[CHUẨN NHẤT] Từ Ghép Chính Phụ Là Gì? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Từ ghép chính phụ là gì?
Trả lời:
Từ ghép chính phụ là từ ghép có âm tiết chính và âm tiết phụ. Trong đó, âm tiết phụ bổ sung nghĩa cho âm tiết chính.
Ví dụ về từ ghép chính phụ:
Từ ghép “bà ngoại” là từ ghép chính phụ. Trong đó, âm tiết “bà” là âm tiết chính và có ý nghĩa khái quát chỉ những người bà nói chung. Còn âm tiết “ngoại” là âm tiết phụ và có ý nghĩa bổ sung, phân loại cho âm tiết chính, chỉ người bà được nói đến ở đây là bà ngoại – mẹ của mẹ mình.
Cùng Top lời giải tìm hiểu vềTừ ghép và phân loại từ ghép Chính phụ nhé
Mục lục nội dung I. Từ ghép là gì?II. Phân loại từ ghép III. Công dụng của từ ghép trong Tiếng ViệtI. Từ ghép là gì?
Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.
Ví dụ về từ ghép
Từ ghép chính phụ: một từ chính và một từ đứng sau bổ nghĩa cho nó.
Mát mẻ, thơm phức, tàu ngầm, hoa hồng,…là những từ ghép chính phụ. Chúng ta cùng phân tích một từ để rõ hơn.
“Hoa hồng” : Hoa là từ chính, Hoa là chỉ một thành phần của cây; Hồng là từ chỉ màu sắc bổ nghĩa cho từ hoa. Phân biệt với các loài hoa khác như: Hoa lan, hoa cúc,..
II. Phân loại từ ghép
Từ ghép được chia thành 4 loại chính gồm:
1. Từ ghép chính phụ
=
Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.
Ví dụ từ ghép chính phụ: Hoa hồng, bánh mì, thịt bò…
Phân biệt từ ghép chính phụ
Để phân biệt và tạo được từ ghép chính phụ, hãy cùng mình phân tích từ Hoa hồng. Ta thất từ hoa là từ chính vì nhắt đến hoa thì có nghĩa rộng hơn từ hồng. Từ hoa có thể ghép với bất kỳ từ nào để thành một từ ghép chính phụ như hoa lan, hoa mai, hoa cúc…
- Từ ghép chính phụ gốc Việt (về cơ bản, âm tiết chính và âm tiết phụ là từ gốc Việt).
+ Từ ghép chính phụ gốc Việt bậc 1: (âm tiết chính là từ đơn). Ví dụ: hoa hồng, hoa lan, hoa phượng…
+ Từ ghép chính phụ gốc Việt bậc 2: (âm tiết chính là từ ghép). Ví dụ: động cơ đốt trong, máy bay không người lái…
- Từ ghép chính phụ gốc Hán
+Từ ghép chính phụ gốc Hán: phụ trước – chính sau. Ví dụ: bạch mã (“bạch” là âm tiết phụ, “mã” là âm tiết chính – con ngựa trắng)
+Từ ghép chính phụ gốc Hán: chính trước – phụ sau. Ví dụ: đại diện (“đại” là âm tiết chính, “diện” là âm tiết phụ – thay mặt)
Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp, phân nghĩa.
Từ ghép đẳng lập: hai từ ngang nhau về nghĩa cũng như chức năng. Ví dụ: Ăn uống, hát hò, mưa gió, cây cỏ, trầm bổng, tắm giặt, rau quả,…
Phân tách từ “mưa gió”: mưa cũng có nghĩa và ghép với các từ khác: mưa to, mưa rào…, gió cũng có nghĩa riêng như: gió to, gió mạnh, gió lào,.. đê dàng nhìn thấy từ “mưa gió” nó có nghĩa tổng hợp từ nghĩa hai từ ghép lại, nghĩa của nó rộng hơn.
2. Từ ghép đẳng lập
Hai hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại.
Ví dụ từ ghép đẳng lập: Sách vở, cây cỏ, phong cảnh…
3. Từ ghép tổng hợp
Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.
Ví dụ: Bánh trái là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại bánh hoặc trái.
4. Từ ghép phân loại
Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.
Ví dụ: Bánh pizza chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mỳ và nhiều thành phần khác.
III. Công dụng của từ ghép trong Tiếng Việt
Là một trong những thành phần cấu tạo nên cấu trúc của câu, từ ghép là từ “có thực nghĩa” nên việc sử dụng từ ghép có công dụng:
- Đối với người viết, người nói: giúp diễn tả chính xác các từ ngữ trong câu văn hay trong lời nói.
- Đối với người nghe, người đọc: giúp hiểu nội dung thông tin mà người nói muốn truyền tải dễ dàng hơn mà không cần phải suy đoán.
Bài tập ví dụ : Tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại trong các từ ghép (được in đậm) và xếp vào ô thích hợp:
a. Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.
(Tô Ngọc Hiến)
b. Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đông, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, tráng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
(Theo Trần Lê Văn)
Từ ghép tổng hợp | M. Ruộng đồng, .... |
Từ ghép phân loại | M. Đường ray, .... |
Bài làm:
Từ ghép tổng hợp | Ruộng đồng, núi non, làng xóm, hình dạng, màu sắc, gò đống, bờ bãi. |
Từ ghép phân loại | Xe đạp, xe điện, tàu hỏa, đường ray, máy bay. |
Từ khóa » đường Ray Là Từ Ghép Gì
-
Từ Ghép Tổng Hợp Và Từ Ghép Phân Loại :xe đạp , đường Ray ... - Hoc24
-
Soạn Bài Luyện Từ Và Câu: Luyện Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy, Ngắn 1
-
Từ Ghép Tổng Hợp Và Từ Ghép Phân Loại :xe đạp , đường Ray , Xe điện ...
-
Viết Các Từ Ghép ( được In đậm) Trong Những Câu Dưới đây Vào ô Th
-
Tìm 3 Từ Ghép Tổng Hợp, 3 Từ Ghép Phân Loại Trong Các Từ Ghép ...
-
Giải Tiếng Việt 4 Tuần 4 Bài Luyện Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy
-
Từ Ghép Nào Sau đây Thuộc Có Nghĩa Tổng Hợp, Và ...
-
Tìm 3 Từ Ghép Tổng Hợp, 3 Từ Ghép Phân Loại Trong Các ...
-
Gò đống Là Từ Ghép Gì - TopLoigiai
-
Câu 1: Cho Các Từ: "đồng Ruộng, Nhà Cửa, đường Ray, Bánh Mì ...
-
Đường Ray – Wikipedia Tiếng Việt
-
Luyện Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy, Câu 1. So Sánh Hai ...
-
Luyện Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy Trang 43 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Viết Các Từ Ghép (được In đậm) Trong Những Câu Dưới đây Vào Nhóm ...