[CHUẨN NHẤT] Từ Trái Nghĩa Với Thuận Lợi - TopLoigiai

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn, có nghĩa đối lập nhau, tương phản nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước… Từ trái nghĩa được chia làm hai loại: Từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn. Dưới đây là Từ trái nghĩa với thuận lợi. Mời các em cùng tham khảo!

Mục lục nội dung Từ trái nghĩa với thuận lợiTừ đồng nghĩa với từ thuận lợiĐặt câu với từ thuận lợiTừ trái nghĩa là gì?Phân loại từ trái nghĩaTác dụng của từ trái nghĩa Bài tập về Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa với thuận lợi

- Từ trái nghĩa với thuận lợi là những từ: bất lợi, khó khăn, xui xẻo, đen đủi,…

Từ đồng nghĩa với từ thuận lợi

- Từ đồng nghĩa với thuận lợi là: Thuận tiện, có lợi, may mắn,…

Đặt câu với từ thuận lợi

- Được quý nhân phù trợ, nhà chị Liên làm việc gì cũng thuận lợi

- Nhờ ôn bài tốt nên tôi gặp nhiều thuận lợi trong thi cử

- Mùng 1 hàng tháng mẹ tôi đi lễ chùa cầu cho việc buôn bán thuận lợi

- Gặp đồng nghiệp tốt bụng, môi trường làm việc tích cực nên công việc của tôi lúc nào cũng thuận lợi

- Mùa vụ năm nay, Ông Kiên gặp nhiều thuận lợi trong mùa vụ

Từ trái nghĩa là gì?

[CHUẨN NHẤT] Từ trái nghĩa với thuận lợi

 

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, đối lập về nghĩa, tương phản nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước, v.v.

Đặc điểm: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Tức là từ một từ có nghĩa gốc có thể suy ra nhiều từ trái nghĩa và liên quan đến nghĩa gốc đó.

>>> Xem thêm:Từ trái nghĩa với đoàn kết

Phân loại từ trái nghĩa

* Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

- Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn có nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc đến từ này, người ta sẽ nghĩ ngay đến nghĩa trái ngược của nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao và thấp; đẹp – xấu; to nhỏ; sớm – ngày mai; yêu ghét; hên - hên; nhanh – chậm;…

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn: So với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc đến từ này người ta không nghĩ ngay đến từ còn lại.

Ví dụ: nhỏ – to; thấp – cao; cao thấp;…

Tác dụng của từ trái nghĩa 

- Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật các sự việc, sự việc, hoạt động, trạng thái, màu sắc trái ngược nhau.

- Từ trái nghĩa là yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp so sánh từ.

- Có tác dụng làm nổi bật nội dung chính mà tác giả, nhà văn muốn đề cập.

- Giúp bày tỏ tình cảm, tâm trạng, đánh giá, nhận xét về sự việc, sự việc.

- Có thể dùng các cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính của tác phẩm, đoạn văn đó.

- Đây là một biện pháp nghệ thuật mà chúng ta cần vận dụng hợp lí khi viết đoạn văn nghị luận, chứng minh để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

Bài tập về Từ trái nghĩa

Câu 1. Gạch dưới những từ trái nghĩa nhau trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Ăn ít ngon nhiều.

b) Ba chìm bảy nổi.

c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.

Câu 2. Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm:

a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí .......

b) Trẻ ....... cùng đi đánh giặc.

c) ....... trên đoàn kết một lòng.

d) Xa-xa-cô đã chết nhưng hỉnh ảnh của em còn ....... mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.

Câu 3. Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa thích hợp :

a) Việc ....... nghĩa lớn.

b) Áo rách khéo vá, hơn lành ....... may.

c) Thức ....... dạy sớm.

Câu 4. Tìm những từ trái nghĩa nhau (làm 2 trong 4 ý a, b, c, d) :

a) Tả hình dáng. ....................................

M: cao - thấp .........................................

b) Tả hành động......................................

M: khóc - cười .......................................

c) Tả trạng thái........................................

M: buồn - vui ..........................................

d) Tả phẩm chất. .....................................

M : tốt - xấu

Câu 5. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.

Trả lời :

Câu 1. 

a) Ăn ít ngon nhiều.

b) Ba chìm bảy nổi.

c)  Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

d)  Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.

Câu 2. 

a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.

b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.

c) Dưới trên đoàn kết một lòng.

d) Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Câu 3. 

a) Việc nhỏ nghĩa lớn.

b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

c) Thức khuya dậy sớm.

Câu 4. 

a) Tả hình dáng: mập - gầy, mũm mĩm - tong teo, múp míp - hom hem, cao - thấp, cao - lùn; to tướng - bé tẹo

b) Tả hành động:  khóc - cười, nằm - ngồi, đứng - ngồi, lên - xuống, vào - ra.

c) Tả trạng thái: sướng - khổ, hạnh phúc - khổ đau, lạc quan - bi quan, phấn chấn - ỉu xìu

d) Tả phẩm chất: hiền - dữ, ngoan - hư, khiêm tốn - kiêu căng, trung thành - phản bội, tế nhị - thô lỗ.

Câu 5. 

- Chú lợn ỉn nhà em béo múp míp còn con mèo thì thật hom hem.

- Mẹ đi chợ về muộn, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.

- Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.

- Vì tính kiêu căng, Thỏ phải chịu thua bác Rùa khiêm tốn.

>>> Xem thêm: Tìm từ trái nghĩa với Dũng cảm, đặt câu với các từ đó

------------------------------------------

Trên đây là những kiến thức của Top lời giải về Từ trái nghĩa và Từ trái nghĩa với thuận lợi. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao!

Từ khóa » Từ đồng Nghĩa Với Thuận Lợi Là Gì