Chức Năng Của Gan Và Các Xét Nghiệm đánh Giá Chức Năng Gan

  • Thoái hóa lipid xảy ra mạnh mẽ ở gan, tạo ra các mẩu acetyl CoA. Sau đó 1 phần acetyl CoA được “đốt cháy” tại gan cung cấp năng lượng cho gan hoạt động, 1 phần được gan sử dụng để tổng hợp cholesterol và acid mật, phần lớn được gan tiếp tục tổng hợp thành ceton và đưa vào máu đến các tổ chức khác. Tại các mô này, ceton được chuyển lại thành acetyl CoA để đốt cháy cung cấp năng lượng cho hoạt động của mô đó. Từ hoạt động này, gan đã oxy hóa acid béo “hộ” các tổ chức/cơ quan/mô khác của cơ thể.
  • Chuyển hóa protein
  • Gan tổng hợp toàn bộ albumin và một phần globulin huyết thanh, fibrinogen, ferritin, prothrombin và phần lớn các protein huyết tương khác. Khi chức năng gan bị suy, albumin máu giảm, tỉ số albumin/globulin (A/G) giảm và có các rối loạn đông máu.
  • Gan chứa nhiều enzym tham gia vào quá trình thoái hóa acid amin, đặc biệt là các transaminase (AST/GOT, ALT/GPT). Khi gan bị tổn thương các transaminase được giải phóng và tăng cao trong huyết thanh, khi hủy hoại tế bào ở mức sâu hơn làm thoát ra một số enzym chỉ phân bố ở ti thể (như GLDH).
  • Gan là nơi duy nhất tổng hợp ure từ NH3 (sản phẩm của quá trình thoái hóa acid amin) chức năng này hoạt động rất mạnh, ngay cả khi 3⁄4 mô của gan bị hủy hoại hoặc cắt bỏ thì chức năng tổng hợp ure của gan vẫn bình thường.
  • Gan tham gia vào quá trình thoái hóa hemoglobin, tạo ra bilirubin tự do (Bilirubin gián tiếp) và đặc biệt là tạo bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp) –còn được gọi là sắc tố mật, tan trong nước và đào thải qua mật hoặc nước tiểu.

1.2. Chức năng bài tiết

Gan tạo và bài tiết các chất có nguồn gốc trong và ngoại bào vào đường mật và nước tiểu. Gan sản xuất khoảng 3 lít mật/ngày và bài tiết trung bình 1 lít/ngày ở người trưởng thành.

1.3. Chức năng khử độc

Các chất độc nội sinh (sản phẩm chuyển hóa các chất như H2O2, bilirubin tự do, NH3,..) hay ngoại sinh (được đưa từ ngoài vào cơ thể như rượu, thuốc kháng sinh, thuốc ngủ,..) đều được gan giữ lại, chuyển thành các chất không độc và đào thải ra ngoài theo 2 cách sau:

  • Cố định thải trừ: các chất độc khi đến gan, được giữ lại rồi đào thải nguyên dạng theo đường mật. Các chất độc được đào thải theo cách này gồm các muối kim loại nặng (muối Cu, Pb,...) và một số chất màu.
  • Cơ chế hóa học: là cách khử độc chính và quan trọng của gan. Chất độc được biến đổi thành chất không độc dễ tan trong nước để đào thải ra ngoài.

Từ khóa » Gan điều Hòa Nồng độ Glucose Trong Máu Như Thế Nào