[CHUẨN NHẤT] Định Luật Jun-len-xơ Là Gì

Câu hỏi: Nội dung Định luật Jun-len-xơ là gì?

Lời giải:

Nội dung Định luật Jun-len-xơ: Định luật Jun-len-xơ được phát biểu như sau: Nhiệt lượng tỏa ra từ dây dẫn khi có dòng điện chạy qua sẽ tỉ lệ thuận với bình phương cường độ thời gian dòng điện chạy qua cũng như với điện trở của dây dẫn.

Tìm hiểu chi tiết về Định luật Jun-len-xơ trong bài viết sau đây cùng Top lời giải nhé:

Mục lục nội dung I. Định luật Jun-len-xơIII. Ứng dụng của định luật Jun-len-xơ

I. Định luật Jun-len-xơ

1. Sự ra đời của định luật Jun-len-xơ

Định luật Jun-len-xơ lớp 9 chúng ta đã được học. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc tại sao lại có tên là định luật Jun-len-xơ không? Jun–len–xơ là tên viết gộp của 2 nhà vật lý học Jun và Lenxơ.

Năm 1841, Jun khi đó còn là một nhà nghiên cứu nghiệp dư đã bắt tay vào nghiên cứu sự phát nhiệt của dòng điện dựa trên những nghiên cứu của mình và gợi ý của Faraday cũng như nhiều nhà vật lý học khác. Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà vật lý Jun đã tìm kiếm ra sự liên hệ giữa nhiệt lượng tỏa ra từ dây dẫn và cường độ dòng điện. Từ đó phát biểu lên định luật Jun.

Đến năm 1844, nhà vật lý học Len xơ đã độc lập thực hiện một loạt các nghiên cứu và phát biểu thành định luật Len xơ tương tự với định luật Jun. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của định luật này. Vì vậy, định luật sau cùng có tên là Jun-len-xơ.

2. Nội dung định luật Jun-len-xo

Định luật Jun-len-xơ được phát biểu như sau: Nhiệt lượng tỏa ra từ dây dẫn khi có dòng điện chạy qua sẽ tỉ lệ thuận với bình phương cường độ thời gian dòng điện chạy qua cũng như với điện trở của dây dẫn.

- Hệ thức của định luật:

ảnh 1

Trong đó:

Q: nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn (J)

R: điện trở của vật dẫn (Ω)(Ω)

I: cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn (A)

t: thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (s)

*Lưu ý:

Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun-len-xơ là:

ảnh 2

+ 1 J = 0,24 cal

+ 1 cal = 4,18 J

II. Định luật Jun-len-xơ cho biết điều gì?

Định luật Jun len xơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Đây là một hiện tượng quan trọng trong vật lý. Trong đó, điện năng biến đổi thành điện năng lại được chia thành 2 dạng khác nhau.

Một phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng

Đây là trường hợp điện năng chỉ được biến đổi một phần thành nhiệt năng. Phần còn lại, điện năng có thể biến đổi thành cơ năng hoặc năng lượng ánh sáng. Đây là một căn cứ quan trọng để các nhà khoa học sản xuất ra các thiết bị điện. Ta có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của phần lý thuyết trong cuộc sống thường ngày.

Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và cơ năng: máy bơm nước, máy khoan, quạt điện Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và ánh sáng: bóng đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn led…

Toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng

Khác với hiện tượng một phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng, khi toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng sẽ không còn hiện tượng điện năng biến đổi thành ánh sáng hay cơ năng nữa.

Một số dụng cụ sử dụng toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng có thể thấy như máy tắm nước nóng, nồi cơm điện, bàn là hay bình đun bằng điện… Đặc điểm chung của những thiết bị này là đều tỏa ra một lượng nhiệt vô cùng lớn.

III. Ứng dụng của định luật Jun-len-xơ

Định luật Jun Lenxơ được ứng dụng để thiết kế các thiết bị điện an toàn, phòng tránh các hiện tượng nhiệt năng quá lớn dễ gây cháy nổ. Ngoài ra, thông qua định luật người ta có thể xác định được nhiệt năng tỏa ra, qua đó lựa chọn những nguyên liệu phù hợp cho từng loại thiết bị, như dây dẫn được làm từ Nikelin hoặc Constantan để biến đổi điện năng thành nhiệt năng

Nhiệt Jun còn có nhiều ứng dụng thực tiễn:

+ Đèn dây tóc sáng khi sợi đốt được đun nóng bằng nhiệt Jun

+ Cầu chì được sử dụng như một khóa an toàn ngắt các mạch quá tải

+ Nhiệt Jun còn được ứng dụng để tiệt trùng nhanh trong thực phẩm, giúp thực phẩm sạch sẽ, an toàn hơn.

Từ khóa » định Luật Jun Lenxo