(CHUẨN NHẤT) Đặt Câu Ghép - Top Lời Giải

Tổng hợp một số câu ghép chuẩn nhất và thường sử dụng nhất, giúp các em hiểu rõ hơn về sự phong phú của ngữ pháp Tiếng Việt. 

1. Trời mưa to nên đường rất trơn.

2. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.

3. Bầu trời quang đãng, những đám mây trôi bồng bềnh.

4. Con mèo bắt chuột, con chó canh nhà.

5. Chúng em ca hát, chim hót líu lo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu ghép nhé.

Mục lục nội dung 1. Câu ghép là gì?2. Công dụng của câu ghép3. Phân loại câu ghép4. Hướng dẫn bạn cách đặt câu ghépVí dụ về câu ghép lớp 5

1. Câu ghép là gì?

- Câu ghép là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế đều có cấu tạo giống câu đơn (có chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác

- Không thể tách mỗi cụm chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu ghép đều có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với những vế câu khác. Tách mỗi vế trong câu ghép thành 1 câu đơn sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

Đặt câu ghép

Ví dụ:

- Mẹ đi làm và em đi học.

+ Vế thứ nhất của câu ghép là: Mẹ đi làm. Trong đó “Mẹ” là chủ ngữ (CN1), “đi làm” là vị ngữ (VN1)

+ Vế thứ 2 của câu ghép là: Con đi học. Như vậy “con” là chủ ngữ (CN2), “đi học” là vị ngữ (VN2)

2. Công dụng của câu ghép

- Câu ghép giúp chúng ta tránh tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nêu rõ ràng, trọn vẹn về ý nghĩa diễn đạt. Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ hay nói chuyện, đôi khi có những ý dài mà chúng ta muốn nói. Nếu cứ sử dụng hình thức câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung vấn đề bị trở nên dàn trải và câu văn cũng thiếu sự cô đọng, tinh tế. 

- Sử dụng câu ghép sẽ giúp các bạn tóm gọn nhanh vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên hệ với nhau về ý nghĩa, giúp người đọc người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt như bạn mong muốn.

3. Phân loại câu ghép

- Câu ghép đẳng lập

Khái niệm câu ghép đẳng lập là gì? Câu ghép đẳng lập là câu ghép bao gồm hai vế câu có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do đó mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo.

Ví dụ: Lan nấu cơm trưa hoặc tôi nấu 

- Phân loại câu ghép đẳng lập 

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê: 

- Mỗi một vế câu sẽ biểu thị các quá trình, sự vật, hiện tượng, tính chất cùng loại với nhau.

- Các vế được liên kết lại bằng quan hệ từ thể hiện cho sự liên hợp, chủ yếu sử dụng từ “và” 

Ví dụ: Cây xanh và trái ngọt 

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn: 

- Mỗi một vế câu biểu thị khả năng riêng của sự việc

 - Các vế liên kết bằng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ lựa chọn nhiều khả năng khác nhau, thường là từ “hay, hoặc”, nhằm biểu đạt ít nhất sẽ có một khả năng được nói tới sẽ thực hiện được. 

Ví dụ: Bạn nói hoặc tôi nói 

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối:

- Những vế trong câu ghép loại này thể hiện sự việc tiếp nối nhau theo một trật tự tuyến tính. Chúng được liên kết bằng quan hệ từ mang ý nghĩa liệt kê, thông qua quan hệ từ chủ yếu là “và”. 

Ví dụ như: Tôi vừa đỗ xe lại và người khác cũng đỗ xe ngay cạnh tôi.

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu:

- Giữa những vế câu biểu đạt sự việc mang tính chất tương phản nhau, đối ứng với nhau. Quan hệ từ sử dụng để kết nối các vế câu lại sẽ thể hiện quan hệ tương phản, đối chiếu, đó là từ “nhưng, mà, song”. 

Ví dụ: Nó không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng không bảo gì. 

- Câu ghép chính phụ

Bạn có thể lấy nhiều ví dụ về câu ghép chính phụ tương tự với ví dụ chúng tôi đưa ra: Nếu em chăm chỉ học tập thì kết quả thi học kỳ sẽ rất cao.

Trong câu ghép chính phụ sẽ bao gồm các mối quan hệ:

- Nguyên nhân

- Mục đích

- Điều kiện

- Nhượng bộ và tăng tiến

Để biểu hiện các mối quan hệ trên thì chúng ta thường sử dụng từ nối hay là các cặp từ nối (cặp từ liên kết). Nếu có ai đó hỏi bạn câu ghép quan hệ bổ sung là gì? thì bạn hãy tự tin khẳng định rằng đó chính là câu ghép chính phụ.

- Câu ghép hỗn hợp

Câu ghép hỗn hợp là những câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập tạo thành. 

Ví dụ: Anh ấy đi nước ngoài du học, cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai.

- Câu ghép chuỗi

Các vế trong câu ghép chuỗi có mối quan hệ chuỗi với nhau và thường được ngăn cách với nhau bằng các dấu câu như: Dấu phẩy, dấu hai chấm, và không sử dụng các từ liên kết. 

Ví dụ: Gà kêu, chó sủa, chim hót véo von, một khung cảnh hỗn loạn. 

Câu ghép chuỗi được phân loại làm ba, bao gồm: 

+ Câu có quan hệ điều kiện, quan hệ 

+ Câu có quan hệ nguyên nhân, 

+ Câu có quan hệ đối nghịch.

- Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Đó chính là cách gọi khác của câu ghép hô ứng, là câu ghép mà ở giữa hai vế câu luôn tồn tại kiểu quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa những vế câu này vô cùng chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu ra thành những câu đơn. 

Ví dụ: + Người thế nào thì vật thế ấy. 

           + Tôi càng nhịn thì nó càng lấn tới.

4. Hướng dẫn bạn cách đặt câu ghép

Dựa vào những kiến thức về câu ghép mà chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn có thể đặt câu ghép theo nội dung hướng dẫn ngay sau đây.

- Sử dụng từ nối hay là cặp từ liên kết để đặt câu ghép

Dựa vào các loại câu ghép chúng ta phân chia ở trên thì có thể thấy, có những câu ghép được liên kết với nhau bằng các từ có ý nghĩa kết nối, liên kết với nhau về nội dung. Nếu bạn đặt câu có quan hệ ngang bằng thì có thể sử dụng từ liên kết “và”, nếu đặt câu có quan hệ giữa các vế là nguyên nhân - kết quả thì sử dụng cặp từ liên kết “vì...nên”

Cứ như vậy, tùy vào mục đích đặt câu của bạn là gì thì lựa chọn những từ liên kết đó để đặt câu.

- Đặt câu theo mô hình mẫu

Thông qua các mô hình đặt câu ghép chính phụ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về phương pháp đặt câu theo mô hình mẫu nói chung 

Mô hình 1: (Từ nối) C – V (Từ nối) C – V: Vì bạn chăm chỉ nên bạn nhanh chóng tìm được việc

Mô hình 2: C – V (Từ nối) C – V: Anh tìm được việc làm nhanh chóng vì anh có tinh thần quyết tâm cao

Mô hình 3: C (Phó từ) V, C (Phó từ) V: Trời càng mưa nhiều, cây cối càng tốt tươi

Ví dụ về câu ghép lớp 5

1. Vì em được điểm cao nên mẹ thưởng cho em đi chơi công viên vào cuối tuần.

2. Cây lá trông như đang được thỏa thích uống căng nước bởi cơn mưa rào mùa hè bỗng nhiên kéo tới.

3. Nếu như bạn ấy biết cố gắng thì bài kiểm tra tới bạn ấy sẽ đạt được điểm cao.

4. Vì em nghe lời cha mẹ cố gắng học tập nên em rất tự tin vào khả năng của mình trong bài thi sắp tới.

5. Ông đọc báo mỗi ngày thế nên chuyện thời sự trên khắp thế giới ông đều cập nhật được rõ ràng.

Từ khóa » đặt 5 Câu Ghép đẳng Lập