Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cứt Lợn (cây Hoa Ngũ Sắc)

Chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng. Phương pháp này có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp cho cả trường hợp bị viêm xoang cấp và mãn tính.

1. Cây cứt lợn (cây hoa ngũ sắc, cỏ hôi)

Cây cứt lợn còn có nhiều tên gọi khác là cỏ hôi, cỏ cứt heo, cây bù xích, cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kế, tên khoa học Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn; cây hoa ngũ sắc; cỏ hôi

Cây cứt lợn là thảo dược có nhiều công dụng tốt với sức khỏe

Do khi vò cây có mùi hôi gây nôn nên người ta đặt tên cây như trên. Một số người thấy cây cứt lợn có tác dụng tốt mà lại mang tên xấu xí như vậy nên đã đặt tên là cây hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Thực tế hoa ngũ sắc, ngũ vị thường dùng chỉ cây bông ổi (trâm hôi, tứ thời, tứ quý, trâm ổi, thơm ổi - Lantana camara L.).

Ở nước ta, loại cây này thường mọc ở những vùng đất hoang, bờ ruộng. Người ta dùng toàn cây bỏ rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường dùng tươi hơn.

Về mặt dược liệu, cây cứt lợn lại có nhiều công dụng tốt, đặc biệt có thể chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như chứng bệnh viêm xoang.

2. Tác dụng của cây cứt lợn trong chữa viêm xoang

Theo y học cổ truyền, cây cứt lợn vị hơi đắng, tính mát đi vào 2 kinh Thủ quyết âm Tâm bào và Thủ thái âm Phế. Chính bởi vậy mà thảo dược này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trục ứ. Sử dụng cây cứt lợn đúng cách sẽ giúp giảm viêm tại các mô xoang, thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhờn, thông xoang, giảm nghẹt mũi cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm đau, sưng, mụn nhọt, eczema,…

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, dịch chiết từ thảo dược này chứa nhiều tinh dầu với lượng lớn hoạt chất phenol. Thành phần có tác dụng ức chế ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, thúc đẩy quá trình phục hồi hư tổn tại xoang.Không chỉ vậy, tinh dầu cây cứt lợn còn giúp làm loãng dịch đờm, tăng dẫn lưu dịch từ đó giúp cải thiện nhanh triệu chứng khò khè, ngạt mũi, khó thở do bệnh gây ra.

3. Cách chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn

Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo sử dụng thảo dược cây cứt lợn trị viêm xoang. Các bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày là có thể thực hiện bài thuốc, giúp cải thiện chứng bệnh viêm xoang hiệu quả, an toàn. Một số phương pháp trị viêm xoang từ cây cứt lợn dễ áp dụng như:

3.1. Sử dụng nước sắc cây cứt lợn

Cách đơn giản nhất để giảm các triệu chứng viêm xoang là bạn dùng cây cứt lợn sắc nước, rồi uống ngày ngày. Với mẹo này, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 300g cây cứt lợn tươi, mang rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn rồi cho vào sắc với khoảng 200ml nước. Sau đó chia thuốc uống 3 lần trong ngày.

Chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn; cây hoa ngũ sắc; cỏ hôi

Uống nước sắc cây cứt lợn giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm xoang

Thường xuyên uống nước sắc cây cứt lợn hàng ngày sẽ giúp kháng viêm, ức chế vi khuẩn từ đó giảm tình trạng viêm sưng mô xoang, cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi,…. hiệu quả.

Ngoài ra, hàng ngày vào buổi tối bạn cũng có thể sử dụng nước sắc cây cứt lợn để xông hơi khoảng 15 – 20 phút. Với cách này, hơi nước ấm sẽ đưa tinh dầu vào bên trong khoang xoang giúp làm loãng dịch nhầy, hốc xoang được thông thoáng, giảm nhanh triệu chứng bệnh.

3.2. Thuốc nhỏ mũi từ cây cứt lợn

Ngoài việc sử dụng nước sắc thảo dược cây cứt lợn để uống và xông hơi, bạn có thể chế thành dung dịch nhỏ mũi. Với thành phần chốn viêm tự nhiên, nước nhỏ mũi cây cứt lợn sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi do viêm xoang gây ra.

Chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn; cây hoa ngũ sắc; cỏ hôi

Cây cứt lợn giã nát, ép nước cốt dùng nhỏ mũi giúp thông thoáng khoang xoang

Nguyên liệu:

  • 2 cây cứt lợn có hoa màu tím
  • 1 lọ nước nhỏ mắt rỗng

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng dao cắt bỏ phần rễ cây cứt lợn, sau đó mang thảo dược rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ tạp chất, rồi vớt ra rổ, để ráo.
  • Tiếp đó bạn dùng cối giã nát cây cứt lợn, ép lấy nước cốt rồi cho vào lọ thuốc nhỏ mắt sau khi đã vệ sinh sạch.
  • Mỗi ngày, sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ với nước muối sinh lý, bạn sử dụng dung dịch cây cứt lợn nhỏ vào bên trong hai hốc mũi khoảng 3 – 4 giọt.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp làm thông thoáng hốc xoang, giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Lưu ý: Thời gian đầu khi sử dụng nước cây cứt lợn nhỏ vào mũi sẽ thấy có cảm giác nóng rát. Tuy nhiên các bạn không cần quá lo lắng, đây chỉ là phản ứng tự nhiên và sẽ tự mất đi ngay sau đó. Nhưng nếu tình trạng nóng rát kéo dài, bạn nên ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn.

3.3. Dùng nước ép cứt lợn tẩm bông hút dịch mũi

Đây cũng là cách trị viêm xoang đơn giản từ cây cứt lợn.

Chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn; cây hoa ngũ sắc; cỏ hôi

Dùng bông thấm nước ép cây cứt lợn nhét vào mũi giúp hút dịch nhầy, hốc xoang thông thoáng hơn

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một nắm cỏ xuyến chi, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 5 phút.
  • Sau đó cho xuyến chi vào cối giã nát, ép lấy nước cốt.
  • Khi đã thu được nước ép cây cứt lợn, bạn dùng một miếng bông thấm dung dịch rồi nhẹ nhàng đưa vào hai bên mũi khoảng 15 phút.
  • Với cách này, bông thấm dung dịch cứt lợn sẽ có tác dụng hút dịch mủ trong xoang mũi, từ đó giúp hốc xoang sạch dịch nhờn, thông thoáng.

4. Những lưu ý khi chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn

Như vậy để thấy, cây cứt lợn mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt có thể cải thiện chứng viêm xoang hiệu quả nếu bệnh nhẹ và hợp cơ địa. khi thực hiện chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Cây cứt lợn có mùi hôi nên khó uống, sử dụng có thể gây nôn ói. Do vậy, tránh sử dụng cho các trường hợp như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,…
  • Cây cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ.
  • Đến giai đoạn nước mũi chuyển sang dịch trong, người bệnh nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu tiếp tục dùng cây cứt lợn, mũi sẽ liên tục chảy nước.
  • Khi áp dụng các bài thuốc nếu thấy có dị ứng như phát ban, ngứa, bạn nên ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn.

Mẹo chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn có nhiều ưu điểm như dễ thực hiện, lành tính, không tác dụng phụ mà tiết kiệm chi phí. Các bạn chỉ nên áp dụng các mẹo chưa viêm xoang trên với trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh đã trở nặng hoặc áp dụng nhiều lần không có hiệu quả, người bệnh người bệnh cần tham khảo thêm các bác sĩ để có được hiệu quả điều trị cao.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn

Từ khóa » Hoa Cưt Lợn Chữa Viêm Xoang