Chùa Tứ Liên - Ha Noi 360°
Có thể bạn quan tâm
Sommaire
- Giới thiệu
- Kiến trúc
- Di vật
- Di tích lân cận
Chùa Tứ Liên còn gọi chùa Tứ Tổng, có từ năm 1631. Tên chữ: Tam Bảo Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia. Vị trí: số 167-169 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, 3R7H+QR, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 5,2 km (hướng 11 h). Trạm bus lân cận: 136 Âu Cơ (xe 31, 41, 55a, 55b, 58, 86, 86ct).
Giới thiệu
Đi trên đường Âu Cơ, từ xa du khách đã nhìn thấy một tam quan 3 tầng 12 mái rất đồ sộ và thẫm màu. Đó là một cổng tam quan mới toanh, mở từ sau lưng chùa Tứ Liên ra chân con đê chạy song song phía dưới đường Âu Cơ ở hướng bắc. Tuy nhiên theo niên hiệu ghi trên tấm bia đặt trong chùa, Tam Bảo tự là một ngôi chùa cổ đã trải qua bốn thế kỷ từ khi được xây dựng vào năm Đức Long thứ ba (1631) dưới triều vua Lê Thần Tông.
Tam quan mới chùa Tứ Liên. Ảnh ©2014 NCCongNgôi chùa xây trên một khoảnh đất cao và khá rộng nằm giữa đê sông Hồng và hồ Tứ Liên ở mạn đông bắc hồ Tây. Đáng tiếc hồ Tứ Liên đã bị thu hẹp, lại đang ô nhiễm nặng nề và cạn gần hết nước. Các khách sạn và nhà dân mới xây lô nhô xung quanh đã che khuất một phần khuôn viên chùa xưa kia có thế đất rất đẹp và nhiều cây cối xanh tươi.
Phường Tứ Liên vốn là một vùng đất cổ của Thăng Long với nhiều huyền thoại và di tích văn hoá đặc sắc; ngay cạnh chùa Tam Bảo Tự du khách còn có thể thăm đình Tứ Liên và chùa Vạn Ngọc, đình Ngọc Xuyên. Xung quanh lại có các công trình kiến trúc và tâm linh nổi tiếng của ba ngôi làng Yên Phụ, Nhật Tân và Quảng An.
Sân sau của chùa Tứ Liên. Ảnh ©2014 NCCongKiến trúc
Năm 1992, nhiều hạng mục ở chùa Tứ Liên đã được xây bằng vật liệu kiên cố. Tam quan mới quay về phía đông bắc, ô-tô có thể xuống dốc qua cổng giữa chạy vào sân sau. Cánh cổng đóng đinh, cạnh bậc thềm có cặp rồng đá nhỏ, lưng uốn cong ba khúc.
Tam quan cũ của chùa Tứ Liên nhìn ra hồ Tây, ngược hướng 180 độ so với tam quan mới. Trên cổng giữa có gác chuông thanh mảnh, hóng gió mát từ phía đông nam. Tam quan này cũng đã được trùng tu gần đây nhưng vẫn giữ phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Sau cổng là một hòn non bộ đặt thay bình phong, hai bên có hai nhà bia.
Tiếp theo là một sân gạch dẫn đến trước toà tam bảo, hai bên sân đều không còn cổ thụ. Toà tam bảo có mặt bằng xây dựng hình “chữ Đinh” và được trang trí đơn giản. Tiền đường rộng 5 gian 2 chái, bậc thềm khá cao. Hậu cung có cửa ngách lấy ánh sáng và mở ra sân sau được lát đá xanh. Mé bên trái tiền đường là một vườn tháp nằm ở chỗ đất thấp ven hồ. Đứng áp vào hai bên hậu cung nay có đôi sư tử đá quay lưng nhìn ra cổng mới. Nhà Tổ, nhà Tăng và nhà khách nằm cùng trong một khối hình chữ U cao hai tầng, xây bê-tông liền với tam quan mới và bao kín ba mặt sân sau.
Di vật
Hiện nay trong chùa còn giữ được khá nhiều hiện vật và đồ thờ có giá trị. Đáng chú ý quả chuông đồng “Tứ Liên Tự Chung” có khắc việc công đức và bài minh ca ngợi cảnh đẹp của chùa. Tiếp theo là tấm bia “Hậu Phật Bi Ký” ghi niên đại Chính Hoà thứ 4 (1683) và bài văn ca ngợi sự cao thượng của đức Phật. Một tấm bia đá không tên, dựng vào năm Long Đức thứ nhất (1732) của Tiến công thứ lang Giám hạ Quốc Tử Giám, có hình dáng giống như bài vị đặt trong ngai thờ.
Ban thờ Phật chùa Tứ LiênNgoài ra còn có 3 tấm bia khác và một lượng lớn tượng Phật, tượng Tổ, tượng Mẫu mang phong cách nghệ thuật từ thế kỷ thứ XVIII, XIX và XX cùng với các hiện vật cổ như: hoành phi, câu đối, cửa võng, y môn.
- Trước tiền đường chùa Tứ Liên. Panorama ©NCCong 2014
Đặc biệt trong chùa hiện lưu giữ được tấm bia ghi niên hiệu Đức Long thứ 3 (1631). Bia cao 125cm, rộng 78cm, đặt trên lưng rùa, tạc bằng đá xanh. Trán bia cao 25cm, có trang trí hoa văn hình mặt trời toả sáng với đôi rồng chầu hai bên và mây xoắn. Hàng chữ “Tam Bảo tự bi” được lồng trong 4 khuôn lá đề. Riềm bia có hoa văn hình cúc dây, riềm chân bia trang trí sóng nước cách điệu. Bia không ghi tên người soạn, nhưng qua nội dung bài ký có thể thấy rằng tác giả am hiểu lịch sử địa phương.[1]
Bên ngoài, trên cổng giữa của tam quan mới của chùa Tứ Liên ta thấy một bức chạm gỗ khá to, miêu tả cảnh Đường tăng và ba đệ tử cùng Bạch mã đang vượt núi sang Tây Trúc thỉnh kinh. Bên trong Chính điện có đầy đủ hệ thống tượng Phật được bài trí tôn nghiêm theo kiểu Bắc tông. Đáng chú ý là các bộ tượng Tam thế Phật và Thập điện Diêm vương mang phong cách nghệ thuật tạo tác của thời Nguyễn.
Tam quan cũ chùa Tứ Liên. Ảnh ©2014 NCCongDi tích lân cận
- Chùa Hoằng Ân: 3R6C+VR, ngõ 12 Đặng Thai Mai.
- Chùa Kim Liên: 3R5M+C5, ngõ 1 Âu Cơ.
- Đình Nhật Tân: 3RGC+FH, số 401 đường Âu Cơ.
- Đình Quảng Bá: 3R8F+Q7, phố Quảng Bá.
- Đình Yên Phụ: 3R2P+XF, phố Vũ Miện.
- Phủ Tây Hồ: 3R49+2V, số 52 Đặng Thai Mai.
Chú thích [1] Lòng bia cao 98cm, rộng 70cm. Cả 2 mặt bia đều khắc chữ đẹp, mỗi mặt 35 dòng, bình quân 55 chữ/dòng. Mặt trước của bia ghi lại sự quan tâm đặc biệt của triều đình đối với việc trùng tu, đặc biệt là việc miễn thuế ruộng đất cho dân sở tại lo về tu bổ, gìn giữ ngôi chùa. Mặt sau bia lưu danh sách 502 vị được đưa vào “Đài hưng công”, bao gồm những người dân Bản Châu (Tam Bảo, Vạn Bảo, Bảo Xuyên), một số vị quan lại trong vương phủ thời Lê Trịnh cùng vợ con và khách thập phương đã góp phần công đức tu bổ chùa.
©NCCông 2011-2018, Tu Lien pagoda
Từ khóa » đình Tứ Liên Tây Hồ
-
ĐÌNH TỨ LIÊN - Di Tích Lịch Sử Chi Tiết - Cổng Thông Tin điện Tử Quận ...
-
Nét đẹp Ngôi đình Cổ Làng Tứ Liên - Báo Lao Động Thủ đô
-
Lễ Hội Truyền Thống đình Tứ Liên (đình Ngọc Xuyên) Tại Hà Nội
-
Đình Tứ Liên - Ngõ 123, Âu Cơ, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội - Cốc Cốc Map
-
Đình Tứ Liên - Religious Place - Quận Tây Hồ - HERE WeGo
-
Người Hà Nội - - Lễ Hội Rước Nước đình Tứ Liên ... - Facebook
-
Đình Tứ Liên 123 Âu Cơ Tây Hồ Hà Nội, Hanoi
-
Đường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội
-
CHÙA TỨ LIÊN - Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội
-
Lễ Hội Đình Tứ Liên 12/11 ÂL - YouTube
-
Tứ Liên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hà Nội: Hàng Trăm Hộ Dân Tứ Liên Sống Trong Ngập úng, ô Nhiễm
-
Chuyện đặc Biệt ở Ngôi Trường 60 Năm đóng đô Trong đình Nội Châu