Chức Năng Của Bộ Nhớ Trong Là Gì? Bộ Nhớ Trong Gồm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống nhớ của máy tính gồm 2 phần là: bộ nhớ ngoài và bộ trong. Tuy cùng là bộ nhớ nhưng chức năng của chúng không hoàn toàn giống nhau. Chức năng của bộ nhớ trong là gì? Bộ nhớ trong gồm những gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN!
Trước khi tìm hiểu chức năng của bộ nhớ trong, chúng ta cần phải biết bộ phận này gồm những gì!
MỤC LỤC
- Bộ nhớ trong của máy tính gồm những gì?
- Bộ nhớ chính
- RAM
- ROM
- Bộ nhớ đệm Cache
- Bộ nhớ chính
- Chức năng của bộ nhớ trong đối với máy tính
- Lưu trữ dữ liệu tạm thời
- Lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn
- Ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của máy tính
Bộ nhớ trong của máy tính gồm những gì?
Bộ nhớ trong của máy tính gồm 2 phần là: bộ nhớ chính và bộ nhớ đệm Cache. Trong đó ROM và RAM thuộc bộ nhớ chính.
Bộ nhớ chính
RAM
RAM còn được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Khi bạn mở bất kì ứng dụng nào trên máy tính thì CPY sẽ truy dữ liệu từ ổ đĩa cứng và lưu tạm thời trên RAM. RAM máy tính được chia thành 2 loại: DRAM và SRAM:
→ DRAM (Dynamic Random Access Memory): bộ nhớ động. Dữ liệu trên DRAM sẽ bị mất dần và cần được nạp lại theo chu kỳ. Mỗi lần đọc, ghi dữ liệu thì DRAM phải viết lại nội dung của ô nhớ đó. Thanh RAM được cắm trên Mainboard chính là một DRAM.
→ SRAM (Static Random Access Memory): RAM tĩnh. Là một bộ nhớ nhanh giúp lưu trữ dữ liệu cho việc khởi động. Dữ liệu trên SRAM sẽ vẫn được lưu trữ nếu vẫn có nguồn điện cung cấp cho nó (khác với DRAM bị mất đi dần). Tốc độ đọc ghi của SRAM cũng nhanh hơn nhiều so với DRAM.
Thanh RAM là 1 dạng DRAM
ROM
ROM là bộ nhớ trong chỉ đọc những dữ liệu mà nhà sản xuất đã ghi vào từ trước hay nói cách khác, bạn không thể hoặc khó có thể ghi gì được vào ROM. ROM có một số dạng cơ bản như:
→ PROM (Programmable Read Only Memory) một loại ROM có thể chứ nội dung bộ nhớ cụ thể. Được lập trình 1 lần duy nhất bằng cách hàn cứng.
→ EPROM (Erasable Programmable Read Only Memory) loại ROM có thể xóa và lập trình lại dữ liệu bằng tia cực tím.
→ EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) loại ROM được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn, nó có thể xóa và lập trình lại bằng điện.
Bộ nhớ đệm Cache
Bộ nhớ đệm Cache thường được biết đến nhiều hơn khi nhắc đến CPU. Trên thực tế, nó lại là một phần của bộ nhớ trong. Nó là bộ nhớ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng trên CPU. Về bản chất nó là một loại SRAM. Do có tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn nhiều lần DRAM nên chúng được sử dụng để làm bộ nhớ đệm trong CPU.
Bộ nhớ đệm được chia thành 3 tầng cầu trúc: L1, L2, L3. Con đường di chuyển của dữ liệu khi CPU muốn truy xuất: Ổ cứng → DRAM → L3 → L2 → L1 → CPU (một số CPU có thể không có L3).
Chức năng của bộ nhớ trong tại mỗi bộ phận lại không giống nhau. Phần sau của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn!
Chức năng của bộ nhớ trong đối với máy tính
Chức năng của bộ nhớ trong là lưu trữ dữ liệu nhưng cách thức lưu trữ dữ liệu giữa chúng lại không giống nhau:
Lưu trữ dữ liệu tạm thời
Lưu trữ dữ liệu tạm thời là chức năng quan trọng của RAM và bộ nhớ đệm Cache: Chúng đều là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương trình đang hoạt động, nhờ vậy CPU có thể nhanh chóng truy xuất và xử lý. Chức năng của RAM và bộ nhớ đệm Cache cũng có một số điểm khác biệt:
Đối với RAM, nó lưu trữ dữ liệu của tất cả những chương trình đang hoạt động. Bất cứ chương trình, phần mềm nào trên máy muốn hoạt động cũng cần có RAM. Bạn có nâng cấp RAM bằng cách gắn thêm hoặc thay thế thanh RAM mới chất lượng hơn, dung lượng cao hơn.
Bộ nhớ Cache là nơi lưu trữ những thông tin được sử dụng thường xuyên. Chúng thường được tích hợp sẵn trong CPU, do đó bạn khó có thể thay đổi được thông số, dung lượng của bộ nhớ đệm.
Lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn
ROM là nơi thực hiện chức năng của bộ nhớ trong này. Nó là nơi lưu trữ những dữ liệu liên quan đến các lệnh khởi động, phần mềm khởi động vĩnh viễn (dữ liệu không bị mất ngay cả khi tắt máy).
Trước đây, dữ liệu trên ROM không thể chỉnh sửa được nhưng hiện nay có nhiều loại ROM cho phép người lập trình có thể thay đổi dữ liệu bằng tia cực tím hay điện.
Ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của máy tính
Dung lượng RAM, chất lượng của ROM sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ xử lý, khả năng hoạt động của máy. Với những máy hoạt động đa nhiệm, cần xử lý nhiều công việc cùng lúc, dung lượng RAM quá ít sẽ khiến máy giật, lag, đơ…
Trên đây là bài viết tổng hợp về bộ nhớ trong và chức năng của bộ nhớ trong. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của SPEEDCOM.
Để biết thêm thông tin chi tiết về RAM, ổ cứng đang có mặt tại SPEEDCOM, vui lòng liên hệ đến:
- Hotline: 0925 63 9999
- Fanpage: SPEED COMPUTER
Từ khóa » Chức Năng Của Cpu Bộ Nhớ Trong Bộ Nhớ Ngoài
-
Trình Bày Chức Năng Của CPU, Bộ Nhớ Trong, Bộ Nhớ Ngoài, Thiết Bị ...
-
Câu 3 Trang 28 SGK Tin Học 10
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Từng Bộ Phận: CPU. Bộ ...
-
Chức Năng Của Bộ Nhớ Trong
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Từng Bộ Phận: CPU. Bộ Nhớ Trong ...
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Từng Bộ Phận: CPU. Bộ Nhớ Trong ...
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Của Từng Bộ Phận: CPU, Bộ Nhớ ... - Hoc24
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Của Từng Bộ Phận: CPU, Bộ Nhớ ... - Hoc24
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Của Từng Bộ Phận: CPU, Bộ Nhớ ... - HOC247
-
Môn Tin Học Lớp 10 Hãy Trình Bày Khái Niệm Và Chức Năng Của Từng ...
-
Trình Bày Chức Năng Và Phân Loại Bộ Nhớ Của Máy Tính? - Hoc247
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Từng Bộ Phận: CPU. Bộ Nhớ ...
-
Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì? Có Chức Năng Gì? Gồm Thiết Bị Nào?
-
Hãy Trình Bày Chức Năng Của Từng Bộ Phận: CPU, Bộ Nhớ ... - Selfomy