Chữa Ung Thư Máu Bằng Tế Bào Gốc: đọc Ngay để Hiểu Tường Tận
Có thể bạn quan tâm
1. Phương pháp điều trị ung thư máu sử dụng tế bào gốc là gì?
Cấy ghép tế bào gốc trong chữa trị ung thư là một trong những phương pháp hiện đại sử dụng tế bào máu chưa trưởng thành có trong tủy xương và máu. Loại tế bào này được đưa vào cấy ghép vào cơ thể người bệnh giúp phục hồi tế bào bị tổn thương và loại bỏ tế bào ung thư.
Phương pháp cấy ghép tế bào trong điều trị ung thư máu được chia thành 2 loại:
- Ghép tế bào gốc llogeneic: trong đó tế bào gốc được lấy từ người khác nhưng với điều kiện tế bào của người hiến tặng tương thích với loại mô của bệnh nhân để giúp ngăn ngừa nguy cơ thải ghép sau khi cấy.
Người hiến tặng tốt nhất thường là người thân, chẳng hạn như anh chị em nếu họ có cùng loại mô tương thích với bệnh nhân. Nếu không có anh chị em nào phù hợp, các tế bào có thể đến từ một người đã tình nguyện hiến tế bào gốc.
Phương pháp cấy ghép này thường gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với những người lớn tuổi hoặc những người có vấn đề sức khỏe khác.
Một lựa chọn khác có thể giúp những đối tượng bệnh nhân này có thể cấy ghép allogeneic hạn chế những biến chứng nguy hiểm là sử dụng liều hóa trị và phóng xạ thấp hơn để không phá hủy hoàn toàn các tế bào trong tủy xương. Tuy nhiên, cách làm này hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và bạn có thể đề xuất với bác sĩ để được sự tư vấn.
- Ghép tế bào gốc tự thân: Một tế bào gốc của bệnh nhân bị loại bỏ khỏi tủy xương hoặc máu. Chúng được làm đông lạnh và lưu trữ trong khi người bệnh được điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị.
Sau đó, tế bào này được đưa vào phòng thí nghiệm để loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư nào có trong nó. Các tế bào gốc sau đó được đưa trở lại (tái sử dụng) vào máu bệnh nhân sau khi điều trị.
Ghép tự thân có thể là một lựa chọn cho những bệnh nhân không thể cấy ghép allogeneic vì họ không có người hiến tặng phù hợp hoặc vì một số lý do khác.
Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp cấy ghép tự thân là qua quá trình thanh lọc thì các tế bào bạch cầu ác tính vẫn còn có thể sót lại nên vẫn có khi đưa tế bào gốc vào máu của bệnh nhân vẫn xảy ra nguy cơ bệnh nhân bị mắc ung thư máu sẽ ngày càng nặng hơn.
Do đó, loại ghép tế bào gốc llogeneic vẫn được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong điều trị hơn.
2. Ghép tế bào gốc cho bệnh nhân ung thư máu được thực hiện như thế nào?
Tế bào gốc tạo ra 3 loại tế bào máu chính giữ vai trò quan trọng bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó:
- Các tế bào hồng cầu mang oxy đi từ phổi đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Họ mang carbon dioxide từ các tế bào trở lại phổi để được thở ra bên ngoài.
- Các tế bào bạch cầu (WBC) giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và nấm. Có nhiều loại WBC khác nhau như: bạch cầu trung tính, tế bào lympho, tiểu cầu.
Cấy ghép tế bào gốc được sử dụng để thay thế tủy xương đã bị phá hủy bởi ung thư hoặc bị phá hủy bởi hóa trị trong quá trình điều trị ung thư.
Trong một số bệnh ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, đa u tủy và một số u lympho, ghép tế bào gốc có thể là một phần quan trọng của điều trị.
Đồng thời sau khi cấy ghép, các bác sĩ sử dụng liều hóa trị cao hơn nhiều để cố gắng tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư. Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Theo các chuyên gia, việc ghép tế bào gốc từ người khác cũng có thể giúp điều trị một số loại ung thư rất hiệu quả. Lý do là bởi các tế bào gốc được hiến tặng thường có thể tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư tốt hơn các tế bào miễn dịch của người bị ung thư.
>>> Ngoài phương pháp cấy ghép tế bào gốc, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc cho bệnh nhân. Mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết: Thuốc chữa trị ung thư máu.
3. Một số tác dụng phụ của việc cấy tế bào trong điều trị ung thư máu
Bất kỳ một phương pháp điều trị ung thư nào cũng luôn tiềm ẩn những biến chứng, tác dụng phụ cho người bệnh. Và biện pháp cấy ghép tế bào gốc cũng vậy, dưới đây là một số tác dụng phụ mà bệnh nhân ung thư máu có thể gặp phải sau khi cấy ghép tế bào gốc.
3.1. Xuất hiện nhiễm trùng
Khoảng 6 tuần đầu tiên sau khi cấy ghép cho đến khi các tế bào gốc mới bắt đầu tạo ra, người bệnh ung thư máu có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nhiễm trùng do vi khuẩn là phổ biến nhất trong thời gian này, tuy nhiên tình trạng nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do nấm cũng có thể xảy ra và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của bệnh nhân. Với những người bệnh có sức đề kháng tốt thì họ chỉ bị ảnh hưởng ít, với các triệu chứng nhẹ và vừa.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân sau khi cấy ghép tế bào gốc các loại thuốc kháng sinh và được sử dụng cho đến khi quá trình tạo máu của bệnh nhân được ổn định.
Ngoài ra, bác sĩ điều trị sẽ kiểm tra cơ thể bạn trước khi cấy ghép để tìm dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng có thể hoạt động sau khi cấy ghép. Nhờ đó có thể tư vấn cho cho bạn một số loại thuốc để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
Ví dụ, vi rút có tên CMV (cytomegalovirus) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở những người đã cấy ghép. Vi rút này có thể gây bệnh với những người đã bị nhiễm CMV hoặc người hiến tặng tế bào gốc có virus.
Phải mất 6 tháng đến một năm sau khi cấy ghép thì hệ thống miễn dịch của hầu hết bệnh nhân mới trở lại hoạt động được bình thường. Do vậy, bạn sẽ cần được theo dõi chặt chẽ sau khi cấy ghép và cần được theo dõi các chỉ số huyết học thường xuyên.
Không những vậy, những người tiếp xúc với bạn trong khoảng thời gian đầu sau khi cấy ghép cần được mặc áo choàng, đeo găng tay và khẩu trang để phòng tránh nhiễm trùng.
3.2. Chảy máu sau khi cấy ghép
Sau khi cấy ghép, nhiều bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ bị chảy máy do phương pháp điều trị này sẽ ức chế khả năng tạo tiểu cầu của cơ thể (tiểu cầu là các tế bào máu giúp máu đóng cục).
Số lượng tiểu cầu thường thấp trong ít nhất 3 tuần sau khi cấy ghép. Và khi đó, bạn có thể nhận thấy dễ bị bầm tím và chảy máu, chẳng hạn như chảy máu cam và chảy máu nướu răng.
Nếu số lượng tiểu cầu của bạn giảm xuống dưới một mức nhất định, có thể cần phải truyền tiểu cầu. Do vậy, bạn cần phải tuân thủ theo các biện pháp phòng ngừa chảy máu của bác sĩ cho đến khi số lượng tiểu cầu của bạn ở mức an toàn.
Không chỉ có vậy, bạn cũng cần có thời gian để tủy xương của bạn bắt đầu tạo ra các tế bào hồng cầu, và trong một số trường hợp bác sĩ sẽ cho bạn truyền hồng cầu tới khi bạn hồi phục.
3.3. Việc cấy ghép thất bại
Đây là điều mà không hề có ai mong muốn, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cơ thể người bệnh không chấp nhận tế bào gốc mới. Các tế bào gốc đã được đưa vào cơ thể nhưng lại không đến tủy xương và phát triển như bình thường.
Thất bại trong cấy ghép tế bào gốc thường xảy ra trong những trường hợp:
- Tế bào gốc của bệnh nhân và người hiến tặng không trùng khớp nhau.
- Cơ thể người bệnh có sự suy giảm số lượng tế bào miễn dich – tế bào T.
- Bệnh nhân có số lượng tế bào gốc thấp.
Việc cấy ghép không thành công này có thể dẫn tới chảy máu nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng. Do đó, sau khi cấy ghép thì bạn cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ theo yêu cầu của bác sĩ.
Để tăng hiệu quả điều trị ung thư, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus với thành phần chính là Fucoidan và bột nghiền từ nấm Agaricus.
Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial (Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản), hoạt chất Fucoidan có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan theo cơ chế như sau:
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
- Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
- Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
Như vậy, đây là hoạt chất đem lại rất nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi và phòng chống sự tái phát của ung thư sau phẫu thuật.
Hiểu rõ những tác dụng tuyệt vời của Fucoidan đối với bệnh nhân ung thư như vậy nên các nhà bào chế đến từ Nhật Bản đã cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus.
Sản phẩm đã được nhập khẩu và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. King Fucoidan & Agaricus rất thích hợp dùng cho người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069 để được hướng dẫn cụ thể.
Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chữa ung thư máu bằng tế bào gốc. Chúng tôi tin rằng với nghị lực sống phi thường cùng với ý chí quyết tâm, bạn sẽ chiến thắng được số phận. Cố lên bạn nhé!
Dược sĩ: Nguyễn Thêu
Từ khóa » Ghép Tế Bào Gốc Chữa Ung Thư Máu
-
Tìm Hiểu Ghép Tủy, Ghép Tế Bào Gốc Chữa Ung Thư Máu | Vinmec
-
Tại Sao Ghép Tế Bào Gốc Giúp điều Trị Ung Thư? | Vinmec
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu, Hy Vọng Chữa Khỏi Bệnh Máu ác Tính
-
Điều Trị Ung Thư Máu Thành Công Bằng Cách Ghép Tế Bào Gốc Tự Thân
-
Điều Trị Ung Thư Máu - Ca Ghép Tủy Thành Công Tại Bệnh Viện Raffles
-
Trị Ung Thư Máu Bằng Tế Bào Gốc ở Việt Nam
-
Nhiều Bệnh Nhân Chữa Khỏi Ung Thư Máu Nhờ Ghép Tế Bào Gốc
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng
-
Cấy Ghép Tế Bào Gốc Nửa Hòa Hợp: Gấp đôi Hi Vọng, Giảm Một Nửa ...
-
Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc - Viện Huyết Học- Truyền Máu Trung ...
-
Ghép Tế Bào Gốc Không Cần Hóa Trị điều Trị Bệnh Bạch Cầu
-
Các Phương Pháp Ghép Tế Bào Gốc điều Trị Ung Thư Máu
-
Ứng Dụng Tế Bào Gốc Trong điều Trị Ung Thư | Sức Khỏe 365 | ANTV
-
Lưu Trữ Tế Bào Gốc Máu Dây Rốn: Cơ Hội Trong điều Trị Ung Thư Máu