Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Giao - Thầy Thuốc Việt Nam

Viêm xoang ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể tiến triển thành viêm xoang mạn tính gây khó khăn trong điều trị. Hiện nay, xu hướng sử dụng cây thuốc để chữa viêm xoang đang được các bác sĩ và bệnh nhân áp dụng bởi sự an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Chữa viêm xoang bằng cây giao là bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả. Bài thuốc này có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng gây khó chịu của bệnh viêm xoang.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Tìm hiểu về cây giao
  • 2. Chữa viêm xoang bằng cây giao đúng cách
    • Nguyên liệu:
    • Cách thực hiện:
  • 3. Những lưu ý khi chữa viêm xoang bằng cây giao

1. Tìm hiểu về cây giao

Cây giao có nguồn gốc từ Nam phi, loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, càng cua, cây xương khô, thập nhị, cây quỳnh cành giao… Cây giao có tên khoa học là  Euphorbia Tiricabira L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.

Cây giao mọc hoang thành từng bụi cây ở nhiều nơi, mọc trong vừa nhà, rất dễ trồng. Cây giao có thân nhánh tròn, màu xanh lục và bên trong có mủ nhựa không ý bẻ cành nhằm tránh mủ rơi vào mắt.

Cây giao chữa viêm xoang Hình ảnh cây giao trên thực tế (Ảnh sưu tầm)

Một số đặc điểm hình thái giúp nhận diện cây giao ngoài đời:

  • Cây giao cao khoảng 1-1.5m, với cây to mọc lâu năm có thể cao tới 8m, đường kính to bằng cổ tay người trưởng thành
  • Thân cây không có gai, có nhiều nhánh mọc ra xung quanh như xương cá
  • Lá cây giao thương chỉ ở các cành nhỏ, dài 1.2- 1.6cm, mọc thành cụm
  • Quả cây giao hình trái xoan, ít lông

Các thành phần dược liệu có trong cây giao:

  • Nhựa cây giao có chứa hàm lượng lớn Isophorone
  • Nhựa khô tách ra được hoạt chất Euphorion
  • Vỏ thân cây giao chứa cycloeucalenol, euphorginol, taraxasteryl
  • Cành cây non chứa ethanol làm ức chế bacillus subtillis, vi khuẩn staphylococcus aureus
  • Thành phần diterpen ester đóng vai trò là dẫn chất của nhiều dưỡng chất giá trị khác như ancol ingenol,triterpen…

Cây giao tính mát, vị cay. trong Đông y, cây giao được dùng để sát trùng, thúc sữa, khử phong, tiêu viêm, giải độc, chữa mụn cóc…Nhựa cây giao có tính khử khuẩn và sát trùng rất mạnh nhưng lại có độc tính nên không được uống

Người ta thu hái toàn bộ các bộ phận của cây giao để làm thuốc ở dạng tươi hay phơi khô đều được. Cây giao có thể thu hoạch quanh năm.

2. Chữa viêm xoang bằng cây giao đúng cách

Cây giao có rất nhiều công dụng đặc biệt trong điều trị viêm xoang.Trên thực tế có rất nhiều cách chữa được truyền tai nhau, tuy nhiên không phải cách nào cũng đạt hiệu quả tối đa.Dưới đây là cách chữa viêm xoang đúng cách từ cây giao mà bạn nên tham khảo và áp dụng

Nguyên liệu:

Chuẩn bị 15-20 đốt cây giao để đun nước xông

Chuẩn bị 15-20 đốt cây giao để đun nước xông (Ảnh sưu tầm)

  • Chuẩn bị 15 đến 20 đốt cây giao
  • Một ấm đun nước nhỏ (có thể sử dụng ấm đun bằng kim loại, sành hoặc sứ tùy ý). Chú ý dành riêng 1 ấm hoặc xoong để đun nước cây giao để tránh độc từ cây giao dính vào nước uống.
  • Một tờ giấy lớn dài khoảng 50 cm tùy loại có thể sử dụng như giấy vở, giấy lịch lớn hoặc giấy A4

Chú ý KHÔNG để ống giấy quá dài hoặc quá ngắn nhằm tránh các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như ống giấy quá ngắn có thể gây bỏng da, ống giấy quá dài khi xông không đạt kết quả như mong muốn. Nên lưu ý, không dùng giấy báo hoặc giấy có mực viết tay vì có thể nhiễm chì từ mực in hoặc mực viết.

Cách thực hiện:

Sau khi nguyên liệu được chuẩn bị, người bệnh tiến hành chữa viêm xoang bằng cây giao theo các bước sau:

  • Quấn tờ giấy đã chuẩn bị thật chặt, sao cho một đầu ống vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm, đầu còn lại nhỏ hơn sao cho vừa mũi để hít.
  • Tùy theo số lượng đốt cây giao đã chuẩn bị để ước lượng lượng nước, đổ nước vào ấm (cho nước xâm xấp vừa ngập cành giao)
  • Thái nhỏ đốt cây giao và cho vào ấm (cắt cây ngay trên miệng ấm để khi nhựa cây chảy ra có thể nhỏ trực tiếp vào trong ấm, chiều dài cần thái khoảng nửa đốt ngón tay)
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chữa viêm xoang bằng cây giao Cho ống giấy đã quấn sẵn vào miệng vòi ấm (đầu lớn), dùng mũi hít đầu còn lại của ống (Ảnh sưu tầm)
  • Đun lửa thật lớn để nước có thể sôi thật nhanh và sôi bùng lên. Khi thấy phần hơi đã bốc ra nhiều thì vặn nhỏ lửa để hơi có thể bốc ra từ từ.
  • Cho ống giấy đã quấn sẵn vào miệng vòi ấm (đầu lớn). Dùng mũi hít đầu còn lại của ống (đầu nhỏ). Hít từ từ và giữa nguyên trạng thái xông từ 20 đến 50 phút tùy tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Nên chú ý chia đều thời gian xông hai bên mũi để bài thuốc xông đạt hiệu quả hơn
  • Nếu không thể chịu nóng thì có thể tắt bếp, đến khi khói bốc ít dần thì bật bếp lại.

Với cách chữa viêm xoang bằng cây giao này, người bệnh có thể hâm lại cho lần sử dụng sau. Với lần xông kế tiếp, người bệnh chỉ cần cho thêm vài đốt giao là đủ.

Lưu ý kiên trì chữa viêm xoang bằng cây giao 2 lần/ ngày (sáng, tối). Sử dụng từ 3 đến 5 ngày sẽ đạt được kết quả. Tuy nhiên cần phải xông đều cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.

3. Những lưu ý khi chữa viêm xoang bằng cây giao

Chữa viêm xoang bằng cây giao là một trong những cách điều trị viêm xoang mũi hiệu quả, tuy nhiên phương pháp này cũng gây không ít khó khăn và tác hại không lường trước được. Đặc biệt với những người chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về loại dược liệu này.

Sau đây là một số lưu ý người bệnh cần nhớ khi thực hiện phương pháp chữa viêm xoang bằng cây giao tại nhà để tránh các hậu quả không mong muốn.

-Không dùng bài thuốc này cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Trong nhựa giao có tính khử khuẩn và sát trùng rất mạnh nhưng lại có độc vì vậy không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ

Không chữa viêm xoang bằng cây giao cho đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú

Không chữa viêm xoang bằng cây giao cho đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú

-Tuyệt đối không được dùng cây giao theo đường uống, không dùng ấm/xoong đã nấu cây giao để đun nước uống.

Một số ý kiến cho rằng nên dùng cây giao theo đường uống kết hợp với xông để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên  nhiều chuyên gia cho rằng việc uống nước ép, hay sắc thành thuốc uống từ cây giao có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Phỏng rát miệng, cổ họng, ngộ độc, tiêu chảy… Không dùng cây giao theo đường uống theo bất kì hình thức nào.

Ngoài ra, còn một số lưu ý khác cần nhớ đó là:

-Trong cây giao chứa một lượng độc tố rất lớn. Vì vậy, tuyệt đối không cho nhựa giao dính vào mắt vì có thể gây phỏng da, tổn thương giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa. Do đó, khi cắt hái cây giao nên mang theo kính và găng tay phòng hộ

-Nên xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng hơi nóng lúc chất nhựa còn đậm đặc.

-Không xông trực diện với vòi ấm mà phải nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng xông thẳng vào mặt.

-Lưu ý hít sâu vào hốc mũi. Độ nóng hơi nước cần vừa phải để tránh tổng thương niêm mạc mũi

Có những bệnh nhân sẽ cảm thấy sổ mũi nhiều kéo dài từ 2 đến 3 ngày khi sử dụng phương pháp này. Nhưng nếu tiếp tục xông hơi cho những ngày khác nhau sẽ dịu dần và thuyên giảm bệnh. Một số bệnh nhân khác sẽ cảm thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Tuy nhiên cũng sẽ dịu dần cơn đau khi xông tiếp cho tới khi khỏi bệnh.

Với trường hợp người bệnh mắc viêm xoang mạn tính, các triệu chứng của bệnh đã nặng thì phương pháp này gần như không mang lại nhiều tác dụng. Khi đó, bệnh nhân nên tìm các phương pháp khác qua thăm khám và xin lời khuyên từ bác sĩ.

Theo Nội khoa Việt Nam sưu tầm- tổng hợp

Từ khóa » Cay Xong Mui Tri Viem Xoang