[CHUẨN NHẤT] Các Loại Cây Có Rễ Cọc? - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Rễ cây là thành phần quan trọng nhất của thực vật, có nhiều chức năng quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển trong bất kỳ điều kiện nào. Hệ thống rễ cây da dạng như: Rễ cọc, rễ chùm, ...Cùng Toploigiai tìm hiểu về Các loại cây có rễ cọc qua bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung Đặc điểm nhận dạng cây rễ cọc, các loại cây rễ cọcCác loại cây rễ cọcCây bưởiCây mítCây hồng xiêmCây camĐặc điểm nhận dạng cây rễ cọc, các loại cây rễ cọc
Rễ cọc hay còn được nhắc đến với cái tên khác như rễ trụ. Đặc điểm nổi bật của cây rễ cọc là những cây có bộ rễ gồm rễ chính phát triển và đâm sâu xuống dưới lòng đất như một cái cọc, một cái trụ, xung quanh là những rễ bên nhỏ không đáng kể mọc ở xung quanh.
Loại rễ cọc thường xuất hiện chủ yếu ở cây hai lá mầm, những cây có rễ cọc thường khỏe, vững chắc vì rễ trụ đâm sâu vào lòng đất. Do vậy nên những cây dễ cọc có khả năng chịu được sự tác động của yếu tố thiên nhiên như gió hay bão.
Các loại cây rễ cọc
Cây bưởi
- Cây bưởi hay còn có tên gọi khác là cây bòng Thuộc họ Rutaceae – Họ cam. Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, có bộ rễ cọc và vỏ thân cây bưởi có màu vàng nhạt, có nhiều kẽ nứt trên thân cây dọc từ gốc lên ngọn.
- Bưởi là loại cây ăn quả với nhiều công dụng từ thân cành, hoa, lá, quả:
+ Mùi hương hoa bưởi thoang thoảng giúp tinh thần sảng khoái. Đồng thời hoa bưởi là nguyên liệu để ướp hương thơm cho các món ăn và để chiết xuất nước hoa, chế biến mỹ phẩm.
+ Những tép bưởi thơm ngon, dịu ngọt giúp giải nhiệt trong ngày hè, hỗ trợ chữa nhiều bệnh: tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, người bị mỡ trong máu tăng, béo phì.
+ Đối với hoa và lá bưởi thường hay được nấu với các loại lá cây thơm: hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, ngải cứu… dùng để xông hơi khi cảm cúm, nấu nước gội đầu.
+ Trong cùi trắng của quả bưởi có chứa pectin, maringin, tinh dầu, hesperidin, đây là những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và phòng chống các bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, bảo vệ sự bền vững của mao mạch, tai biến mạch máu não,…
Cây mít
Mít - loài cây có xuất xứ từ Ấn Độ, là cây ăn quả có khả năng sinh trưởng tốt nên được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt Việt Nam:
+ Rễ: Cây Mít có bộ rễ cọc chắc khỏe ăn sâu vào trong lòng đất, giúp cho cây ít bị đổ ngã và sâu bệnh.
+ Thân: Thân cây có màu xám sẫm, nhiều cành tán có chiều cao từ 10 - 30m. Đường kính thân cây mít khi cây còn nhỏ dao động từ 10 - 20cm và trên 30cm khi lớn.
+ Lá: Lá câu Mít có lá đơn, mọc cánh, hình trái xoan, có màu xanh bóng ở mặt trên.
+ Hoa mít (Dái mít): Mít có hoa đơn tính đồng chu, hoa đực hình bông đuôi sóc, cụm hoa thường có lông tơ dài và lá bắc hình khiên. Hoa cái có hình bầu dục, mọc trên thân hoặc các cành già.
+ Quả: Quả mít thuộc dạng quả phức (gồm nhiều quả thật bên trong), dài khoảng 30 - 60cm, đường kính dao động từ 18 - 30cm, vỏcó nhiều gai.
+ Hạt: Hạt hình thuôn dài từ 2 - 4cm, rộng 1,5 - 3cm. Trong hạt không có nội nhũ, có 2 lá đài. Hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể sử dụng như hạt lương thực để nấu ăn hoặc có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.
Cây hồng xiêm
Hồng xiêm là loài cây ăn quả có thân gỗ, khi thân trưởng thành sẽ có lớp vỏ xù xì màu xám. Thân cây hồng xiêm phân cảnh thấp, tạo tán rộng đề giúp tăng năng suất cho quả.
Cây hồng xiêm là loài cây điển hình của khí hậu Nhiệt Đới với lá cây có kích thước lớn, mặt trên của lá cây màu xanh bóng. Hồng xiêm là cây chứa nhiều nhựa và nhựa của hồng xiêm được sử dụng để làm Nhựa mủ, chất Latex - đây là loại chất cơ sở để sản xuất các loại kẹo cao su.
Cây có rễ ăn sâu vào lòng đất tới 5m thậm chí có thể ăn sâu tới 10m. Hệ rễ cây phát triển giúp cây dễ dàng tổng hợp chất dinh dưỡng đồng thời lấy được đầy đủ dinh dưỡng để tạo quả.
Cây cam
Cây cam có nguồn gốc từ các nước khu vực Đông Nam Á, đây là loài cây được xem là loại cây ăn quả chủ lực của nước ta. Quả cam là mặt hàng có thị trường tiêu thụ rộng cả trong và ngoài nước.
Các đặc trưng sinh học của cây cam:
+ Rễ: Rễ cọc, phân bố nông, các rễ bất định phát triển mạnh.
+ Thân, cành: Thân gỗ, có dạng trụ hoặc bán bụi. Trên thân cành có thể có gai tùy vào giống cây.
+ Lá: Lá màu xanh đậm, có hình elip, cuống lá có eo hay còn gọi là cánh lá.
+ Hoa: Có từ 4 - 5 cánh hoa, cánh hoa màu trắng, có mùi đặc trưng.
+ Quả: Quả có hình cầu; vỏ quả bao gồm 2 lớp, 1 lớp chứa tinh dầu, 1 lớp màu trắng xốp phần ruột bao gồm nhiều múi mọng nước.
Từ khóa » Cây Có Rễ Phụ
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Phụ A. Tất Cả Các Phương án đưa Ra
-
BÀI 43 RỄ CÂY - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Phụ ?
-
Bài 43: Rễ Cây - Tự Nhiên Xã Hội - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học
-
Tên Các Loại Cây Có Rễ Phụ
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Phụ Tất Cả Các Phương án đưa Ra Si...
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Phụ? - HOC247
-
Phân Loại Và Mô Tả Một Số Loại Rễ Cây - Dược Liệu
-
Rễ Cây: Phân Loại Và Cấu Tạo Của Rễ Cây
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Phụ? - Trắc Nghiệm Online
-
Rễ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kể Tên Các Loại Cây Có Rễ Củ Và Rễ Phụ Và Rễ Chùm Và Rễ Củ