Chùa Và Sư Sãi Trong Quan Niệm Của Người Khmer Nam Bộ
Có thể bạn quan tâm
Đại bộ phận người Khmer theo Phật giáo Nam tông, lấy chùa làm nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần và tâm linh. Phật giáo Nam tông từ lâu đã trở thành báu vật tinh thần vô giá của dân tộc Khmer. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các giá trị tinh thần, những tinh hoa của đạo Phật luôn gắn chặt với bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng phum sóc. Chùa là sợi dây vô hình nối kết với đồng bào và bổ sung cho nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Trước xu thế tác động của nền văn hóa ngoại lai thời hội nhập, thì chùa là nơi giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết, phong tục và lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc Khmer.
Chùa Kheleng
Mỗi ngôi chùa Khmer có một sư cả và hai sư phó (cả nhì). Vị sư cả là người tu lâu năm nhất trong chùa (có thể là Hòa thượng, Thượng tọa hay Đại đức). Nếu vị sư cả viên tịch, chuyển sang làm sư cả chùa khác, hoặc hoàn tục thì sẽ tấn phong vị cả nhì lên thay. Việc tấn phong sư cả mới do Ban Quản trị và các nhà sư trong chùa quyết định. Trong trường hợp nội bộ sư sãi trong chùa không nhất trí thì nhờ đến Giáo hội cấp trên thuyết phục hoặc điều động vị sư cả mới, các cấp Giáo hội ít khi ra quyền chỉ định. Hai vị cả nhì có hai chức năng nhiệm vụ khác nhau: Một vị chuyên quản lý nhân sự và chăm lo việc học hành của sư sãi, phân công các vị sư đi làm lễ tại các gia đình Phật tử và tiến hành xử phạt các vị sư không theo quy chế hoặc phạm giới cấm nhẹ mà chưa cần đưa ra hội đồng kỷ luật. Còn vị cả nhì thứ hai có trách nhiệm phân phối tài sản của nhà chùa cho các sư sãi sử dụng, đồng thời trông coi việc trùng tu chùa chiền. Có chùa thì giao một số công việc cho vị Achar (cư sĩ thành viên Ban Quản trị chùa).
Chư Tăng đi khất thực
Phật tử cúng dường quý Sư năm mới
Theo phong tục, thiếu niên Khmer từ 12 tuổi trở lên mới được phép tu học. Có thiếu niên vào chùa tập sự xuất gia vài tháng đến một năm rồi xin về làm ruộng rẫy hoặc đi bộ đội, nhưng cũng có thiếu niên chịu khó tu học cho đến lúc được thọ giới Sa di. Theo giới luật, vị Sa di thọ 10 giới cấm, nếu vị Sa di nào vi phạm một trong 10 thì phải thọ giới trở lại. Vị Sa di còn tuân theo 110 uy nghi, tức cách đi đứng nói năng và ứng xử đúng phong cách người tu hành. Hàng tháng, nhà chùa giao cho vị cả nhì huấn thị hai lần các vị sư trẻ mới tu. Các nhà sư trẻ tu đủ 20 tuổi có thể làm lễ lên bậc Tỳ khưu và tiếp tục thọ 227 giới, gồm 4 nghiêm luật và 13 cấm luật. Nếu vị Tỳ khưu nào vi phạm một trong 4 nghiêm luật thì coi như bị trục xuất khỏi Tăng đoàn và vĩnh viễn không được thọ giới lại để trở thành Tỳ khưu. Còn nếu vị Tỳ khưu vi phạm một trong 13 cấm luật, thì tạm thời cách ly Tăng đoàn, không cho ra khỏi chùa và không được tiếp xúc với tín đồ trong một thời gian.
Các vị sư chúc phúc cho Phật tử
Các vị sư trẻ học điêu khắc
Nhà sư Khmer được phép “ăn mặn”, trừ mười loại thịt như: cọp, khỉ, mèo, chó, chồn…, được phép dùng bữa cơm từ lúc sáng sớm đến giờ ngọ, còn từ giữa trưa đến chiều tối chỉ được dùng sữa, bánh ngọt, nước giải khát. Mục đích là để tiết dục, nhà sư nào vi phạm sẽ bị tín đồ coi như con quỷ đội lốt đi tu. Tất cả sư sãi đều đi khất thực. Hàng ngày có sự phân công luân phiên nhau trong chùa đi vào các phum sóc, mỗi nhóm có hai vị sư mang bình bát đến từng hộ, hộ nào đã ăn cơm xong thì khỏi, thức ăn được để trong các ngăn của cà-mên do 1-2 thiếu niên mang theo đi cùng nhà sư, giờ khất thực vào khoảng 9-10 giờ sáng. Có chùa Khmer tự sản xuất lúa hoặc quyên gạo trong dân thì các sư phân công nhau nấu cơm, còn thức ăn thì người dân trong phum sóc mang đến cúng dường. Tóm lại, cuộc sống của nhà sư do người dân trong phum sóc nuôi dưỡng và gia đình các vị sư trẻ đang tu học cung phụng.
Các vị Sư chúc phúc đến Phật tử nhân năm mới
Người Khmer quan niệm thanh niên tu học đến bậc Sa di là để đền ơn cha, đến bậc Tỳ khưu là để đền ơn mẹ. Có người cho là đi tu để được học hành nhiều hơn, nâng cao thêm trình độ. Còn trong quan niệm tôn giáo cho là người đi tu để tu tâm, dưỡng tánh, tích thiện và cao hơn là đạt giải thoát, Niết bàn. Dù quan niệm nào đi nữa, cộng đồng người Khmer ở nông thôn vẫn thích cho con trai mình đi tu một thời gian, do mấy nguyên nhân: Các lễ hội và vui chơi giải trí đều được tổ chức tại chùa, nhà sư là biểu tượng để các em chiêm ngưỡng, là một trong ba ngôi báu thiêng liêng mà bà con luôn tôn kính. Hơn nữa, thanh niên Khmer đi tu đều được học cả hai thứ chữ (Khmer-Việt). Ngoài chữ Pali và Vini, có chùa còn tạo điều kiện cho các nhà sư trẻ học bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học, hội họa, điêu khắc gỗ, thuốc Nam … Sư sãi Khmer học chữ Pali là để nghiên cứu kinh luật của đạo Phật.
Việc tu hành của các nhà sư trẻ không bắt buộc về thời gian, vị nào muốn tu bao lâu cũng được, trừ ba tháng nhập hạ (từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 hàng năm) không được vào tu hoặc hoàn tục. Thường thì các nhà sư trẻ phải tu từ ba năm trở lên mới học thuộc lòng hết những bài kinh Phật thông dụng. Cũng với thời gian này thì các nhà sư trẻ mới thạo cung cách của người tu hành: cách ăn, nói, đi, đứng, nằm, ngồi, khi tiếp xúc với đồng bào Phật tử trong phum sóc. Cộng đồng người Khmer tin tưởng rằng, sau một thời gian tu học tại chùa, các thanh thiếu niên sẽ được trang bị một kiến thức và nền tảng đạo đức căn bản để sống tốt hơn.
Từ khóa » Các Sư Sãi
-
Sư Sãi Và đồng Bào Dân Tộc Khmer Bạc Liêu đón Mừng Tết Cổ Truyền ...
-
Các Sư Sãi - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Họp Mặt Các Sư Sãi, Người Có Uy Tín Tiêu Biểu Nhân Dịp Tết Chôl ...
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Họp Mặt Các Sư Sãi, Người Có Uy Tín Tiêu Biểu Trong đồng Bào Dân Tộc ...
-
Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước Tỉnh Kiên Giang Chung Sức, đồng Lòng ...
-
[PDF] HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC VÙNG TÂY NAM BỘ
-
Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước Tỉnh Cà Mau Chủ động Phòng, Chống ...
-
Cà Mau Phát Huy Vai Trò Của Chức Sắc, Sư Sãi, Người Có Uy Tín Trong ...
-
Giới Thiệu Sơ Lược Về Phật Giáo Nam Tông Khmer
-
Vài Nét Về Lễ, Tết Của Người Khmer Nam Bộ
-
Hội đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước đến Thăm Và Chúc Mừng Tết Chôl ...
-
Phó Thủ Tướng Thường Trực Chính Phủ Phạm Bình Minh Thăm Và ...