[CHUẨN NHẤT] Rút Gọn Câu Là Gì? - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
1. Rút gọn câu là gì?
Có thể hiểu nôm na, đây là loại câu mà khi nói hoặc viết bạn có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu có kết cấu ngắn hơn. Có nhiều cách để rút gọn như: Câu rút gọn chủ ngữ; vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ;… Phụ thuộc vào hoàn cảnh cũng như mục đích nói hay viết của câu mà ta có thể thực hiện lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp đảm bảo đúng nội dung nguyên bản cần truyền đạt và câu văn không trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.
2. Mục đích của việc rút gọn câu là gì?
+ Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.
+ Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
Một số lưu ý khi rút gọn câu
+ Dù rút gọn câu, bạn cũng không nên quá lạm dụng, khiến cho người nghe, người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề mà mình muốn truyền tải.
+ Việc rút gọn câu nếu không khéo sẽ khiến câu nói vô duyên cho người nghe cảm thấy khó chịu.
Ví dụ 1
- Kim hỏi Thơm: “Bao giờ thì cậu về Ninh Bình thế?”.
- Thơm trả lời: “Chiều nay tớ sẽ về Ninh Bình.”. Đây là một câu văn hoàn chỉnh có đầy đủ các thành phần trong câu.
Nhưng câu đã được rút gọn phần chủ ngữ sẽ có dạng như sau:
- Thơm: “Chiều nay đi.”
Dựa theo định nghĩa về câu rút gọn lớp 7 thì mẫu câu này thường được sử dụng phổ biến trong văn nói hoặc trong các đoạn hội thoại giao tiếp giữa những người cùng vai vế hay những người thân quen. Bên cạnh đó, những câu rút gọn cũng được sử dụng trong thơ ca, ca dao, tục ngữ,…
Ví dụ 2:
- Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu đầy đủ mà chúng ta cần viết hoặc nói là: “Chúng ta nên ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
3. Cách dùng câu rút gọn
Để sử dụng câu rút gọn, cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp, không nên sử dụng tùy tiện hoặc lạm dụng quá nhiều sẽ khiến người đọc/người nghe hiểu lầm hoặc gây khó chịu, phản cảm.
- Không cố tình rút gọn câu khiến người khác hiểu lầm, hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
- Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, cộc lốc, mất lịch sự, đặc biệt là trong hoàn cảnh trang trọng hoặc khi nói chuyện với người trên, người lớn tuổi.
Ví dụ: Hôm qua cháu được mấy điểm môn Toán?
8 điểm.
- Không nên dùng câu rút gọn trong trường hợp này, mà nên trả lời đầy đủ là: Con được 8 điểm môn Toán ạ.
4. Những kiểu câu rút gọn thông dụng
Trong chương trình văn học cấp 2, hầu hết chúng ta đều biết đến 3 kiểu câu rút gọn, đó là: Rút gọn phần chủ ngữ, rút gọn vị ngữ, rút gọn cả hai phần chủ ngữ và vị ngữ. Để có thể hiểu kỹ hơn về những cách rút gọn này, các bạn hãy tham khảo những ví dụ trực quan dưới đây của chúng tôi nhé:
Câu rút gọn bộ phận chủ ngữ
Có thể hiểu đơn giản đây là những câu đã được thu gọn chủ ngữ khi sử dụng. Ví dụ:
- Mạnh: “Bao giờ thì cậu đi chơi An ơi?”
- An: “Ngày mai đi nhé”.
Đây là dạng rút gọn câu cùng chủ ngữ, chỉ còn lại thành phần trạng ngữ và vị ngữ.
Câu đầy đủ: “Ngày mai tớ đi nhé!”.
Câu rút gọn vị ngữ
Là câu đã được rút ngắn thành phần vị ngữ khi giao tiếp. Ví dụ:
- Hoàng: “Luân ơi, có những ai tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Trung vậy?”.
- Luân: “Minh và Nghi”. (Chỉ còn giữ lại phần chủ ngữ).
Câu đầy đủ: “ Có Minh và Nghi sẽ tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Trung nhé”.
Câu được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ
Là những câu đã được rút gọn hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ:
- Văn: “Bình thường mấy giờ cậu đi ngủ vậy?”.
- Tùng: “22 giờ” (Chỉ còn giữ phần trạng ngữ).
Câu đầy đủ: “22 giờ tớ sẽ đi ngủ”.
4. Tác dụng của câu rút gọn trong giao tiếp
Việc sử dụng câu rút gọn trong đời sống thường xuyên diễn ra nhưng rất nhiều người không để ý đến việc này. Vậy lợi ích khi sử dụng loại câu này là gì?
- Giúp câu văn nói của bạn được ngắn gọn và xúc tích hơn mà vẫn đảm đảo được tính đúng đắn trong nội dung cần truyền đạt.
- Hạn chế được tình trạng trùng lặp từ ngữ từ những câu nói trước đó, giúp câu văn trở nên trơn tru và mượt mà hơn.
- Lược bỏ chủ ngữ không cần thiết sẽ giúp câu bao hàm ý nghĩa tổng quát hơn. Như vậy, người nghe vẫn có thể tiếp nhận thông tin được nhanh và chính xác hơn.
- Ngụ ý về hành động, suy nghĩ trong câu nói dùng chung cho tất cả mọi người nên bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
- Ngoài ra, rút gọn câu còn có thể giúp người nói nhấn mạnh vào ý quan trọng và khiến người nghe tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.
5. Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt
Có rất nhiều người cho rằng câu rút gọn và câu đặc biệt giống nhau bởi chúng đều có đầy đủ các thành phần để cấu tạo nên một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm vì đây là hai loại câu hoàn toàn khác biệt. Cụ thể là:
Câu rút gọn | Câu đặc biệt |
- Là một câu nói bình thường nhưng đã được lược bỏ một số thành phần trong câu nhằm làm tăng hiệu quả giao tiếp mà không làm mất đi ý nghĩa nguyên bản của câu. - Có thể khôi phục lại những thành phần câu đã bị lược bỏ. | - Là những câu không được cấu tạo từ mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ. - Không thể khôi phục lại chủ ngữ cũng như vị ngữ. |
Từ khóa » Câu Rút Gọn Chủ Ngữ Tiếng Việt
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Và Kiến Thức Câu Rút Gọn Trong Tiếng Việt
-
Giúp Em Học Tốt Ngữ Văn 7 Tập Hai - Câu Rút Gọn Và Cách Dùng
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Câu Rút Gọn
-
RÚT GỌN CÂU Trong Tiếng Việt - Tài Liệu Text - 123doc
-
Rút Gọn Câu Là Gì? Ví Dụ Về Rút Gọn Câu - Luật Hoàng Phi
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Các Loại Câu Rú Gọn? Cách Sử Dụng Câu Rút Gọn
-
Đặt Câu Rút Gọn Với Các Trường Hợp Rút Gọn Chủ Ngữ, Rút Gọn Vị Ngữ
-
Khái Niệm Và Tác Dụng Của Câu Rút Gọn, Câu đặc Biệt
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Phân Biệt Câu Rút Gọn Và Câu đặc Biệt - Family News
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Dùng Câu Rút Gọn - Rửa Xe Tự động
-
List 20+ Câu Rút Gọn Chủ Ngữ Tốt Nhất - Banmaynuocnong
-
Câu Rút Gọn Là Gì? Phân Biệt Câu Rút Gọn Và Câu đặc Biệt
-
Cách Rút Gọn Câu đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất
-
Giúp Em Câu Này Với ạ