[CHUẨN NHẤT] Quan Hệ Từ Là Gì? - TopLoigiai

Câu hỏi: Quan hệ từ là gì?

Trả lời:

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn. 

Ví dụ như: vì – nên, hay, hoặc, nhưng – mà, thì… Nó tạo mối quan hệ mật thiết với nhau giúp câu sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về quan hệ từ để ứng dụng giải các bài tập tốt hơn nhé!

Mục lục nội dung Chức năng của quan hệ từPhân loại quan hệ từCặp quan hệ từBiểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quảBiểu thị quan hệ Tăng lên

Chức năng của quan hệ từ

Quan hệ từ có chức năng liên kết từ, cụm từ hoặc liên kết các câu lại với nhau giúp cho câu văn, đoạn văn logic, mạch lạc, dễ hiểu.

[CHUẨN NHẤT] Quan hệ từ là gì?

Các mối quan hệ này vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm quan hệ so sánh, quan hệ sở hữu, quan hệ nhân quả,… chẳng hạn như một số quan hệ từ dưới đây:

Quan hệ từ

Ý nghĩa

Ví dụ

Của Quan hệ sở hữu Quyển sách của cô ấy rất hay
Như Quan hệ so sánh Cô ấy đẹp như một đóa hoa
Quan hệ liệt kê Cúc và Hoa cùng học lớp 5A
Nhưng Quan hệ tương phản Hôm nay trời mưa nhưng đường không lầy lội
Quan hệ mục đích Sợi dây chuyền mà mẹ tặng cho tôi rất đẹp
Chỉ quan hệ định vị (địa điểm, đối tượng) Những quyển sách được sắp xếp gọn gàng ở trên giá
Với Chỉ quan hệ hướng tới đối tượng Chúng tôi đã trò chuyện với nhau rất lâu
Từ Chỉ quan hệ định vị (Khởi điểm thời gian hoặc địa điểm xuất phát) Từ hôm nay, chúng ta sẽ sống ở đây
Bằng Chỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên liệu chế tạo Chúng tôi di chuyển từ Hà Nội về Lạng Sơn bằng xe máy

Nếu không sử dụng các quan hệ từ, câu văn không có sự kết nối, lời văn rời rạc khiến cho câu văn, đoạn văn lủng củng, khó hiểu. Chính vì vậy, cần hiểu rõ đặc điểm các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ. Từ đó vận dụng chính xác, linh hoạt và hiệu quả.

Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về…

Phân loại quan hệ từ

Quan hệ từ được chia làm hai loại:

- Quan hệ từ đẳng lập có một số từ thường gặp như: rồi, và, với, hoặc,….

- Quan hệ từ chính phụ có một số từ như: rằng, do, nên, vì,….

Ví dụ như:

“Chiếc ô tô của chị ruột tôi” ở đây chỉ quan hệ sở hữu

“Vì xe bị hết điện nên tôi không thể đi đến nhà bạn”. Quan hệ từ trong câu biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.

“Nhìn ông ấy hiền từ như một ông tiên trong chuyện cổ tích”. Quan hệ từ trong ví dụ này biểu thị quan hệ so sánh.

Lưu ý:

- Nhiều trường hợp cần bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Bởi vì nếu không dùng nghĩa của câu sẽ bị thay đổi và hiểu sai về ý nghĩa trong câu. Vì vậy cần phải có quan hệ từ.

- Một số tình huống không cần dùng quan hệ từ bởi vì nghĩa của chúng đã rõ ràng

Ví dụ: 

- Chiếc xe máy mà bố vừa mới mua: trong câu này bạn có thể lược bỏ đi quan hệ từ “mà”. Nghĩa của chúng không thay đổi khi lược bỏ quan hệ từ.

- Chiếc áo đó là của dì tôi: trong câu này không từ lược bỏ quan hệ từ “của”. Bởi khi đó ý nghĩa câu bị thay đổi và không được rõ ràng.

Cặp quan hệ từ

Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với bằng các cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp:

- Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

- Vì … nên…

- Do … nên…

- Nhờ … mà…

Ví dụ: Vì trời mưa nên quần áo thảo bị ướt

- Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

- Tuy … nhưng…

- Mặc dù … nhưng…

Ví dụ: Tuy nhà nghèo nhưng Linh học rất giỏi.

Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

- Nếu … thì…

- Hễ … thì…

- Giá mà … thì …

Ví dụ: Nếu mang theo áo mưa thì Thảo đã không bị ướt.

Biểu thị quan hệ Tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

- Không những … mà còn…

- Không chỉ … mà còn…

- Càng … càng…

Ví dụ: Mai không những học giỏi mà còn hát hay.

Từ khóa » Ví Dụ Về Các Quan Hệ Từ