Chuẩn Bị Mang Thai Nên ăn Gì Và Uống Thuốc Bổ Gì - Huggies
Có thể bạn quan tâm
Mang thai đối với mẹ cả một khoảng trời bao la với một thiên chức “làm mẹ” niềm vui sướng và niềm hạnh phúc là vậy! nhưng cũng biết bao nỗi niềm lo toan của mẹ lần đầu tiên mong muốn có em bé.
Để chuẩn bị mang thai, Mẹ sẽ cần ăn gì và uống thuốc gì để cho con của mẹ được khỏe mẹ, không bị khiếm khuyết, thông minh và đẹp.
Qua bài viết này, phần nào sẽ cung cấp những thông điệp đến cho mẹ và cho bố về những việc cần thiết để bổ sung những dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và những viên thuốc bổ cần thiết để giúp cho mẹ chuẩn bị mang thai được hoàn thiện nhất, cũng như những phần lưu ý quan trọng cho mẹ trước khi mang thai với đứa con thiên thần của mẹ.
Những bước chuẩn bị mang thai quan trọng trước 3 tháng
Đầu tiên bố và mẹ lên kế hoạch có em bé trong 3 tháng tới. Bố và mẹ cần xem lại sức khỏe của bản thân, bằng các đi khám tiền sản, nhằm phát hiện những tiềm ẩn nguy cơ của mẹ và của bố. Đặc biệt bản thân bố mẹ, nếu có các bệnh lý, tăng huyết áp, đái tháo đường, dị ứng thuốc hay dị ứng thức ăn và các yếu tố bệnh lý khác. Cần phải được hiểu rõ và có biện pháp phòng tránh những loại thức ăn hay những loại thuốc khi dùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bố và của mẹ.
Cụ thể nếu mẹ có tiền căn bệnh tăng huyết áp hay gia đình trong cùng huyết thống có bệnh lý tăng huyết áp này, thì ngoài việc điều trị huyết áp ổn định thường xuyên, việc ăn uống các thực phẩm hàng ngày cần giảm muối, đặc biệt trong các món ăn khi chế biến không nên nêm mặn. Cần ăn lạt.
Mẹ có tiền căn bệnh lý đái tháo đường, điều cần thiết phải luôn luôn giữ cho đường huyết của mẹ ổn định. Trong bữa ăn hàng ngày, cần tránh các loại thực phẩm ngọt, không ăn các loại bánh dạng ngọt, không ăn kẹo và các loại trái cây ngọt như mít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, nhãn, vải…
Mẹ có tiền căn dị ứng về thuốc hay các loại thức ăn hàng ngày, thì cũng cần tránh, không nên dùng các loại thực phẩm hay các loại thuốc bổ mà khi dùng gây dị ứng cho mẹ.
Mẹ có số đo quá mức so với chỉ số BMI (Body Mass Index), BMI = (trọng lượng cơ thể ,kg)/ (chiều cao x chiều cao, mét), cụ thể BMI từ 30 trở lên, thì việc ăn uống hàng ngày cần tiết chế, cần phải năng luyện tập thể dục thể thao, làm sao giảm cân nặng xuống. Để việc có thai được tốt.
Ngoài ra các bệnh lý khác, mẹ cần được tư vấn bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo: Những việc cần làm trước khi mang thai
Chuẩn bị mang thai nên ăn gì?
Đây là câu hỏi với biết bao mẹ khi muốn có em bé, trong đầu luôn luôn đưa ra câu hỏi này, mẹ sẽ bắt đầu từ lúc nào trước khi mẹ “cấn bầu”.
Để hình thành trứng trưởng thành từ mẹ, cần khoảng thời gian từ 3 tháng trở đi, ban đầu là nang nguyên thùy, qua quá trình tăng trưởng để trở thành trứng vượt trội và rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh. Do vậy, mẹ muốn con của mẹ khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu hình thành, thì mẹ cần ăn uống trước 3 tháng khi mẹ muốn mang thai. Đây chính là lý do mà các chuyên gia sinh sản khuyên các mẹ muốn có thai cần chuẩn bị từ 3 tháng trước.
Tham khảo: Thời điểm dễ thụ thai
Các nguồn thực phẩm mà mẹ cần thiết bổ sung hàng ngày:
Nguồn chất đạm: Protein không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe của mẹ chuẩn bị mang thai mà còn tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển, là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, cho kết quả cao hơn tăng trên 20% so với nguồn bổ sung lượng đạm trung bình. Nhu cầu trung bình một bữa ăn hàng ngày trong khẩu phần ăn, lượng đạm cần thiết là 25%. Protein có rất nhiều trong thịt (như thịt bò, thịt heo, thịt dê) các loại cá nước ngọt, các loại cá biển dùng tốt như cá nục, cá cơm, cá hồi, cá chim, tôm cua ghẹ các loại hải sản khác mẹ nên sử dụng hàng ngày. Trứng, sữa, các loại ngũ cốc, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, đậu đỏ, hạt óc chó, hạt điều…cũng rất tốt.
Nguồn chất bột: gạo tẻ, gạo nếp, khoai, bắp các nguồn dinh dưỡng tại địa phương nơi mẹ sinh sống cần tận dụng thực phẩm hàng ngày.
Nguồn vitamin và chất xơ từ nguồn trái cây và rau xanh: mẹ cần ăn các loại trái cây tươi hàng ngày, mùa nào trái cây đó mẹ nên tận dụng tốt trong bữa ăn hàng ngày của mẹ như cam, bưởi, quít, xoài, dưa dấu, dứa, mận, chuối… tất cả các loại trái cây mẹ vẫn dùng tốt, mỗi loại sẽ cung cấp các loại vitamin A, B, C, E …đặc biệt các loại rau xanh đậm màu, đó là nguồn cung cấp tốt các vitamin và các muối khoáng như sắt, kẽm. nhằm giúp cho trứng trưởng thành tốt.
Tham khảo: Làm sao để có thai nhanh nhất
Các nguồn thức ăn hàng ngày cần thiết đối với bố nên sử dụng:
Để bảo đảm tinh trùng của bố được khỏe mạnh, bố cần tập thói quen ăn uống hợp lý với các nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày đầy đủ chất: bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột, vitamin và muối khoáng, kèm chất xơ. Đặc biệt nguồn cung cấp nước hàng ngày trung bình từ 1,5 – 2 lít nước. Việc bắt đầu thực hiện tốt cho chế độ ăn uống trước 1 tháng, khi mà bố mẹ muốn có thai.
- Nguồn chất đạm: thịt bò, thịt nạc heo, thịt dê, trứng, hàu, tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tộc , sò và các loại cá.
- Nguồn chất béo: Cung cấp từ các chất béo từ động vật và thực vật, tốt nhất sử dụng nguồn chất béo từ thực vật như dầu nành, dầu ô liu, dầu hướng dương.
- Nguồn chất bột: Gạo tẻ, gạo lức, gạo nếp, bánh mì còn nguyên cám, các loại đậu, khoai lang, khoai tây, bắp.
- Nguồn Vitamin và chất xơ , sử dụng từ trái cây và rau xanh: trái cam, trái bơ, trái dưa hấu, chuối, nấm, các loại rau xanh đậm màu như rau cải, rau muống, rau tần ô …
- Các nguồn thực phẩm bố mẹ cần tránh không nên sử dụng.
- Nước ngọt uống đóng chai, nước có phẩm màu, nước có ga là những thực phẩm nên hạn chế trước khi bắt đầu kế hoạch mang thai. Đây là những thủ phạm làm lượng đường trong máu tăng cao và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mẹ.
- Các loại cá ở biển có hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá kình, cá kiếm, cá mập. Bố mẹ không nên ăn, vì sẽ ảnh hưởng lên ống thần kinh và não bộ của thai nhi, thai chậm tăng trưởng.
- Các loại nước có cồn như rượu, bia, chất kích thích. Hút thuốc lá. Cả bố và mẹ không nên sử dụng. Trà, café cần hạn chế vì ảnh hưởng chất lượng tinh trùng và chất lượng trứng thụ tinh.
Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì?
Chuẩn bị mang thai, bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ cũng cần bổ sung thêm một số loại thuốc bổ để giúp nâng cao sức khỏe mẹ, tăng khả năng thụ thai và đặc biệt phòng ngừa được các dị tật thai nhi, ngừa được các biến cố cho mẹ, cho thai trong suốt thai kỳ.
Trên thực tế, các loại “thuốc bổ” không được xem là thuốc mà là thực phẩm bổ sung. Loại thuốc bổ trước khi mang thai này có tác dụng cung cấp thêm các chất dinh dưỡng ngoài bữa ăn của mẹ. Những dưỡng chất được bổ sung thường là vitamin và các khoáng chất vi lượng dễ bị thiếu hụt do ăn uống không đủ chất hoặc do bị phân hủy trong quá trình chế biến, đun nấu thức ăn. Khi chuẩn bị mang thai, mẹ đều được khuyên uống bổ sung các thuốc bổ để đảm bảo cơ thể không thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển ban đầu của thai nhi.
Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo cần bổ sung 3 loại chất cần thiết nhất trước khi mang thai 3 tháng đó là Acid folic (Vitamin B9), sắt, can xi và DHA (Omega 3).
Tham khảo: Muốn có thai nhanh phải làm thế nào
Acid folic (Vitamin B9):
Acid folic cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể mẹ để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào. Nhu cầu về chất này tăng cao ở mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng. Nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào như ở trẻ sơ sinh và mẹ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi ADN và giúp tránh đột biến ADN vốn là một yếu tố gây ung thư.
Chính vì có tác dụng giúp tái tạo tế bào như vậy mà Axit folic có thể được sử dụng để phục hồi phục sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi sự cố thiếu máu hay tổn thương nội mạng tế bào.
Axit folic đặc biệt cần thiết cho tất cả các mẹ có ý định mang thai. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ axit folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.
Một trong các nguy cơ cho bào thai nếu thiếu axit folic là bệnh khuyết tật ống thần kinh. Bệnh này có thể gây ra sự hở xương sống, hở hộp sọ và thậm chí vô não. Nguy cơ này có thể giảm nếu uống thêm thuốc bổ hỗ trợ chứa axit folic, ngoài chế độ dinh dưỡng giàu axit folic bình thường.
Theo một số tài liệu, mẹ nên uống thêm khoảng 400 microgam axit folic từ thuốc bổ trước khi mang thai nhằm hỗ trợ hằng ngày, cùng với bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này giúp đạt được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày về axit folic cho phụ nữ mang thai là 600 microgam.
Chất sắt:
Là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là mẹ có thai và trẻ sơ sinh. Trong thai kỳ, thể tích máu của mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Do vậy, mẹ cần được bổ sung sắt mỗi ngày với liều lượng 60 mg.
Trên thực tế các nhà sản xuất thường phối hợp chung các thành phần vitamin và muối khoáng chung Acid folic phối hợp sắt và một số các vitamin, muối khoáng khác. Các loại thuốc bổ trước khi mang thai trên thị trường mà mẹ có thể dùng: Tardyferon B9, Fermovit, Procare…Mẹ nên uống sau bữa ăn.
Khi uống thuốc không nên uống chung với nước trà, hay café vì trong trà và café có chất tanin, chất này ngăn cản hấp thu chất sắt. Nên dùng thêm Vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu của chất sắt.
Can xi:
Cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương và răng của thai nhi và trẻ sơ sinh.Giảm nguy cơ loãng xương sau này. Có thể ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật và sinh non.
Trung bình mẹ nên bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho cơ thể. Thường uống không chung với lại thuốc sắt và acid folic.
Omega3 (DHA)
Là chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Do vậy mẹ cần uống thuốc bổ sung Omega 3 mỗi ngày 300 mg, ngay từ giai đoạn đầu ý định có thai.
Tóm lại: mẹ cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày và bổ sung một số thuốc bổ nhằm hỗ trợ các chất cần thiết cho trứng được khỏe mạnh, khả năng mang thai thành công, thai nhi hình thành khỏe mạnh.
Những điều cần làm trước khi mang thai
Ba và mẹ nên lưu ý và làm những điều dưới đây nếu như có kế hoạch mang thai:
- Không nên uống rượu: việc uống rượu sẽ khiến sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng và trẻ có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn thai nhi do uống rượu bào (FAS).
- Luôn vui vẻ: việc giữ tinh thần luôn ở trạng thái tốt trước khi mang thai cũng hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của thai nhi sau này. Ba và mẹ cũng không nên làm việc quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi.
- Hạn chế tiếp xúc với hoá chất: mẹ không nên dùng quá nhiều mỹ phẩm cũng như tiếp xúc với các hoá chất độc hại.
- Không hút thuốc: các mẹ có thói quen hút thuốc có thể sẽ gặp phải những vấn đề như sinh non, em bé bị thiếu cân hoặc có những bệnh về thần kinh. Bên cạnh đó, các em bé sinh ra từ mẹ có thói quen hút thuốc sẽ có xu hướng hút thuốc sớm do nghiện nicotine sinh lý.
- Không nên ăn quá nhiều đồ bổ: việc ăn nhiều đồ bổ có thể mang lại tác dụng ngược. Có quá nhiều chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể cùng lúc trước khi mang thai, sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Thụ thai hoặc tìm hiểu Cách tính ngày rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất bạn nhé.
Từ khóa » Cần ăn Uống Gì Khi Mang Thai
-
Phụ Nữ Mới Mang Thai Nên ăn Gì để Con Khỏe Mạnh? - Procare
-
Mang Thai Tháng đầu ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi? | Vinmec
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai
-
Bác Sĩ Sản Phụ Khoa Gợi ý 9 Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu Không Nên Bỏ ...
-
Top 10 Thực Phẩm Tốt Cho Phụ Nữ Mang Thai - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
9 Lưu ý Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Mẹ Bầu Không Thể Bỏ Qua
-
8 Dưỡng Chất Quan Trọng Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Trong Thai Kỳ
-
Bà Bầu Nên ăn Gì Tốt Cho Cả Mẹ Và Thai Nhi? - PreIQ
-
Bầu Tháng đầu Nên ăn Gì Và Tránh ăn Gì để Thai Nhi Khỏe Mạnh?
-
Mang Thai Tháng đầu Nên ăn Gì - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn - DoctorTuan
-
Góc Giải đáp: Mang Thai Tháng đầu ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi? | Medlatec
-
Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai Nên ăn Gì? - Monkey
-
Mẹ Tăng Cân, Con Thiếu Chất Vì Những Lầm Tưởng - Ăn Gì để Vào Con ...
-
Kiến Thức Dinh Dưỡng Cần Nắm Trước Khi Mang Thai - Ferrovit