[CHUẨN NHẤT] Tính Chất Hóa Học Của SO2 - Cách điều Chế

Câu hỏi: Tính chất hóa học của SO2 Lưu huỳnh đioxit

Trả lời:

* Lưu huỳnh đioxit tác dụng với nước:

SO2 + H2O  H2SO3

* Lưu huỳnh đioxit tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na­2SO3 + H2O

* Lưu huỳnh đioxit tác dụng với oxit bazơ → muối:

SO2 + CaO → CaSO3

SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)

* Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Lưu huỳnh đioxit là chất khử

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về SO2 nhé

Mục lục nội dung I. Lưu huỳnh đioxit là gì?II. Nguồn gốc hình thành lưu huỳnh đioxitIII. Tính chất vật lý IV. Tính chất hóa học V. Điều chế, nhận biết và ứng dụng của Lưu huỳnh đioxit SO2

I. Lưu huỳnh đioxit là gì?

Lưu huỳnh đioxit hay anhiđrit sunfurơ là một hợp chất hóa học có công thức SO2. Đây là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí và là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh.

Các tên gọi khác: sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit, khí SO2.

II. Nguồn gốc hình thành lưu huỳnh đioxit

1. Trong tự nhiên

- Khí thoát ra từ vụ núi lửa phun trào

- Các hợp chất sinh học có chứa lưu huỳnh phân hủy tạo ra SO2 và oxit lưu huỳnh

2. Nhân tạo

- Khói thải từ các nhà máy lọc dầu, đốt than, luyện kim, sản xuất xi măng, bột giấy, công nghiệp chế biến.

- Khí thải sinh ra từ các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy,…

- Sinh hoạt hàng ngày: khói thuốc lá, thiết bị dùng gas làm nhiên liệu không đúng cách hay thiếu khí, khí thải sinh ra từ quá trình đốt rơm, gỗ, than đá,…

III. Tính chất vật lý 

Do SO2 là sản phẩm chính dưới sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh nên khí SO2 được mô tả là có mùi rất hôi khi bị đốt cháy.

- Là chất khí không màu và nặng hơn không khí

- Tan trong nước

- Khối lượng riêng: 2,551 g/l, gas

- Điểm nóng chảy: -72,4 oC (200.75 K)

- Điểm sôi: -10 oC (263 K)

- Độ hòa tan trong nước: 9,4 g/100ml (ở 25 oC)

IV. Tính chất hóa học 

- Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.

* SO2 là oxit axit

a) Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với nước:

SO2 + H2O  H2SO3

b) Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na­2SO3 + H2O

c) Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với oxit bazơ → muối:

SO2 + CaO → CaSO3

* SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)

d) Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

e) Lưu huỳnh đioxit là chất khử:

2SO2 + O2  2SO3 (V2O5, 4500C)

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

V. Điều chế, nhận biết và ứng dụng của Lưu huỳnh đioxit SO2

1. Điều chế lưu huỳnh đioxit SO2

*  Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm

Sản xuất SO2 trong phòng thí nghiệm theo phương trình:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

*  Điều chế SO2 trong công nghiệp

  • Đốt lưu huỳnh:

S + O2 (to) → SO2

  • Đốt cháy H2S trong oxi dư

2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2

  • Cho kim loại phản ứng với H2SO4 đặc nóng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Đốt pyrit sắt

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

2. Nhận biết Lưu huỳnh đioxit: 

- Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

- Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím,...

SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

3. Ứng dụng Lưu huỳnh đioxit

- Sản xuất axit sunfuric, tẩy trắng giấy, bột giấy; Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.

- Ngoài các ứng dụng trên, SO2 còn là chất gây ô nhiễm môi trường. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

Từ khóa » Cong Thuc Hoa Hoc Lưu Huỳnh đioxit