[CHUẨN NHẤT] Công Thức Tính Công Suất điện - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Công suất điện của một đoạn mạch là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Vậy Công thức tính công suất điện như thế nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung Điện năng là gì?Công và công suất của dòng điệnCông thức tính công suất dòng điệnMột số vấn đề xoay quanh công suất điệnĐiện năng là gì?
Điện năng là năng lượng được cung cấp bởi dòng điện hay nói một cách khác thì dòng điện có khả năng thực hiện công và có thể cung cấp nhiệt lượng để làm thay đổi nhiệt năng của các vật nên dòng điện có mang năng lượng.
Công và công suất của dòng điện
Công của dòng điện là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Công suất điện của một đoạn mạch là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Công suất điện có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Công suất điện có ký hiệu là P, đơn vị đo là W
Công thức tính công suất dòng điện
Công suất điện xoay chiều:
Công suất điện của mạch điện xoay chiều được tính theo công thức:
P = U.Icos(φu– φi) = UIcosφ
Trong đó:
- P: công suất của mạch điện xoay chiều (W)
- U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V)
- I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A)
- cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều
Điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều được tính theo công thức sau:
Điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều tương tự như của mạch điện có dòng điện không đổi, được xác định bằng biểu thức sau:
W = P*t
Trong đó:
- W: điện năng tiêu thụ (công của mạch điện) (J)
- P: công suất mạch điện (W)
- t: thời gian sử dụng điện (s)
Để đo điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều, người ta sử dụng công tơ điện. Lúc này, điện năng tiêu thụ được tính theo đơn vị là kWh (số điện):
1 số điện = 1kWh = 1000(W).3600(s) = 3 600 000 (J).
Một số vấn đề xoay quanh công suất điện
a. Ý nghĩa của công suất ghi trên các thiết bị điện
- Ở các thiết bị gia dụng sử dụng điện năng, nhà sản xuất sẽ đề các chỉ số về công suất hay công suất tiêu thụ điện ví dụ như: Tủ lạnh có đề công suất là 120W tức là trong vòng 1 giờ đồng hồ, tủ lạnh sẽ tiêu thụ hết 120W điện.
Trên thực tế, số W ghi trên một thiết bị điện cho người dùng biết được công suất định mức của dụng cụ đó nghĩa là công suất điện của thiết bị khi nó hoạt động bình thường.
- Nếu trên dụng cụ điện (ví dụ bóng đèn) có ghi 220V-300W thì có nghĩa là bóng đèn này phải được sử dụng ở hiệu điện thế định mức là 220V, khi đó công suất tiêu thụ là 300W thì đèn sáng bình thường.
- Bên cạnh đó, từ công thức tính lượng điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện, ta có thể tính được lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của đồ dùng điện.
- Điện năng tiêu thụ được tính bằng đơn vị KW/h hoặc W/h.
1kWh = 1000Wh= 1 số điện.
Giả sử một chiếc tủ lạnh có công suất là 120W, tức là mỗi giờ tủ lạnh sẽ ngốn 0.120kW điện. Vậy trong một ngày tủ lạnh sẽ tiêu thụ:
0.120 x 24 = 2.88kWh điện và 1 tháng thiết bị này sẽ tiêu tốn 86.4 số điện.
- Ta có thể áp dụng công thức tính này đối với các thiết bị điện khác trong gia đình để biết được lượng điện năng mà các thiết bị điện tiêu thụ trong một tháng là bao nhiêu.
Từ việc tổng hợp tất cả các công suất của các thiết bị trong gia đình, ta thực hiện cộng các giá trị lại để có tổng công suất tiêu thụ điện của các thiết bị điện trong gia đình, từ đó lên kế hoạch sử dụng điện năng phù hợp nhất.
Trong các thiết bị điện tử thường được trạng bị một linh kiện rất quan trọng đó là tụ điện.
b. Các cách tính công suất tiêu thụ điện 3 pha
Gần như 100% các thiết bị sử dụng điện trong cuộc sống của chúng ta hiện nay đều sử dụng nguồn điện 3 pha để hoạt động.
Vì thế, nhiều người dùng sẽ quan tâm đến việc tính toán công suất tiêu thụ điện 3 pha của thiết bị để quyết định có nên mua thiết bị đó hay không. Vậy có những các tính công suất tiêu thụ của động cơ 3 pha nào?
Công thức 1:
P = (U1 x I1 + U2 x I2 + U3I3) x H
Trong đó :+ H là thời gian tính bằng giờ,+ U là điện áp+ I là dòng điện
Ngoài ra, công suất tiêu thụ của bóng đèn được tính như sau:
P = U x I x H
Thông thường thì chúng ta thấy trên đồng hồ là chỉ số P(KWh)Công thức 2:
P = U.I.cosφ
Trong đó,
- I là cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi tải
- Cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải
c. Phân biệt các đơn vị chỉ công suất kW, kVA
- kVA có nghĩa là gì?
ta có:
+ k là viết tắt của kilo
+ V là viết tắt của từ Volt
+ A là viết tắt của Ampere
Trong mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến S là vecto tổng của công suất thực P và công suất phản kháng Q.
Volt-Ampere được viết tắt là VA, là đơn vị đo công suất của dòng điện. Đơn vị này được tính bằng cách nhân hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere.
Trong mạch điện một chiều, VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA thường được dùng để tính công suất biểu kiến còn Watt được dùng để tính công suất thực.
Trên một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn so với công suất thực.
- kW là gì?
+ K là viết tắt của kilo
+ W là viết tắt của Watt – là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế. Đơn vị này được lấy theo tên của nhà khoa học James Watt.
Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong một khoảng thời gian Δt.
1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Jun trong 1 giây.
Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P(t) = U (t) x I(t).
Với U(t); I(t) là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t khi chúng không lệch pha.
d. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
Đoạn mạch AB được nối với một nguồn điện, khi đó nguồn điện sẽ tạo ra một hiệu điện thế U giữa hai điểm A và B, sinh ra dòng điện dịch chuyển trên đoạn mạch AB.
Dòng điện đi qua điện trở R làm điện trở nóng lên. Như vậy, đoạn mạch đã tiêu thụ điện năng và chuyển hóa nó thành nhiệt năng.
Thay điện trở R bằng một bóng đèn dây tóc, bóng đèn sáng lên khi có dòng điện chạy qua. Như vậy điện năng của đoạn mạch đã chuyển hóa thành quang năng.
Khi trong đoạn mạch không có điện trở hoặc thiết bị tiêu thụ điện năng, nếu nối trực tiếp cực âm và cực dương của nguồn điện với nhau (nối tắt) thì trong mạch sẽ xảy ra hiện tượng đoản mạch (hay ngắn mạch).
Hiện tượng đoản mạch có khả năng sinh ra nguồn nhiệt lượng rất lớn có thể gây cháy, nổ dây dẫn rất nguy hiểm.
RCCB là một thiết bị được trang bị khả năng cắt ngắn mạch hiệu quả.
Từ khóa » Công Thức Tính Công Suất Trung Bình Của Dòng điện
-
Công Suất Tiêu Thụ Là Gì? Công Thức Tính Công Suất điện Năng
-
Công Thức Tính Công Suất Trung Bình - Mobitool
-
Công Thức Tính Công Suất Trung Bình Của Lực Kéo Hay Nhất - Vật Lí Lớp 8
-
Công Suất Tiêu Thụ Của Mạch điện Xoay Chiều, Công Thức Tính Hệ Số ...
-
Công Thức Tính Công Suất Trung Bình - CungDayThang.Com
-
Công Thức Tính Công Suất - Công Suất Trung Bình - Hệ Số Công Suất
-
Công Suất Trung Bình Của Mạch Xoay Chiều - Vật Lý 12
-
Công Thức Tính Công Suất Trung Bình Và Bài Tập Có Lời Giải Dễ Hiểu
-
Công Suất điện Là Gì? Công Thức Tính Công Suất điện Tiêu Thụ
-
Công Suất Tiêu Thụ điện Trung Bình Của đoạn Mạch Là.
-
Công Suất Là Gì? Công Thức Tính Công Suất Chính Xác 100%
-
Công Thức Tính Công Suất Tiêu Thụ điện Của Thiết Bị điện | GPsolar
-
Lý Thuyết Công Suất điện Tiêu Thụ Của Mạch điện Xoay Chiều. Hệ Số ...
-
Công Suất Trung Bình Của Dòng điện Xoay Chiều Không được Tính Bởi ...