[CHUẨN NHẤT] Nguyên Nhân Sinh Ra Thủy Triều? - TopLoigiai

Câu hỏi: Nguyên nhân sinh ra thủy triều?     

A. Động đất ở đáy biển.     

B. Núi lửa phun.     

C. Do gió thổi.     

D. Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời.

Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời

Giải thích: 

Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời làm cho lớp nước trong biển và đại dương có sự vận động lên và xuống sinh ra thủy triều trong ngày và những thời kỳ triều cường, triều kém trong tháng.

[CHUẨN NHẤT] Nguyên nhân sinh ra thủy triều? 

Cùng Top lời giải tìm hiểu các kiến thức liên quan đến thủy triều nhé !

Mục lục nội dung Thủy triều là gì?Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều

Thủy triều là gì?

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là "nước lớn") và nước rút (triều xuống tức "nước ròng") vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày

Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều

- Sóng thủy triều là gì?: Là hiện tượng khi thủy triều truyền trong thủy quyển dưới dạng các sóng dài với chu kỳ trong nhiều giờ; biên độ bé và bước sóng có thể lên đến hàng ngàn kilomet. Tính chất của sóng triều thành phần phụ thuộc phần lớn vào độ lớn cũng như chu kỳ biến thiên của lực hấp dẫn giữa trái đất – mặt trăng và trái đất – mặt trời. 

Có khoảng tầm 396 sóng triều thành phần mang ý nghĩa; trong đó, các sóng triều cơ bản là: sóng nhật triều mặt trăng chính; sóng bán nhật triều mặt trăng chính; sóng nhật triều mặt trời chính; sóng bán nhật triều mặt trời chính; sóng lệch nhật chiều chính. 

- Mực nước triều: Hiểu đơn giản là mực nước dâng dao động theo thời gian so với độ cao đã được quy ước. Thông thường, mực nước triều thường được đo bằng đơn vị chính là cm, m. Ứng mỗi thời điểm xuất hiện khác nhau sẽ có một mức nước triều khác nhau.

- Độ triều lớn: Là chỉ số giữa mức nước lớn trừ đi mực nước ròng thấp nhất trong ngày.

Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông: Vùng biển ven bờ và vùng cửa sông có tính chất thủy triều rất phức tạp. Nguyên nhân là do nước triều ở các khu vực này được cấu thành từ tổ hợp sóng dài và sóng đứng bị biến dạng mạnh do các hiện tượng khúc xạ, lực ma sát, sông rạch, đường bờ biển,…

- Chu kỳ triều: Là khoảng thời gian giữa hai lần triều trong ngày. Thông số này phụ thuộc chính vào vào cơ chế tổ hợp của các sóng triều thành phần.

- Nước lớn: Hay còn gọi là đỉnh triều; đây là vị trí mực nước cao nhất trong một chu kỳ triều.

- Nước ròng: Còn được gọi là chân triều, vị trí mực nước thấp nhất trong một chu kỳ triều. 

- Thời gian triều rút: Là khoảng thời gian tính từ lúc nước lớn lên cho đến khi lượt nước ròng kế tiếp xuất hiện.

- Thời gian triều dâng: Trái ngược với thời gian triều rút, đây là khoảng thời gian tính từ lúc nước ròng xuất hiện cho đến thời điểm mực nước lớn kế tiếp xuất hiện.

- Chế độ triều: Tại một vị trí nhất định, chế độ triều được xác định theo chu kỳ dao động của mực nước triều. Hai loại triều cơ bản nhất là: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều chỉ có duy nhất 1 lần lên và 1 lần rút trong ngày. Trong khi đó, bán nhật triều sẽ có 2 lần lên và 2 lần rút xuống trong ngày.

Ngoài ra, còn có hai loại triều hỗn hợp là nhật triều không đều và bán nhật triều không đều. Ở những vùng có bán nhật triều không đều, gần như các ngày trong tháng sẽ có 2 lần chiều dâng và 2 lần chiều rút. Tuy nhiên, một số ngày đặc biệt chỉ có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống. Còn đối với các vùng có chế độ nhật triều không đều, hầu hết những ngày trong tháng sẽ là nhật triều, một số ít ngày sẽ là bán nhật triều. 

- Kỳ nước cường và kỳ nước kém: Kỳ nước cường và kỳ nước kém của triều thường diễn ra  trong khoảng nửa tháng theo vòng tuần hoàn với chu trình như sau:

+ Trong khoảng từ 3 – 5 ngày đầu: Đây là thời điểm triều có biên độ lên, xuống rất mạnh (tức là lên rất cao và xuống rất thấp), được gọi là kỳ nước cường.

+ Từ 4 – 5 ngày kế tiếp, độ lớn của triều giảm dần, giảm dần nhưng chưa đạt mức thấp nhất.

+ Từ 3 – 5 ngày kế tiếp là thời điểm mà triều lên, xuống rất thấp, được gọi là kỳ nước kém.

Tiếp tục từ 4 – 5 ngày tiếp theo, độ lớn của triều tăng dần và chuẩn bị bước vào kỳ nước cường kế tiếp. 

Hầu hết, các kỳ nước con sẽ lặp lại tuần hoàn nhưng có cường độ khác nhau. Thông thường, kỳ triều cường thường xuất hiện vào đầu tháng âm lịch hoặc tuần trăng rằm; lúc này, mặt trăng – mặt trời – trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Kỳ nước kém thường xuất hiện vào thời điểm trăng già hoặc trăng non; khi đó, mặt trời và mặt trăng tạo thành một góc vuông tại trái đất. 

Từ khóa » Nguyên Nhân Nào Sinh Ra Thủy Triều đen