[CHUẨN NHẤT] Xung Lượng Là Gì? - TopLoigiai

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Xung lượng là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lý 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Xung lượng là gì?Kiến thức tham khảo về xung lượng1. Ý nghĩa của xung lượng2. Động lượng3. Định luật bảo toàn động lượng4. Bài tập minh họa

Trả lời câu hỏi: Xung lượng là gì?

Xung lượng (kí hiệu J hay Imp) là một tích phân của lực, F, với ẩn thời gian, t. Vì lực là một đại lượng vector, xung lực cũng là một đại lượng vectơ.

[CHUẨN NHẤT] Xung lượng là gì?

Kiến thức tham khảo về xung lượng

1. Ý nghĩa của xung lượng

 -Xung lượng của lực bằng biến thiên động lượng của vật => sự thay đổi vận tốc của vật cả về hướng và độ lớn phụ thuộc vào hướng, độ lớn của lực tác dụng và thời gian lực tác dụng.

- Trò chơi giật khăn trải bàn không làm đổ các vật đặt ở trên giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa xung lượng của lực. Với một lực kéo nhẹ và kéo từ từ ta có thể làm cho các vật trên bàn bị rơi xuống đất. Với một lực kéo mạnh và thời gian tác dụng của lực ngắn ta có thể rút chiếc khăn trải bàn ra mà không làm rơi các đồ vật đặt ở trên.

2. Động lượng

[CHUẨN NHẤT] Xung lượng là gì? (ảnh 2)
[CHUẨN NHẤT] Xung lượng là gì? (ảnh 3)

- Động lượng là một vec tơ cùng hướng với vận tốc của vật.

- Đơn vị của động lượng là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

- Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó, ta có:

[CHUẨN NHẤT] Xung lượng là gì? (ảnh 4)

3. Định luật bảo toàn động lượng

a. Hệ cô lập

- Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng.

- Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập

- Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

b. Va chạm mềm

Theo định luật bảo toàn động lượng. Ta có:

[CHUẨN NHẤT] Xung lượng là gì? (ảnh 5)

c. Chuyển động bằng phản lực

[CHUẨN NHẤT] Xung lượng là gì? (ảnh 6)

4. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hai vật chuyển động trên mặt phảng ngang, xác định động lượng của hệ vật trong các trường hợp sau biết khối lượng và vận tốc của các vật lần lượt là 400g và 200g; 6m/s và 12m/s

a) Hai vật chuyển động song song, cùng chiều.

b) Hai vật chuyển động song song, ngược chiều.

c) Hai vật chuyển động hợp nhau một góc vuông.

d) Véc tơ vận tốc của hai vật hợp nhau một góc 120o.

Bài tập 2: Một quả bóng 500g đang bay theo phương ngang với vận tốc 20m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính:

a) Động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường.

b) Độ biến thiên động lượng của quả bóng.

c) Lực trung bình do tường tác dụng vào quả bóng, biết thời gian bóng đập vào tường là 0,05s.

Bài tập 3: Vật 200g chuyển động với vận tốc 6m/s đến va chạm với vật 50g chuyển động với vận tốc 4m/s. Sau va chạm vật 200g giữ nguyên hướng và chuyển động với vận tốc bằng nửa vận tốc ban đầu. Tính vận tốc của vật còn lại trong các trường hợp sau:

a) trước va chạm hai vật chuyển động cùng chiều

b) trước va chạm hai vật chuyển động ngược chiều.

Từ khóa » đơn Vị Xung Lượng