của ngôi chùa, cảnh quan nơi đây bây giờ được đổi khác hoàn toàn. Bờ hồ có đường lớn bao quanh, những ngôi nhà biệt thự và công trình hiện đại hình thành... Một mặt thể hiện sự hoàn thiện tổng thể kiến trúc của thành phố, nhưng mặt khác vô tình phá vỡ cảnh quan lịch sử và tâm linh trong quan niệm sống của số dân cư bản địa.

Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương Tiện môn và câu đối hai bên viết bằng chữ Nôm:

Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền

Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.

Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.

Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).

Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng toạ Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: "Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp".

Bảo tháp lục độ đài sen, chùa Trấn Quốc

Chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989.

Tuy nhiên, do nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa đã không khỏi bị pha tạp phong cách kiến trúc của các thời kỳ:

  • Trong các năm 1624, 1628 và 1639 (thời Chúa Trịnh), chùa được trùng tu, mở rộng.
  • Trải qua thời Tây Sơn, trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam ngôi chùa bị rơi vào cảnh hoang phế, khi đó cư dân địa phương đã xin được tu sửa lại chùa. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm Ất Hợi, niên hiệu Gia Long 14 (trên văn bia Tái tạo Trấn Quốc tự bi do Tiến sĩ khoa 1779 Phạm Lập Trai soạn văn) [1].
  • Năm 2010, tu bổ để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2010. Dự toán kinh phí của đợt tu bổ này là 15 tỷ đồng [2].

Trong văn bia "Tái tạo Trấn Quốc tự bi" do Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi năm Cảnh Hưng thứ 40 soạn, đã ca ngợi: "Đứng trên cao ngắm cảnh chùa, mây lồng đáy nước, mặt hồ ánh xanh xanh khiến du khách lâng lâng. Tiếng chuông chùa gọi ai tỉnh mộng trần tục..."

Vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2016, báo Daily Mail ở Anh xếp chùa vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.[3] Năm 2017, trang web du lịch wanderlust.co.uk xếp vào vị trí thứ ba trong 10 ngôi chùa "đẹp nhất trên toàn thế giới" vì hài hòa với môi trường xung quanh.[3]

Các đời trụ trì

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thiền Sư Vân Phong
  • Tăng Thống Khuông Việt
  • Quốc Sư Thảo Đường
  • Thiền Sư Thông Biện
  • Thiền sư Viên Học
  • Thiền sư Tịnh Không

Dòng Tào Động

  • Viên Dung Hòa Thượng, Thiền Sư Tịnh trí Giác Quán (dòng Tào Động), sư thuộc thế hệ thứ 4 chùa Hòe Nhai sang trụ trì chùa Trấn Quốc.
  • Quảng Tế Thiền Sư húy Hải Ngạn
  • Trung Nghĩa Hòa Thượng, Bí Hóa Thiền Sư húy Khoan Nhạ
  • Minh Lãnh Thiền Sư, Phương Trượng Tỷ Kheo, húy Giác Khoan.
  • Phổ Tế Thiền Sư, Hương Lâm Tháp Thanh Từ Sa Môn, húy Khoan Nhân.
  • Đạo Sinh Thiền Sư, Tinh Thông Hòa thượng, Thanh Hải tỳ Kheo.
  • Sinh Tín Thiền Sư, húy Thanh Tuyền.
  • Thích Dương Dương thiền sư, húy Thanh uyên - Đạo Sùng.
  • Quang Lư Thiền sư, Hồng Phúc Sa Môn, Thích Đường Đường.
  • Mẫn Tiệp thiền sư, húy Chính Tiến.
  • Phúc Hòa Thiền Sư, húy Tâm Lợi, thế danh Đặng Văn Lợi.
  • Mã Đạo Hòa Thượng, húy Chân Nghĩa.

Dòng Tào Động chùa Cả Nam Định

  • Hoà Thượng Kim Cương tử (1914 - 2001) hiệu Thúy Đồ Ba Thành Luật Sư, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN, sư về trụ trì năm 1983, sau khi các sư dòng Tào Động nam tiến từ thập niên 1953
  • Hoà thượng Thích thanh Nhã, sinh năm 1950,

Các khách thăm đặc biệt

[sửa | sửa mã nguồn]
Cây bồ đề ở sân chùa Trấn Quốc
  • Dưới triều vua Lý Nhân Tông, Thái hậu Ỷ Lan đã nhiều lần đến chùa cùng các vị cao tăng để đàm đạo.
  • Năm Kỷ Mão (1639) chúa Trịnh Tráng cho sửa và trồng sen quanh chùa, biến nơi thờ cúng thành hành cung riêng của nhà Chúa.
  • Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm, ban 20 lạng bạc để tu sửa chùa.
  • Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền để tu sửa chùa[4].
  • Ngày 24 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad đến thăm chùa và tặng cây bồ đề trồng trước cửa tòa Tam bảo [cần dẫn nguồn].
  • Ngày 28 tháng 11 năm 2008, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đến thắp hương và tham quan nhân dịp trong chuyến công du Việt Nam [5].
  • Ngày 31 tháng 10 năm 2010, Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev đến tham quan trong dịp đến Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao không thường niên ASEAN - LB Nga lần thứ hai [6].

Hình ảnh chùa Trấn Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách chùa Hà Nội
  • Phật giáo Việt Nam
  • Phật giáo Tiểu thừa
  • Phật giáo Đại thừa

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chùa Trấn Quốc Báo hanoi.ws, truy cập ngày 24/2/2011
  2. ^ Sáng nay, khởi công động thổ tu bổ chùa Trấn Quốc Lưu trữ 2011-07-19 tại Wayback Machine, Báo Giác Ngộ. Truy cập ngày 24/2/2011.
  3. ^ a b Vì sao Trấn Quốc là một trong 10 chùa 'đẹp bậc nhất thế giới'?, BBC, 28/3/2019
  4. ^ Chùa Trấn Quốc - danh thắng bậc nhất kinh kỳ Lưu trữ 2011-08-30 tại Wayback Machine Báo hanoi.vietnamplus.vn, truy cập ngày 16/2/2011
  5. ^ Tổng thống Ấn Độ thăm chùa Trấn Quốc, Vietnamnet. Truy cập ngày 16/2/2011
  6. ^ Tổng thống Nga đi lễ chùa ở Hà Nội, Vietnamnet. Truy cập ngày 16/2/2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chùa Trấn Quốc.
  • Chùa Trấn Quốc tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Chùa Trấn Quốc, danh thắng chốn kinh kỳ Chính Tâm, Ban Tôn giáo Chính phủ
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng

Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu

Kiến trúc tôn giáo, tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên, khu sinh thái

Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn

Bảo tàng

Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá

Làng nghề

Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà

Công trình thể thao

Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội

Công trình thương mại - dịch vụ

Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu

Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công trình khác

Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City

Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Chùa tại Việt Nam
Chùa tại các tỉnh
  • Am
  • An Ninh
  • Bạch Hào
  • Bồ Đề
  • Bút Tháp
  • Cảm Ứng
  • Chùa Dâu
  • Đại Bi
  • Đại Phúc
  • Keo Thượng
  • Kim Sơn
  • Linh Sơn
  • Pháp Vân
  • Phúc Lâm
  • Kim Đài
  • Tam Bảo
  • Chân Tiên
  • Thích Ca Phật Đài
  • Hội Khánh
  • Tam Thanh
  • Tây Tạng
  • Tịnh Quang
  • Vạn Hạnh (Đà Lạt)
  • Viên Giác
  • Thiên Ấn
Chùa tại Hà Nội
  • Anh Linh
  • Bà Đá
  • Bà Già
  • Bà Nành
  • Bà Ngô
  • Bà Tấm
  • Báo Ân
  • Báo Thiên
  • Bát Tháp
  • Bồ Đề
  • Bồ Tát
  • Bộc
  • Cao
  • Chân Tiên
  • Châu Long
  • Cổ Loa
  • Đại Phúc
  • Đậu
  • Đông Linh
  • Dụ Tiền
  • Hòa Phong
  • Hòe Nhai
  • Hưng Ký
  • Hương
  • Keo
  • Khai Nguyên
  • Kiến Sơ
  • Kim Liên
  • Kim Sơn
  • La Khê
  • Láng
  • Liên Phái
  • Mía
  • Một Cột
  • Nam Dư Thượng
  • Nành
  • Nga My
  • Ngũ Xã
  • Non Nước
  • Pháp Hoa
  • Phúc Khánh
  • Quán Sứ
  • Quang Hoa
  • Quang Lãng
  • Quảng Nghiêm
  • Sải
  • Sét
  • Sủi
  • Tảo Sách
  • Tây Phương
  • Thầy
  • Thiên Niên
  • Thiền Quang
  • Trầm
  • Trấn Quốc
  • Tư Khánh
  • Tự Khoát
  • Tứ Kỳ
  • Tứ Liên
  • Vạn Niên
  • Võng Thị
  • Vũ Thạch
  • Vua
  • Yên Phú
Chùa tại TPHCM
  • Ấn Quang
  • Giác Hải
  • Giác Lâm
  • Giác Ngộ
  • Giác Viên
  • Hoằng Pháp
  • Hội Sơn
  • Huệ Nghiêm
  • Long Huê
  • Nghệ Sĩ
  • Ngọc Hoàng
  • Nhất Trụ
  • Pháp Hoa
  • Phú Long
  • Phụng Sơn
  • Quảng Đức
  • Quốc Tự
  • Tập Phước
  • Trung Tâm
  • Trường Thọ
  • Từ Ân
  • Vạn Đức
  • Vạn Hạnh
  • Vĩnh Nghiêm
  • Xá Lợi
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » Thanh đồng Trần Quốc Khải