Chức Danh Là Gì? Dùng Chức Danh Và Chức Vụ Như Thế Nào Cho đúng?

Chức danh và chức vụ thường được sử dụng cùng nhau, rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt. Vậy chức danh và chức vụ là gì, phân biệt chúng ra sao? Mục lục bài viết

  • Chức danh là gì? Chức vụ là gì?
  • Phân biệt chức danh và chức vụ
  • Nhân viên là chức vụ hay chức danh?
  • Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Chức danh là gì? Chức vụ là gì?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể thế nào là chức danh, thế nào là chức vụ.

Tuy nhiên, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định các chức danh, chức vụ cấp xã như sau:

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...

- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản:

- Chức danh là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận. Chức danh thường gắn với công việc.

Ví dụ: Bác sĩ, Kế toán, Cán bộ tư pháp, Bác sĩ, Phát thanh viên…

- Chức vụ gắn với quyền quản lý, là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Chức vụ có được là do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức khác.

Ví dụ: Chủ tịch, Thủ tướng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng…

Một người vừa có thể có chức danh và chức vụ hoặc chỉ có chức danh mà chưa có chức vụ hoặc có chức vụ nhưng không có chức danh. Chẳng hạn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là người có chức danh cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Một giáo viên thì là chức danh nhưng giáo viên đó làm hiệu phó thì hiệu phó là chức vụ.

chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Chức vụ là gì? Chức danh và chức vụ dùng thế nào? (Ảnh minh họa)

Phân biệt chức danh và chức vụ

Tiêu chí

Chức danh

Chức vụ

Về sự công nhận

Được xã hội công nhận

Được xã hội và quan trọng hơn là cơ quan, tổ chức công nhận

Về nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ gắn với tên gọi, như giáo viên (giảng dạy), bác sĩ (khám, chữa bệnh),

Thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gắn với quyền quản lý

Về đơn vị quản lý

Có thể được quản lý bởi cơ quan, tổ chức hoặc không

Phải được quản lý bởi một cơ quan, tổ chức nhất định

Nhân viên là chức vụ hay chức danh?

Theo các tiêu chí phân biệt tại bảng trên sẽ thấy, người có chức vụ là người có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ quan, tổ chức. Do đó, nhân viên là chức danh không phải chức vụ.

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Có thể thấy hiệu trưởng nắm giữ nhiều quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ quản lý trong trường học, thông qua các quy trình thủ tục để được bổ nhiệm, theo đó, hiệu trưởng là chức vụ.

Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng trước tiên người này phải là một giáo viên. Mà giáo viên là chức danh, do vậy, hiệu trưởng cũng là chức danh.

Tuy nhiên, hiệu trưởng là chức danh khi chưa có người được bổ nhiệm, còn khi đã có người được bổ nhiệm, chức danh hiệu trưởng đã có “chủ” thì đó là chức vụ. Do đó, hiệu trưởng vừa là chức danh vừa là chức vụ, việc sử dụng chức danh hay chức vụ tùy thuộc vào hoàn cảnh dùng.

Kết luận:

- Việc dùng chức danh và chức vụ vẫn chưa được quy định cụ thể, nhưng tựu chung, chức danh gắn với công việc còn chức vụ gắn với quyền quản lý.

- Trong nhiều trường hợp, cùng một vị trí nhưng khi chưa được bầu, bổ nhiệm thì là còn khi đã có người được bầu, bổ nhiệm thì là chức vụ, nói cách khác chức danh là chức vụ không gắn với một người cụ thể nào còn chức vụ là chức danh đã có “chủ” - như trường hợp Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp...

Trên đây là thông tin chức danh là gì? Chức vụ là gì? Chức danh và chức vụ dùng ra sao? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Chức Vụ Ghi Như Thế Nào