[CHUẨN NHẤT] Đường Vĩ Tuyến 0 độ Có Tên Là - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Đường vĩ tuyến 0 độ có tên là? Cùng với một số kiến thức tham khảo thú vị về đường xích đạo do Toploigiai sưu tầm và biên soạn. Mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung 1. Đường vĩ tuyến 0 độ có tên là?2. Thế nào là đường xích đạo?3. Đặc điểm của đường xích đạo4. Khí hậu vùng xích đạo 5. Điểm nóng nhất không phải là xích đạo?1. Đường vĩ tuyến 0 độ có tên là?
Vĩ tuyến là một đường tròn nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, đường tròn này có hướng từ Đông sang Tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
Có 5 vĩ tuyến đặc biệt trên Trái Đất. Bốn vĩ tuyến được định nghĩa dựa vào mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Vĩ tuyến thứ năm, xích đạo, nằm giữa hai cực. 5 vĩ tuyến đó là:
- Vòng Bắc cực (66° 33' 38" vĩ Bắc)
- Hạ chí tuyến (23° 26' 22" vĩ Bắc)
- Xích đạo (0° vĩ Bắc)
- Đông chí tuyến (23° 26' 22" vĩ Nam)
- Vòng Nam Cực (66° 33' 38" vĩ Nam)
2. Thế nào là đường xích đạo?
Xích đạo là một thuật ngữ được dùng để chỉ đường tròn tưởng tượng được vẽ ra trên bề mặt của hành tinh, tạo khoảng cách giữa hai cực. Trên trái đất thì đường xích đạo đã chia hành tinh ra làm Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Đường xích đạo là một trong những vĩ tuyến chủ yếu dựa trên sự tự quay của trái đất với mặt phẳng quỹ đạo của nó xung quanh mặt trời. Xích đạo là vĩ tuyến có độ dài lớn nhất trong 5 vĩ tuyến. Độ dài xích đạo của Trái Đất là khoảng 40.075,0 km, hay 24.901,5 dặm
3. Đặc điểm của đường xích đạo
- Đường xích đạo là vĩ tuyến lớn nhất trên trái đất với chiều dài 40.000 km.
- Mặt phẳng xích đạo chia Trái Đất ra hai nửa cầu bằng nhau: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Tất cả các địa điểm nào nằm trên đường xích đạo quanh năm cũng có hiện tượng ngày và đêm bằng nhau. Cùng thấy mặt trời ở trên đỉnh đầu 2 lần trong năm vào các ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9).
- Theo định nghĩa thì vĩ độ của đường xích đạo là 0°.
- Đường xích đạo là một trong năm vĩ tuyến chủ yếu dựa trên quan hệ giữa sự tự quay của Trái Đất với mặt phẳng quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời.
4. Khí hậu vùng xích đạo
Hầu hết trong các khu vực xung quanh xích đạo thì người ta thường chỉ thấy có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, các nước nằm càng gần với xích đạo thì sẽ có khí hậu ẩm ướt quanh năm. Dưới đây là những kiểu khí hậu vùng xích đạo để bạn có thể tự tìm hiểu xem Việt Nam có nằm trên đường xích đạo hay không nhé.
- Thông thường, khí hậu vùng xích đạo còn được gọi là khí hậu rừng mưa nhiệt đới. Đặc điểm của kiểu khí hậu này chính là có nhiệt độ cao quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình trong năm đều > 25 độ C
- Nhiệt độ ổn định quanh năm
- Lượng mưa lớn vào buổi chiều (~2000mm mỗi năm)
- Áp suất khí quyển thấp và độ ẩm cao.
5. Điểm nóng nhất không phải là xích đạo?
Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Do đó, nước làm cân bình nhiệt ở xích đạo.
Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời. Mặt khác, nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn, nhiệt độ nước tăng chậm hơn rất nhiều so với đất liền. 1 cm3 nước nhận được 4,18 jun nhiệt lượng, tức 1 calo, thì chỉ làm cho nước tăng thêm 1 độ C, trong khi đó 1 cm3 đất hấp thu cũng bằng từng ấy nhiệt lượng thì nhiệt độ có thể tăng thêm 2-2,5 độ C. Vì lẽ đó vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển tại xích đạo không bao giờ tăng lên đột ngột.
Trong khí đó tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại. Ở sa mạc rất hiếm các loại thực vật, nước càng "cực quý", chỉ có cát trắng mà thôi. Do nhiệt dung của cát nhỏ, nó sẽ nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt, nhưng lại không truyền nhiệt này xuống dưới sâu được (do khả năng truyền nhiệt rất kém). Vì thế, tuy lớp cát bề mặt đã nóng rãy rồi mà lớp cát bên dưới vẫn lạnh như băng.
Mặt khác, đất sa mạc lại thiếu hẳn tác dụng bốc hơi nước làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Cho nên, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu vậy.
Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa ở vùng xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng xích đạo thường chiều nào cũng có mưa, như vậy nhiệt độ buổi chiều không thể cao quá được. Còn sa mạc, thường là trời nắng, rất hiếm khi có ngày mưa. Từ sáng sớm đến chiều tối mặt trời vẫn toả hơi nóng xuống sa mạc, về chiều nhiệt độ vùng sa mạc cũng tăng lên rất cao. Đó là lý do vì sao vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất của trái đất.
Từ khóa » đường Vĩ Tuyến Có Chiều Dài Lớn Nhất Là
-
Đường Vĩ Tuyến Dài Nhất Trên Quả Địa Cầu Có Số độ Là Bao Nhiêu?
-
Vĩ Tuyến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trên Quả Địa Cầu, đường Vĩ Tuyến Có độ Dài Lớn Nhất Là:
-
Đường Vĩ Tuyến Dài Nhất Trên Quả Địa Cầu Có Số độ Là Bao Nhiêu?
-
Giúp Với ạ Nhớ Vote 5* Thank
-
Giải Bài 1 Trang 105 Lịch Sử Và địa Lí 6 Cánh Diều: Vĩ Tuyến Nào Là ...
-
Bài 1: Vị Trí, Hình Dạng Và Kích Thước Của Trái Đất
-
Vòng Tròn Vĩ Tuyến Lớn Nhất Là - Hoc24
-
Hình Dạng Kích Thước Của Trái đất Và Hệ Thống Kinh, Vĩ Tuyến - Địa Lý
-
Những điều Bạn Chưa Biết Về Kinh Tuyến Và Vĩ Tuyến
-
Trên Quả địa Cầu Vĩ Tuyến Dài Nhất Là ?
-
Giải Câu 5 Trang 7 SBT địa 6 | Đề Thi, Kiểm Tra Lịch Sử Và Địa Lí 6
-
So Sánh độ Dài Giữa Các Kinh Tuyến Với Nhau - Địa Lí 6 - Đọc Tài Liệu
-
Trắc Nghiệm địa Lí 6 Chương I: Trái Đất Mới Và đầy đủ Nhất