[CHUẨN NHẤT] Nêu Một Số Dụng Cụ đo Thể Tích? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Nêu một số dụng cụ đo thể tích?
Trả lời
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng thông thường gồm: Ca đong, bình chia độ, can, chai, lọ (ghi sẵn dung tích)… Những dụng cụ đó dùng để đo thể tích trong đời sống như nước mắm, xăng dầu, rượu…
Các loại như Ca đong, bình chia độ thường dùng trong phòng thí nghiệm để đo thể tích nước, hóa chất…
Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về bình chia độ qua bài viết dưới đây.
Bình chia độ là dụng cụ đo thể tích chất lỏng được sử dụng trong phòng thí nghiệm.
Bình chia độ có nhiều loại và mục đích sử dụng khác nhau
- Ống chia độ: là một ống trụ làm từ thủy tinh hoặc nhựa trong, trên thân có thang chia thể tích, miệng ống có vòi, được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn (có GHĐ nhỏ và ĐCNN nhỏ), đựng dung dịch hoặc đo thể tích vật rắn không thấm nước….
- Cốc chia độ: Cốc thủy tinh hoặc nhựa trong, trên thân có vạch chia thể tích, miệng có vòi, được dùng để đựng, đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ (GHĐ lớn và ĐCNN lớn).
Cốc thủy tinh được làm từ chất liệu thủy tinh cao cấp dày dặn, trong veo. Cốc thủy tinh đặc biệt có 2 lớp với khoảng không ở giữa. Mục đích cấu tạo của 2 lớp thủy tinh là để cách nhiệt và giữ nhiệt lâu hơn so với các loại cốc thủy tinh truyền thống. Tuy nhiên để làm được 2 lớp này thì loại thủy tinh thường không thể làm được mà phải là loại thủy tinh chịu nhiệt (borosilicate) loại thủy tinh cao cấp.
Cốc chia độ dùng để đóng những khối lượng dung dịch không cần phải có độ chính xác cao.
Độ dày thành cốc là đồng nhất, lý tưởng cho các ứng dụng ở nhiệt độ cao. Bởi nó giúp nhiệt năng tản đều xung quanh cốc.
Được sản xuất từ vật liệu thủy tinh khó chảy và chịu lực tốt. Nhằm hạn chế tối đa tác dụng của nhiệt độ cũng như những va chạm mạnh, khiến cốc bị nứt, vỡ.
Cốc có mỏ thuận tiện cho việc rót dung dịch vào các dụng cụ khác như bình, chai, lọ,…
Những lưu ý khi sử dụng cốc thủy tinh
- Nên chọn cốc thủy tinh có khối lượng gần nhất với khối lượng cần đóng. Để đảm bảo độ chính xác cao hơn.
- Đặt cốc thủy tinh trên mặt phẳng và tầm mắt ngang so với bề mặt chất lỏng.
- Nhớ không nên đặt cốc thủy tinh trên bếp mà chỉ nên đun nóng qua lưới amiăng.
Bình tam giác:
+ Bình tam giác là loại bình được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm hiện nay. Ngoài ra bình tam giác còn được gọi là bình tam giác cổ rộng, bình erlen hay Erlenmeyer,..
+ Bình được sản xuất từ chất liệu thủy tinh tinh khiết.
Mô tả bình tam giác như sau:
+ Bình tam giác được thiết kế có thang chia vạch, giúp người dùng dễ đọc cũng như dễ ghi chú trên vùng nhãn rộng được làm từ chất liệu men trắng, nhãn này có độ bền cao.
+ Được thiết kế hình tam giác ,thuận tiện trong việc pha chế hóa chất, nhất là hóa chất lỏng.
+ Bình tam giác có độ dày thành bình đồng nhất, thích hợp cho các ứng dụng có nhiệt độ cao.
+ Bình tam giác có thể chịu được lực tốt và được kiểm tra chất lượng kỹ càng theo tiêu chuẩn thế giới.
Ứng dụng
Bình tam giác hay là bình cổ rộng, bình được thiết kế cổ rộng được ứng dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm, phòng RD và các phòng có ngành liên quan.
Với mỗi mục đích sử dụng, bình tam giác làm một chức năng khác nhau.
Bình cầu:là bình thủy tinh hình cầu, có cổ tròn hoặc dài, trên thân có vạch chia thể tích, được dùng để đựng dung dịch hóa chất trong phòng thí nghiệm, thực hiện các phản ứng cần đun nóng.
- Bình cầu có cấu tạo hai phần: cổ bình cầu và phần thân bình cầu. Cổ bình cầu thường được để trơn hoặc làm nhám (cổ nhám) để nối với các nhánh khác trong thí nghiệm (ví dụ: Sinh hàn, co nối, etc).
- Bình cầu thường được sản xuất bằng thủy tinh borosilicate chịu nhiệt, bởi bình cầu được thường dùng để đựng và đun nóng chất lỏng, nên trong quá trình sản xuất sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để tránh rủi ro trong quá trình sử dụng như nứt vỡ, biến dạng làm ảnh hưởng đến người thao tác.
- Công dụng của bình cầu:
• Làm nóng và đun sôi chất lỏng.
• Chưng cất.
• Chứa và lưu trữ các phản ứng hóa học.
• Bình chưng cất trong các thí nghiệm bay hơi.
Từ khóa » Sử Dụng Dụng Cụ Nào Sau đây để đong Một Thể Tích Dung Dịch Với độ Chính Xác Khoảng 5
-
TRẮC NGHIỆM Sử DỤNG DỤNG Cụ TRONG PHÒNG THÍ ... - 123doc
-
Để đo Chính Xác Thể Tích Của Dung Dịch Chuẩn Trong ...
-
Khi Thực Hiện Thí Nghiệm Ta Cần Sử Dụng Những Loại Dụng Cụ Nào
-
Để đo Chính Xác Thể Tích Của Dung Dịch Chuẩn Trong Chuẩn ... - Hoc24
-
Giải Sách Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng
-
Dụng Cụ đo Thể Tích Chất Lỏng Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết đo ... - Monkey
-
DỤNG CỤ ĐO THỂ TÍCH - Dược Điển Việt Nam
-
[DOC] NỘI DUNG I.DỤNG CỤ THUỶ TINH: 1. Bình Chứa
-
[PDF] Kỹ Thuật Sử Dụng Các Dụng Cụ Thể Tích - TaiLieu.VN
-
Hiệu Chuẩn Buret, Bình Định Mức, Pipet, Ống Đong Thủy Tinh
-
Công Dụng Của Các Dụng Cụ Trong Phòng Thí Nghiệm - Visitech
-
Dung Dịch Chuẩn độ Là Gì? Cách Pha Dung Dịch Chuẩn độ Từ Chất Gốc
-
Tỷ Trọng Là Gì? Phân Loại, Phương Pháp đo & Nơi Mua Dụng Cụ đo Tỷ ...
-
Đổi Kích Cỡ Một Bảng, Cột Hoặc Hàng - Microsoft Support
-
Trình Bày Dữ Liệu Trong Một Biểu đồ - Microsoft Support
-
Tổn Thương Do điện - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals