[CHUẨN NHẤT] Công Thức Phân Tử Của Etanol - TopLoigiai

Câu hỏi: Công thức phân tử của etanol là: 

A. C2H4O2 

B. C2H4O     

C. C2H6 

D. C2H6O

Trả lời:

Đáp án: D. C2H6O

Công thức phân tử của etanol là: C2H6O

etanol là gì?

[CHUẨN NHẤT] Công thức phân tử của etanol

Sau đây, mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về Etanol qua bài viết dưới đây.

Mục lục nội dung 1. Etanol là gì?2. Công thức phân tử của Etanol3. Tính chất vật lý của Ethanol4. Tính chất hóa học của Ethanol5. Những tác dụng phổ biến của etanol6. Nguy cơ tác hại từ etanol bạn nên biết

1. Etanol là gì?

Ethanol là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của ancol, có công thức hóa học là C2H6O hay C2H5OH. 

Ethanol có rất nhiều tên gọi khác nhau như Etanol, rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn công nghiệp.

Ethanol đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nó sẽ là tương lai của nhiều ngành công nghiệp và là nhiên liệu tiềm năng vô cùng lớn.

Trong cuộc sống hằng ngày ta vẫn hay gọi nó là rượu. Và rượu có công thức hóa học là C2H5OH. 

2. Công thức phân tử của Etanol

Cacbon ở nhóm metyl (CH3–) liên kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (–OH).

3. Tính chất vật lý của Ethanol

- Ethanol là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi thơm nhẹ và dễ cháy. Có vị cay đặc trưng.

- Ethanol tan vô hạn trong nước.

- Nhẹ hơn nước với  khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C).

- Dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ 78,39 độ C, hóa rắn ở -114,15 độ C.

4. Tính chất hóa học của Ethanol

Mang tính chất của một rượu đơn chức

Phản ứng thế H của nhóm -OH 

Tác dụng với kim loại 

  • PTPƯ:   2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2

Phản ứng với Cu(OH)2

  • PTPƯ:  2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2  → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Phản ứng thế nhóm -OH 

Phản ứng với axit vô cơ

  • PTPƯ: C2H5-OH + H-Br → C2H5-Br + H2O

Phản ứng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

  • PTPƯ: CH3COOH + C2H5-OH → CH3COOC2H5 + H2O

Lưu ý:

  • Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng.
  • Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

Phản ứng với ancol (điều kiện phản ứng H2SO4 đậm đặc, 1400C)

  • PTPƯ: C2H5-OH + H-O-C2H5 → C2H5-O-C2H5 + H2O

Phản ứng tách nhóm -OH (phản ứng tách H2O) (điều kiện phản ứng H2SO4 đậm đặc, 1700C)

PTPƯ:

  • CH3-CH2-OH  → CH2=CH2 + H2O
  • CH3-CH2-CHOH-CH3  → H2O + CH3-CH=CH-CH3 (sản phẩm chính)
  • → H2O + CH3-CH2-CH=CH2 (sản phẩm phụ)

Phản ứng oxi hóa

Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (phản ứng cháy)

– Đối với ancol no, đơn chức mạch hở 

  • CnH2n+2O + (3n/2)O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

– Đối với ancol no, đa chức mạch hở 

  • CnH2n+2Ox + (3n+1-x)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (oxi hóa hữu hạn)

  • C2H5OH + CuO  → CH3-CHO + H2O + Cu

5. Những tác dụng phổ biến của etanol

Khi sử dụng etanol, bạn cần phải hiểu rõ tác dụng của nó là gì để có hướng sử dụng an toàn, phù hợp.

Trong công nghiệp

Etanol được dùng để làm nguyên liệu sản xuất các hợp chất hữu cơ khác. Phần lớn chất etanol đều được làm dung môi là chủ yếu. Trong ngành công nghiệp dược phẩm, sơn, nước hoa, dệt may, in ấn…

Nó cũng được sử dụng để làm nhiên liệu sử dụng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm, sử dụng xăng thay cho nhiên liệu động cơ đốt trong. Trong ngành mỹ phẩm, nó đóng vai trò là một dung môi hòa tan các chất, ngừa sự kết tinh của các thành phần trong mỹ phẩm.

Trong ngành thực phẩm, đồ uống

Etanol thường được sử dụng làm thành phần chính của các loại đồ uống có cồn. Chúng sẽ được chuyển hóa như 1 loại năng lượng nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng. Nếu uống 1 lượng vừa phải thì sẽ rất tốt cho đường tiêu hóa. 

Nhưng bạn cũng không nên lạm dụng mà uống quá nhiều rượu. Nếu như để nồng độ cồn trong máu quá 0,5% thì sẽ gây ra hiện tượng hôn mê sâu hoặc tử vong.

Trong ngành y tế, dược phẩm

Trong lĩnh vực tế, cồn etanol được ứng dụng rất rộng rãi bởi chúng các tác dụng chống vi sinh vật, vi khuẩn. Thậm chí, etanol cũng được sử dụng để sản xuất thuốc ngủ vì nó có khả năng gây buồn ngủ.

Với dung dịch khoảng 70% – 90% etanol thì có thể được dùng để tiệt trùng các loại thiết bị, dụng cụ hoặc vết thương… Hơn nữa, dung dịch trên cũng có tác dụng chống lại phần lớn các loại vi khuẩn, nấm và nhiều loại virus. Khi dùng etanol để sát khuẩn vết thương, tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ mà sẽ dùng các loại cồn có nồng độ khác nhau.

6. Nguy cơ tác hại từ etanol bạn nên biết

Nếu không biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như:

- Rất dễ gây cháy nổ vì bản thân chất này là chất dễ cháy, dễ bắt lửa. Nếu không bảo quản đúng cách sẽ gây nhiều thiệt hại về người và của.

- Khi vào cơ thể người, etanol sẽ được chuyển hóa thành axetal dehyt, một loại có độc tính cao.

- Thậm chí có thể gây tử vong nếu như nồng độ cồn trong máu đạt đến 0,4% – 0,5% hoặc cao hơn thế. Nếu nồng độ khoảng từ 0,3% – 0,4% thì sẽ dẫn đến hôn mê. Nếu nồng độ khoảng 0,1% cũng có thể gây ra tình trạng say.

- Sự phát triển của etanol cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển của Acinetobacter baumannii, 1 loại vi khuẩn gây viêm màng não, viêm phổi, viêm nhiễm hệ bài tiết.

Bên cạnh đó, nó cũng sẽ gây hại đến da tay nếu bạn không sử dụng đúng cách. Thông thường trong các loại nước rửa tay khô sẽ có thành phần cồn y tế khoảng 70-75 độ, chất diệt khuẩn, nước tinh khiết, hương liệu tạo mùi. Etanol có tác dụng sát khuẩn trong mức độ cồn 60-90%, nếu thấp hơn mức này, tay của bạn cũng không được bảo vệ khỏi vi khuẩn.

Từ khóa » Công Thức Electron Của Etanol