[CHUẨN NHẤT] Phương Châm Lịch Sự Là Gì? - TopLoigiai

Câu hỏi: Phương châm lịch sự là gì?

Lời giải:

Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ: Lời nói không mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

→ Câu tục ngữ trên có nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục.

[CHUẨN NHẤT] Phương châm lịch sự là gì?

Cùng Top lời giải ôn lại lý thuyết và luyện tập nhé!

Mục lục nội dung 1. Các loại phương châm hội thoại2. Luyện tậpĐáp án

1. Các loại phương châm hội thoại

Phương châm về lượng

- Phương châm về lượng là khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu.

- Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm.

- Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.

Phương châm về chất 

Phương châm về chất là khi giao tiếp cần nói đúng sự thật, đừng nói những điều mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực.

Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp chính, tránh nói lạc đề hay đánh trống lảng.

Phương châm cách thức

Là khi giao tiếp cần nói rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.

2. Luyện tập

1. Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong các trường hợp sau?

a) Việc này là tuyệt mật nhất đấy!

b) Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ tôi.

c) Cửa hàng này bán nhiều hải sản biển ngon lắm.

d) – Bạn là học sinh trường nào?

-Tớ là học sinh trường trung học cơ sở.

2. Đọc truyện cười sau và cho biết câu nói được in đậm đã vi phạm phương châm hội thoại nào. Vì sao người nói lại vi phạm phương châm đó?

Trứng vịt muối

Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:

– Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?

– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.

– Thế trứng vịt muối ở đáu ra?

Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:

– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

3. Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:

Ai tìm ra châu Mĩ?

Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:

– Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.

– Thưa thầy đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.

-Tốt lắm! Thê bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?

– Thưa thầy, bạn Hà ạ!

(Sưu tầm)

a) Trong truyện cười trên, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm?

b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại thì trò Bi phải trả lời thầy giáo như thế nào? Hãy viết lại câu trả lời đó.

c) Tìm một câu thành ngữ để nhận xét về trường hợp hội thoại trên.

4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

– Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.

(Nam Cao)

a) Câu nói Thế nào rồi cũng xong của lão Hạc đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

b) Vì sao lão Hạc lại vi phạm phương châm đó?

c) Nhận xét về cách nói đó của lão Hạc bằng một çâu thành ngữ.

5. Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có nội dung liên quan đến phương châm lịch sự trong giao tiếp.

Đáp án

1. Các trường hợp nêu trong đề bài đều vi phạm phương châm về lượng do sử dụng các từ ngữ trùng lặp, gây thừa thông tín (câu a, b, c) hoặc thiếu thông tin (câu d).

a) Thừa từ nhất vì từ tuyệt mật đã hàm chứa ý nhất, tuyệt đối.

b) Thừa từ ngày vì từ sinh nhật có nghĩa là ngày sinh.

c) Thừa từ biển vì từ hải sản có nghĩa là các sản vật lấy từ biển.

d) Câu trả lời thiếu thông tin: tên một trường trung học cơ sở cụ thể.

2. Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để xác định phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Câu nói của người anh đã không tuân thủ phương châm về chất. Do thiếu hiểu biết nên người anh đã trả lời như vậy và chính vì thế mà truyện gây cười.

3. a) Truyện cười Ai tìm ra châu Mĩ? đã vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Câu hỏi của thầy giáo đã được trò Bi hiểu theo một hướng hoàn toàn khác (thầy hỏi ai là người tìm ra châu Mĩ trong lịch sử địa lí thế giới; trò trả lời về người tìm và chỉ ra châu Mĩ trên bản đồ trong giờ học Địa lí).

b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại, trò Bi phải trả lời thầy giáo như sau:

Thưa thầy, Cô-lôm-bô là người đã có công tìm ra châu Mĩ ạ.

c) Gâu thành ngữ nói về trường hợp vi phạm phương châm quan hệ như trong truyện: ông nói gà, bà nói vịt.

4. a) Câu nói của lão Hạc đã vi phạm phương châm cách thức.

b) Đây là trường hợp người nói cố tình vi phạm phương châm hội thoại bởi lão Hạc nói vậy chỉ cốt làm yên lòng ông giáo chứ không nêu rõ ràng, chính xác ý định, việc làm của lão cho ông giáo biết.

c) Nhận xét về cách nói của lão Hạc trong trường hợp này bằng một thành ngữ: nửa kín nửa hở..:

5. Ví dụ:

– Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

(Ca dao)

– Lời chào cao hơn mâm cỗ.

(Tục ngữ)

Từ khóa » Ví Dụ Về Vi Phạm Phương Châm Lịch Sự