[CHUẨN NHẤT] Hệ Số Công Suất Của đoạn Mạch? - Toploigiai
Câu hỏi: Hệ số công suất của đoạn mạch là gì?
Lời giải:
Hệ số công suất đoạn mạch chính là tỷ lệ giữa công suất thực tế và công suất biểu kiến được tính bằng Volt-ampe. Và trong mạch điện xoay chiều thì hệ số công suất chính là tỷ lệ giữa điện trở với trở kháng, hoặc cosin giữa góc giữa dòng điện và điện áp.
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về hệ số công suất đoạn mạch nhé:
Mục lục nội dung 1.Công thức tính hệ số công suất2. Các loại công suất thường gặp trong thực tế3. Ý nghĩa của hệ số công suất4. Giải pháp nâng cao hệ số công suất cosφ1.Công thức tính hệ số công suất
Hệ số công suất nói chung sẽ được tính theo công thức:
Cosφ = P/S
Trong đó:
- P là công suất hiệu dụng
- S là công suất biểu kiến
Bên cạnh đó, hệ số công suất cũng được chia thành 2 loại khác nhau:
*Hệ số công suất trung bình
Đây là hệ số công suất tồn tại trong 1 khoảng thời gian nào đó có thể là 1 tháng, 1 ngày hoặc 1 ca,… Việc tính được hệ số này sẽ đánh giá được mức độ sử dụng điện của 1 đơn vị có tiết kiệm hay không. Công thức tính:
Cosφtb = Ahc(Avc2 + Ahc2)
Trong đó:
- Cosφtb là hệ số công suất trung bình
- Ahc là điện năng tác dụng trong chu kỳ xác định
- Avc là điện năng phản kháng trong chu kỳ xác định
- Hệ số công suất tức thời
Đây là hệ số công suất tại 1 thời điểm nhất định nào đó được đo bởi dụng cụ đo công suất, điện áp và dòng điện. Hệ số này sẽ luôn luôn biến động. Công thức tính:
Cosφ = P.3UI
* Hệ số công suất tự nhiên
Đây là hệ số công suất được tính cho cả 1 năm khi không có thiết bị bù. Hệ số này được sử dụng để làm căn cứ tính toán và nâng cao hệ số công suất hiệu dụng và bù công suất phản kháng.
2. Các loại công suất thường gặp trong thực tế
Công suất truyền từ nguồn tới tải luôn tồn tại 2 thành phần là công suất phản kháng và công suất hiệu dụng.
Công suất hiệu dụng
Công suất tác dụng hay còn gọi là công suất hiệu dụng, đây là công suất có tác dụng đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị. Và đây là phần trong mạch điện có thể biến đổi hành các dạng năng lượng hữu ích (cơ, hóa, nhiệt). Công suất được ký hiệu là P và đơn vị đo là W. Công thức tính:
P = U . I . cosφ
Trong đó:
- P là công suất tác dụng (P)
- I là cường độ dòng điện (A)
- U là điện áp (V)
- cosφ là hệ số công suất
Công suất phản kháng
Công suất phản kháng không sinh ra công hữu ích, nhưng nó lại vô cùng cần thiết đối với quá trình biến đổi năng lượng. Các bạn có hiểu đơn giản công suất phản kháng là thành phần từ hóa tạo ra từ trường trong quá trình biến đổi năng lượng điện sang năng lượng điện hoặc năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác.
Công suất phản kháng được ký hiệu là Q và đơn vị đo là VAR. Công thưc tính:
Q = U . I . sinφ
Trong đó:
- Q là công suất phản kháng
- I là cường độ dòng điện
- U là điện áp
- φ là pha lệch giữa I và U
Công suất biểu kiến
Công suất biểu kiến còn được gọi là công suất tổng hợp của công suất phản kháng và công suất tác dụng. Công suất biểu kiến được ký hiệu là S và đơn vị VA. Công thức tính công suất tổng hợp:
S = U.I = (P2 + Q2)
Trong đó:
- S là công suất dự kiến
- P là công suất tác dụng
- Q là công suất phản kháng
- I là cường độ dòng điện
- U là điện áp
3. Ý nghĩa của hệ số công suất
Hệ số công suất là đại lượng vật lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất so sánh công suất thực được tiêu thụ với công suất biểu kiến hoặc nhu cầu của tải. Hệ số công suất mà kém thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sử dụng kém hiệu quả. Điều này vô cùng quan trọng đối với các công ty bởi nó có thể dẫn tới việc:
- Giảm năng lượng hữu ích có sẵn
- Hư hại nhiệt cho cách điện cùng các thành phần mạch khác
- Bị nhà cung cấp điện lực phạt
- Yêu cầu tăng kích thước dây dẫn, thiết bị
- Hệ số công suất có ảnh hưởng tới chi phí chung của hệ thống phân phối điện. Bởi nếu hệ số công suất thấp hơn thì đòi hỏi cần có dòng điện cao hơn để cung cấp cho tải.
4. Giải pháp nâng cao hệ số công suất cosφ
Cải thiện hệ số công suất cosφ sẽ giúp máy biến áp, đường dây hoạt động hiệu quả hơn, ít tiêu hao công suất, điện áp trên đường dây sẽ được giảm xuống. Để nâng cao hệ số cosφ có 2 cách:
- Nâng cao hệ số cosφ tự nhiên
Để nâng cao hệ số cosφ tự nhiên thì các bạn cần tìm ra các biện pháp để hộ tiêu thụ điện giảm bớt lượng công suất phản kháng (CSPK) mà chúng cần có ở nguồn cung cấp như:
+ Cải tiến và thay đổi quá trình công nghệ để thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất.
+ Hạn chế động cơ chạy không tải
+ Thay thế các động cơ/ máy biến áp làm việc non tải bằng các động cơ/ máy biến áp có công suất nhỏ hơn.
+ Sử dụng các động cơ đồng bộ thay thế cho những động cơ không đồng bộ.
- Nâng cao hệ số cosφ nhân tạo
Đây là phương pháp được thực hiện bằng việc đặt các thiết bị bù CSPK ở các hộ tiêu thụ điện. Thiết bị này bao gồm:
+ Máy bù đồng bộ: Tức là động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải. Ưu điểm khi sử dụng thiết bị này là vừa sản xuất ra CSPK, đồng thời tiêu thụ CSPK của mạng điện.
+ Tụ bù điện: Giúp cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp đó và có thể sinh ra CSPK cung cấp cho mạng điện. Ưu điểm là công suất nhỏ, dễ vận hành, bảo dưỡng, đặc biệt là có thể thay đổi dung lượng bộ tụ theo sự phát triển của tải.
Từ khóa » Ct Hệ Số Công Suất
-
Cách Tính Hệ Số Công Suất Của Mạch điện Xoay Chiều Hay, Chi Tiết
-
Hệ Số Công Suất Là Gì? Công Thức Tính Hệ Số Công Suất - Vi Tính TTC
-
Lý Thuyết Công Suất điện Tiêu Thụ Của Mạch điện Xoay Chiều. Hệ Số ...
-
Công Thức Tính Hệ Số Công Suất Và Bài Tập Có Lời Giải Chi Tiết
-
Hệ Số Công Suất Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính - Khí Nén
-
CÔNG SUẤT VÀ HỆ SỐ CÔNG SUẤT
-
Hệ Số Công Suất Là Gì, ý Nghĩa Của Hệ Số Công Suất Dòng điện?
-
Top 14 Ct Hệ Số Công Suất
-
Hệ Số Công Suất Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Hệ Số ... - Phúc Bền
-
Công Suất Tiêu Thụ Của Mạch điện Xoay Chiều, Công Thức Tính Hệ Số ...
-
Gợi ý 20 Công Thức Tính Hệ Số Công Suất Hay Nhất, đừng Bỏ Qua
-
Công Thức Tính Hệ Số Công Suất - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
-
Hệ Số Công Suất Là Gì? Ý Nghĩa Của Hệ Số Công Suất
-
Công Suất Phản Kháng, Hiệu Dụng, định Nghĩa Và Công Thức - Thy An