[CHUẨN NHẤT] Sơ đồ Tư Duy GDCD 11 Bài 10 - TopLoigiai

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức GDCD Bài 10 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK GDCD 11

Mục lục nội dung Sơ đồ tư duy GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩaSơ đồ tư duy mẫu số 1Sơ đồ tư duy mẫu số 2Tóm tắt lý thuyết GDCD Bài 101. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam3. Những hình thức cơ bản của dân chủ

Sơ đồ tư duy GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Sơ đồ tư duy mẫu số 1

Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 10

Sơ đồ tư duy mẫu số 2

[CHUẨN NHẤT] Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 10

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bài học này nhé!

Tóm tắt lý thuyết GDCD Bài 10

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Dân chủ là gì?

Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.

Sự hình thành nền dânc hủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất so với các nền dân chủ trước đó.

b. Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện trên những phương diện sau

- Mang bản chất giai cấp công nhân

     + Thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản.

     + Chỉ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động có thể tiến hành đấu tranh có hiệu quả.

- Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

- Lấy hệ tư tưởng Mác –Lê-nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.

- Là nền dân chủ của nhân dân lao động.

     + Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất, triệt để nhất trong lịch sử.

     + Nhà nước xã hội chủ nghĩa – cơ quan quyền lực của nhân dân – do nhân dân lập ra, hoạt động vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.

- Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

[CHUẨN NHẤT] Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 10 (ảnh 2)

2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

a. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế 

Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trên lĩnh vực kinh tế. 

Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế: 

- Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật. 

- Làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. 

- Công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị

- Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.

- Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.

- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

- Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa

- Quyền tham gia vào đời sống văn hóa

- Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa

- Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội

- Quyền lao động;

- Quyền bình đẳng nam nữ.

- Quyền được hưởng an toàn và bảo hiểm XH.

- Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

- Quyền được bảo vệ về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động.

- Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội.

- Công dân có nghĩa vụ tham gia vào các phong trài xã hội ở địa phương, cơ quan, trường học,…

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ

a. Dân chủ trực tiếp

- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết kế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia. Trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước.

- Hình thức phổ biến:

- Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước

- Bẩu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp

- Thực hiện sáng kiến pháp luật

- Nhân dân tự qản, xây dựng quy ước… phù hợp pháp luật.

Kết luận: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà trong đó mọi công dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

b. Dân chủ gián tiếp

- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước.

- Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ của người dân, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

- Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều là hình thức của chế độ dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Gdcd Bài 10 Lớp 11