Chữa Viêm Lợi Bằng Nước Muối - Cách Làm đơn Giản Mà Hiệu Quả Cao
Có thể bạn quan tâm
Chữa viêm lợi bằng nước muối không chỉ là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau, mà các chuyên gia nha khoa cũng khuyên bệnh nhân bị sưng lợi áp dụng cách này. Vậy tại sao nước muối lại có tác dụng trị viêm lợi và cách thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
1. Vì sao nước muối có tác dụng điều trị viêm lợi?
Theo nghiên cứu, muối biển chưa tinh chế có chứa đầy đủ các khoáng chất vi lượng cần thiết để giúp bảo vệ răng nướu; đồng thời muối còn có tác dụng sát khuẩn và chống viêm mạnh. Do đó, muối có tác dụng tốt để đẩy lùi các triệu chứng khi nướu bị viêm. Cụ thể:
- Tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm men: Nước muối có tính sát khuẩn cao nên sẽ tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong khoang miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám, ngăn vi sinh vật gây hại tấn công mô nướu gây viêm nhiễm.
- Làm lành các mô nướu bị tổn thương: Các thành phần trong nước muối có tác dụng kích thích các mô nướu bị tổn thương tái tạo tế bào mới, chữa lành các vết thương do viêm nhiễm hoặc do chấn thương.
- Duy trì độ pH trong khoang miệng: Nước muối hỗ trợ cân bằng độ pH trong khoang miệng, ngăn không cho hại khuẩn phát triển mạnh. Nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh viêm nướu răng.
- Giảm đau nhức, ngăn ngừa chảy máu chân răng và giúp bảo vệ men răng.
Với những công dụng trên, nước muối có tác dụng tích cực trong điều trị viêm sưng lợi. Do đó, cách này thường được nha khoa chuyên dùng để trị bệnh nói riêng và bảo vệ răng nướu nói chung.
2. Hướng dẫn cách chữa viêm lợi bằng nước muối
2.1. Súc miệng bằng nước muối
Đối với cách này, bạn có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc tốt nhất bạn nên mua nước muối sinh lý để sử dụng, vì sản phẩm này có nồng độ muối được pha với tỉ lệ ổn định. Việc tự pha ở nhà, có thể xảy ra tình trạng nồng độ muối quá cao, nếu dùng để súc miệng lâu ngày có thể dẫn đến dư thừa muối trong cơ thể, gây ảnh hưởng không tốt cho răng nướu và sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Ngậm khoảng 10 – 20ml nước muối trong miệng.
- Súc miệng mỗi bên má khoảng 30 giây, súc miệng nhiều hơn tại những vị trí nướu bị viêm. Sau đó nhổ bỏ.
- Tiếp tục súc miệng lần 2 tương tự. Thời gian súc miệng lần sau là 60 giây, rồi nhổ bỏ.
- Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
2.2. Muối kết hợp với lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa hàm lượng tinh dầu lớn gồm beta-phenol, chavicol và nhiều hợp chất phenolic khác. Các hợp chất này có công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm rất mạnh, nên phát huy hiệu quả rất tốt khi trị viêm lợi.
Để chữa viêm nhiễm nướu bằng muối và lá trầu không, bạn thực hiện như sau:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó để ráo nước.
- Giã nát lá trầu không với một ít muối, sau đó chắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt thu được với 150ml nước ấm để súc miệng.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
2.3. Muối kết hợp với lá ổi
Theo nghiên cứu, lá ổi có chứa nhiều tanin, axit malic, axit gallic, isoflavonoid, vitamin C và các chất chống oxy hóa…. Các chất này có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau và loại bỏ các mảng bám trên răng. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng nướu bị viêm hiệu quả.
Cách trị viêm sưng nướu với lá ổi như sau:
- Rửa sạch một nắm lá ổi non, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút, sau đó để ráo nước.
- Giã nát lá ổi.
- Pha 1 ly nước mới một chút muối, rồi cho lá ổi vừa giã nát vào.
- Lọc lấy phần nước cốt để súc miệng.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
2.4. Muối kết hợp với tỏi
Công thức trị viêm sưng lợi bằng tỏi và muối có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm lợi rất tốt. Do đó, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Tỏi bóc vỏ, rồi đem nghiền nát với một chút muối.
- Dùng hỗn hợp trên để đắp vào vị trí nướu bị viêm khoảng 2 – 5 phút.
- Sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch.
- Thực hiện ngày 2 lần.
2.5. Muối kết hợp với dầu dừa
Hợp chất axit lauric trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho răng nướu. Do đó, bạn có thể kết hợp dầu dừa với muối để cải thiện tình trạng lợi bị viêm.
Cách thực hiện:
- Trộn 1 thìa cà phê dầu dừa dạng đặc với một ít muối.
- Dùng hỗn hợp trên để đánh răng khoảng 2 phút.
- Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
3. Những lưu ý sử dụng nước muối điều trị
Bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu tự pha tại nhà, cần pha theo tỉ lệ 9g muối với 1 lít nước để đạt nồng độ muối 0,9%. Đợi muối tan hoàn toàn, sau đó mới dùng để súc miệng.
- Không súc miệng quá nhiều lần trong ngày để tránh làm tổn thương mô nướu, khiến cơ thể thừa muối.
- Không nuốt sau khi súc miệng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp với súc miệng để giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh tốt nhất. Tốt nhất bạn nên dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu để chăm sóc răng miệng. Với thành phần là các dược liệu tự nhiên có công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, giúp hạn chế vi khuẩn phát triển, hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mảng bám, giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình làm lành của các mô nướu bị tổn thương. Do đó, sử dụng sản phẩm này không chỉ giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mà còn hỗ trợ đầy lùi triệu chứng của bệnh viêm nhiễm nướu và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng bạn đã biết cách điều trị đúng cách. Hãy kiên trì dùng nước muối súc miệng hàng ngày, hoặc áp dụng một số mẹo trị viêm nhiễm lợi bằng muối khác, kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh lý này nhé.
Từ khóa » Súc Miệng Bằng Nước Muối Tỏi
-
3 Sai Lầm Trong Phòng Ngừa Covid-19 Tại Nhà
-
Hỏi Nhanh Về Covid-19: Ăn Tỏi Sống, Dùng Nước Muối Súc Miệng Có ...
-
Súc Họng Bằng Nước Muối Giúp Chống được Bệnh Do COVID-19 Hay ...
-
Súc Miệng Bằng Nước Muối đúng Cách | Vinmec
-
ăn Tỏi Sống, Dùng Nước Muối Súc Miệng Có Ngăn Ngừa Sars-cov-2?
-
Súc Họng Bằng Nước Muối Có Giúp Bạn Chống được COVID-19?
-
Những Sai Lầm Khi Súc Miệng Bằng ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hướng Dẫn Xịt Mũi, Súc Họng
-
Bảo Vệ Vùng Hầu Họng để Phòng Ngừa COVID-19
-
Cách Trị Hôi Miệng Bằng NƯỚC MUỐI Hiệu Quả [BỎ TÚI NGAY]
-
Những Sai Lầm Khi Súc Miệng Bằng Nước Muối Sinh Lý
-
Súc Miệng Nước Muối Có Tác Dụng Gì? Súc Khi Nào?
-
Tự Chữa Khỏi Bệnh Viêm Xoang Nhờ Nước Muối Sinh Lý - Nuoc Muoi VP
-
Trẻ Bị Viêm Amidan Có Nên Ngậm Nước Muối? - Fitobimbi