Chữa Trị Dị Tật Làm đau đầu Các Chuyên Gia Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp phẫu thuật chưa từng có trong y văn
Mặc dù cháu Nguyễn Đức Huy, 4 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) sinh ra có cân nặng và phát triển trí tuệ bình thường nhưng sự bất thường về thể chất khiến bố mẹ cháu không khỏi buồn phiền. Đó là bàn tay phải của cháu Huy từ khi sinh ra luôn luôn bị sấp khiến cháu bé không thể cầm nắm và sử dụng bàn tay một cách bình thường. Khi đi khám bệnh, cháu được phát hiện bị dị tật dính khớp quay trụ trên tay phải bẩm sinh. "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay'', vì thế gia đình đưa cháu đi khám và chữa trị bằng phương pháp phục hồi chức năng nhưng không hiệu quả. Được giới thiệu, gia đình đưa cháu Huy đến Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với hy vọng có thể chữa trị được.
Tại Viện Chấn thương chỉnh hình, bé Huy được các bác sĩ phẫu thuật tách khớp quay trụ trên rồi đặt một tấm lưới silicon vào đó kết hợp với chuyển gân để phục hồi chức năng sấp ngửa bàn tay. Sau 4 tháng, cháu bé đã có thể sử dụng được bàn tay phải gần như bình thường. PGS.TSKH. Nguyễn Thế Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình cho hay, đây là một phương pháp phẫu thuật hoàn toàn mới và chưa hề được đề cập đến trong y văn thế giới và trong nước.
Các chuyên gia chấn thương chỉnh hình cho hay, dính khớp quay trụ trên bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh không hiếm gặp. Theo y văn thế giới thì cứ 250.000 bé được sinh ra thì có 1 bé bị mắc phải. Dị tật này gây mất hoàn toàn chức năng sấp ngửa của cẳng tay khiến bệnh nhân rất khó khăn khi sử dụng bàn tay trong các sinh hoạt hằng ngày.
Điều trị bệnh lý này là một thách thức không chỉ với các chuyên gia trong nước mà cả với các chuyên gia nước ngoài. Đã có nhiều cuộc hội chẩn về bệnh lý này giữa Viện với các đoàn chuyên gia của Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc... tuy nhiên, các chuyên gia đều công nhận rằng, nếu chỉ gỡ dính xương đơn thuần là hầu như không bao giờ có kết quả, bệnh nhân chấp nhận sống suốt đời tàn tật vì bệnh. Phương pháp phẫu thuật hiện đang được thế giới áp dụng là cắt xương để xoay và chỉnh trục rồi cố định ở tư thế bàn tay nửa sấp nửa ngửa rồi cố định xương bằng nẹp vít hoặc cố định ngoài. Nhược điểm của phương pháp này là phải chấp nhận dính khớp quay trụ trên vĩnh viễn, cần một thời gian bất động bột là 6 - 8 tuần và thời gian chờ đợi liền xương từ 3 -12 tháng. Nhiều tác giả cũng đã thông báo khi áp dụng kỹ thuật này thì biến chứng chậm liền xương hoặc không liền xương lên tới 30%. Ngoài ra, do phương pháp không giải quyết được nguyên nhân nên vẫn không thể phục hồi lại được chức năng sấp ngửa bàn tay. Chính vì kết quả của phẫu thuật hạn chế và tỷ lệ biến chứng sau mổ khó kiểm soát nên hiện nay nhiều tác giả trên thế giới cho rằng đối với dạng bệnh lý này thì không nên can thiệp ngoại khoa và bệnh nhân phải chấp nhận tình trạng dị tật này suốt đời.
Bàn tay cháu Huy trước (trái) và sau khi được phẫu thuật. |
Hiệu quả điều trị tốt nhất từ 1 - 3 tuổi
TS.BS. Lưu Hồng Hải - Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, cho biết, các bác sĩ ở đây đã trăn trở với bệnh lý này từ rất lâu. Dựa trên những kinh nghiệm đã có về sử dụng lưới silicon và sự phân tích thấu đáo cơ chế bệnh lý, Viện đã hội chẩn kỹ càng và quyết định áp dụng phương pháp phẫu thuật mới này cho bệnh nhân. Do bệnh lý thực chất bao gồm nhiều tổn thương phức tạp như: thiếu hụt cơ ngửa, xơ hóa các tổ chức vùng cẳng tay, hẹp màng liên cốt và dính khớp quay trụ trên lan rộng kèm theo hẹp khe liên cốt giữa xương quay và xương trụ, thân xương quay bị biến dạng nên việc giải quyết đồng thời các thiếu hụt chức năng nói trên là không đơn giản. Đối với cháu Huy, các bác sĩ đã phải phẫu thuật đồng thời cả ở vùng cẳng tay và bàn tay. Kết quả kiểm tra sau mổ 4 tháng cho thấy, cháu Huy đã có thể sử dụng bàn tay phải một cách dễ dàng trong hầu hết các hoạt động hàng ngày. Biên độ vận động sấp ngửa bàn tay sau phẫu thuật đạt mức 70 - 80% so với bên lành.
PGS.TSKH. Nguyễn Thế Hoàng cho biết, dị tật này cần phải được phát hiện và can thiệp càng sớm càng tốt vì nếu để càng lâu thì biến dạng sẽ càng nặng hơn và phục hồi chức năng vận động bàn tay càng khó khăn hơn. Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là khi trẻ ở độ tuổi từ 1 - 3 tuổi. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bàn tay luôn sấp mà không ngửa được thì nên sớm đưa trẻ đến khám ở các cơ sở chuyên khoa để có tư vấn phù hợp.
Các bác sĩ Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) vừa thực hiện thành công một phương pháp phẫu thuật hoàn toàn mới chữa trị triệt để dị tật dính khớp quay trụ trên, một loại dị tật khiến bàn tay và cẳng tay luôn bị cố định ở tư thế sấp. Đây là phương pháp tiên tiến nhất thuộc bản quyền của các bác sĩ bệnh viện.
Hà Anh
Từ khóa » Không Ngửa được Bàn Tay
-
Tật Dính Khớp Quay Trụ Bẩm Sinh Có Phức Tạp? | Vinmec
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Tổng Quan Và đánh Giá Các Bệnh Lý Bàn Tay - Cẩm Nang MSD
-
Hội Chứng ống Cổ Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Hội Chứng ống Cổ Tay | Vinmec
-
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
-
Đau Cổ Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Dứt điểm | ACC
-
Hội Chứng Ngón Tay Bật: Những điều Bạn Cần Biết | Health Plus
-
Điều Trị Di Chứng Liệt Dây Thần Kinh ở Chi Trên Bằng Phẫu Thuật ...
-
Chuyện Gì Xảy Ra Từ Cái Bắt Tay Lỏng Lẻo?
-
Gãy Thân Hai Xương Cẳng Tay - Health Việt Nam
-
Xương Quay: Cấu Tạo, Giải Phẫu Và Bệnh Lý Liên Quan - YouMed
-
[PDF] THĂM KHÁM CHỨC NĂNG ĐỊNH KHU KHỚP CỔ TAY - BÀN TAY