[CHUẨN NHẤT] Tính Ph Của Dung Dịch NaOH 0 .01m - TopLoigiai

Câu hỏi: Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là bao nhiêu?

A. 2

B. 12

C. 3

D. 13

Lời giải:

Đáp án đúng: B.

Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là 12

Giải thích:

[OH-] = CM NaOH = 0,01M => pOH = -log[OH-] = -log(0,01) = 2

=> pH = 14 - 2 = 12

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm về 1 số phương pháp giải bài tập tính PH của dung dịch nhé.

Mục lục nội dung Phương pháp giải & Ví dụ minh họaVí dụ minh họaVí dụ minh họaVí dụ minh họa

Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

a. PH với axit, bazo mạnh

* Tính giá trị pH của dung dịch axit mạnh

HnA → nH+ + An-

1M nM

→ Tính pH của dung dịch axit:

pH = - lg[H+]

* Lưu ý: Trong một dung dịch có nhiều axit mạnh

→ Tổng nồng độ ion H+ = [H+]HCl + [H+]HNO3 + 2[H+]H2SO4…

* Tính giá trị pH của dung dịch bazơ mạnh (bazơ tan)

M(OH)n → Mn+ + nOH-

1M nM

→ [H+] = 10-14/[OH-]

Hay pH + pOH = 14

→ Tính pH của dung dịch bazơ:

pH = 14 - pOH = 14 + lg[OH-].

* Lưu ý: Trong dung dịch có nhiều bazo mạnh

→ Tổng nồng độ OH- = [OH-]NaOH + [OH-]KOH + 2[OH-]Ba(OH)2 + …

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trộn 10g dung dịch HCl 7,3% với 20g dung dịch H2SO4 4,9% rồi thêm nước để được 100ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.

Hướng dẫn:

- Số mol HCl là nHCl = (10.7,3)/(100.36,5) = 0,02 mol

- Số mol H2SO4 là nH2SO4 = (20.4,9)/(100.98) = 0,01 mol

- Phương trình điện ly: HCl → H+ + Cl-

0,02 → 0,02 mol

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,01 → 0,02 mol

- Tổng số mol H+ là nH+ = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

CM(H+) = 0,04/0,1 = 0,4 M ⇒ pH = 0,4

Bài 2: Hoà tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và 0,896 lít H2 (đktc). Tính pH của dung dịch A

Hướng dẫn:

nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

- Gọi số mol của Na và Ba lần lượt là x, y mol. Ta có: 23x + 137y = 3,66 (1)

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

x → x → x/2 mol

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

y → y → y mol

⇒ x/2 + y = 0,04 (2)

Từ (1), (2) ta có: x = 0,04 và y = 0,02

Phương trình điện ly:

NaOH → Na+ + OH-

0,04 0,04 mol

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

0,02 0,04 mol

- Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,08 mol

CM(OH-) = 0,08/0,8 = 0,1 M ⇒ pOH = 1 ⇒ pH = 13

b. PH với axit, bazo yếu

Phương pháp

Tương tự như axit mạnh.

Sử dụng kết hợp công thức tính độ điện ly α, hằng số điện ly axit, bazo: Ka, Kb

- Độ điện li α của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (no)

-Hằng số phân li axit: HA ⇔ H+ + A–

( chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ)

-Hằng số phân li bazo: BOH ⇔ B+ + OH–

( chỉ phụ thuộc vào bản chất bazơ và nhiệt độ)

Ví dụ minh họa

Bài 1: Hoà tan 1,07g NH4Cl vào nước được 2 lít dung dịch X.

a. Tính pH của dung dịch X biết hằng số phân li bazơ của NH3 là 1,8.10-5.

b. Nếu thêm vào dung dịch X 100 ml dd HCl 0,01M được dd Y. Tính pH của dd Y?

Hướng dẫn:

a. nNH4Cl= 1,07/53,5 = 0,02 ⇒ CM(NH4Cl) = 0,02/2 = 0,01 M

Phương trình điện ly:

NH4Cl → NH4+ + Cl–

0,01 …… 0,01

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01

Điện ly: x …………………..x………x

Sau điện ly : 0,01-x……………x………. x

Kb = x2/(0,01-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 4,24.10-4 ⇒ pH = 3,37

b. Phương trình điện ly:

HCl → H+ + Cl–

0,001 0,001

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01……………………….0,001

Điện ly: x………………….x………x

Sau điện ly: 0,01-x…………… x………x+0,001

Kb = x(x+0,001)/(0,01-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 3,69.10-4 ⇒ pH = 3,43

c. Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện ly để đạt được pH định trước.

Phương pháp

* Pha loãng dung dịch pH bằng nước

Dung dịch A có pH = a được pha loãng bằng nước tạo thành dung dịch B có pH = b

→ số mol H+A = số mol H+B

CA.VA = CB.VB

→ VB = CA.VA/CB

Trong đó: VB = VA + VH2O

* Trộn 2 dung dịch axit và bazơ vào nhau

- Dung dịch axit mạnh có pH = a

- Dung dịch bazơ mạnh có pH = b

Gọi V và V’ lần lượt là thể tích của dung dịch axit và dung dịch bazơ

pH = a → [H+] = 10-a M

→ nH+ = 10-a.V mol

pH = b → [H+] = 10-b M

→ [OH-] = 10-14/10-b

→ nOH- = 10-14/10-b.V’ mol

Phương trình ion thu gọn:

H+ + OH- → H2O

- Nếu dung dịch thu được có pH = 7 thì axit và bazơ đều hết

10-14/10-b.V’= 10-a.V

→ Tỉ lệ V/V’ = 10-14/10-a.10-b

- Nếu dung dịch thu được có pH < 7 thì axit dư

nH+ dư = nH+ ban đầu – nH+ phản ứng

→ [H+] = (nH+ ban đầu – nH+ phản ứng)/ (V + V’)

→ [H+] = (CA.V – CB.V’)/(V + V’)

- Nếu dung dịch thu được có pH > 7 thì bazơ dư

nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng

→ [OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/(V + V’)

= (CB.V’ – CA.V)/(V + V’)

→ pH = 14 + lg[OH-].

Ví dụ minh họa

Bài 1: Pha loãng 600 ml dung dịch axit HCl có pH = 1 bằng V lit nước cất thu được dung dịch có pH = 3. Tìm V

Hướng dẫn

→ số mol H+đầu = số mol H+sau

Cđầu.Vđầu = Csau.Vsau

→ Vsau = Cđầu.Vđầu/Csau

= 0,6.10-1/10-3 = 60 lit

→ VH2O = 60 – 0,6 = 59,4 lit

Bài 2: Phải lấy dung dịch axit mạnh pH = 5 và dung dịch bazơ mạnh pH = 9 theo tỉ lệ thể tích nào để được dung dịch có pH = 8

Hướng dẫn

nH+ = 10-5.V mol

nOH- = 10-14/10-b.V’ mol = 10-5.V’ mol

Phương trình ion thu gọn:

H+ + OH- → H2O

Dung dịch thu được có pH = 8 thì bazơ dư [OH-]sau = 10-6 M

nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng

→ [OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/(V + V’)

10-6 = (10-5.V’ – 10-5.V)/(V + V’)

→ V’/V = 9/11

Từ khóa » độ Ph Của Naoh 0 01m