Chức Năng Của Nhà Nước Là Gì? Chức Năng Nhà Nước XHCN?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Chức năng của Nhà nước là gì?
  • 2 2. Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ Nhà nước:
  • 3 3. Chức năng của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa:

1. Chức năng của Nhà nước là gì?

Nhà nước có chức năng gì? Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất, mục đích của nó, được quy định bởi thực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và tình hình quốc tế từng giai đoạn phát triển.

Căn cứ vào phạm trù tác động của các phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, có thể chia các chức năng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

2. Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ Nhà nước:

Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước là những vấn đề rất quan trọng đối vói công cuộc lãnh đạo và quản lý. Hai khái niệm này sẽ có nhiều người nhầm lẫn đó là một. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự thống nhất, vừa có sự tách biệt nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. 

Chúng ta có thể hiểu, chức năng là những vấn đề được quy định tại hiến pháp hoặc các văn bản liên quan khác. Nếu nhiệm vụ  chiến lược được thực hiện thông qua các chức năng nhà nước, trong trường hợp này chức năng nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với nhiệm vụ của nhà nước. Nhiệm vụ của nhà nước chính là những công việc đặt ra, bắt buộc phải giải quyết những mục tiêu đã được hoạch định sẵn. Đó có thể là những nhiệm vụ trước mắt hay có thể là những chiến lược, mang tính ổn định và lâu dài.

Nhiệm vụ trước mắt là những công việc mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn để thực hiện một chức năng nào đó của nhà nước đã được đặt ra trước và trong trường hợp này nếu so với chức năng thì nhiệm vụ chỉ mang tính chất trong phạm vi hẹp hơn. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt giữa chức năng của nhà nước với vai trò của nhà nước. Hai khái niệm này thì tách biệt nhau nhưng nhiều trường hợp sẽ bổ sung cho nhau trong nhiều lĩnh vực. Nếu chức năng của nhà nước thường đề cập nhà nước sinh ra để làm gì, những công việc gì thì vai trò của nhà nước thường đề cập đến công dụng, tác dụng của nhà nước. Như vậy, nhiệm vụ , chức năng hay vai trò của nhà nước nhìn chung đều có những nội dung quy định rõ về những khái niệm này. Nhiều trường hợp chức năng của nhà nước và vai trò của nhà nước có ý nghĩa gần như tương tự nhau.

3. Chức năng của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa:

Chức năng của nhà nước được hiểu là những công việc gắn liền với nhà nước mà không một thực thể nào trong xã hội có thể làm thay nhà nước và chỉ có nhà nước mới đủ khả năng để làm những công việc đó. Đây được xam là những công việc mang tính cá biệt, thể hiện quyền cũng như trách nhiệm của nhà nước đối với vấn đề an ninh, trật tự xã hội hay các vấn đề khác có liên quan.   hay quan trọng hơn, chức năng nhà nước là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động, phần việc quan trọng của riêng nhà nước mà chỉ nhà nước mới có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện những hoạt động đó. Hiện này, chức năng của nhà nước được chia chức năng đối ngoại, chức năng đối nội. 

Theo đó, hoạt động đối nội là một trong những chức năng được nhà nước ta quan tâm vì đây là hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: Nhà nước ban hành và giám sát các cơ quan thực hiện chức năng trong việc đảm bảo trật tự xã hội, ổn định an ninh, kiểm soát tình trạng đua xe, các đối tượng có hành vi chống đối nhà nước…Như vạy, có thế thấy chức năng nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. 

Ngày nay chức năng ngày lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi các vấn đề về an ninh, trật tự xã hội đang gặp nhiều khó khăn bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đối với an ninh trật tự trong nước và chủ nghĩa xã hội thì là một trong những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta. Muốn tiến hành sự nghiệp đổi mới thuận lợi, Nhà nước ta phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn bộ đất nước. Nhà nước phải có đủ sức mạnh và kịp thời đập tan mọi âm mưu chống đối của các thế lực thù địch, đảm bảo điều kiện ổn định cho Nhân dân sản xuất kinh doanh.

Đối với vấn đề bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.

Đây là một trong những chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan trọng; Nhà nước ta hoạt động vì mục tiêu xây dựng nhà nước phục vụ cho nhân dân, bản chất của nhà nước chính là xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đồng thời, việc thực hiện chức năng này sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước, quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của bản thân Nhà nước và chế độ.

Đối với đề đối ngoại thì nhà nước ta luôn đề cao cảnh giác đối với các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Luôn lợi dung sơ hở và những quan điểm sai lệch của nhân dân để đã kích gây ra những cuộc bạo loạn ảnh hưởng đến niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Tình hình biển đông trong vài năm gần đây đang gặp nhiều bất cập khi đường lưỡi bò trên biển của nước ta bị Trung quốc ngang nhiên công bố và cho rằng đó là phần biển của Trung Quốc. Nhiều ý kiến được đưa ra nhưng nhìn chung vẫn chưa thể hoàn toàn khẳng định và bảo vệ chủ quyền đối với phần biển đông này.

Chính vì vậy, nhà nước ta hiện nay đang ra sức cung cấp những tài liệu chứng cứ để khẳng định phần diện tích này trên biển. Một vấn đề được quan tâm không kém đó chính là chức năng củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác. Một quốc gia muốn đạt được những kết quả và có thể sánh bước được với các nước trên thế giới thì không thể mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước. Với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên tắc bình đẳng, đôi bên hoặc các bên cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Luôn tôn trọng quyền bình đẳng và độc lập của các quốc gia, không được gây gỗ gây mất hòa khí. 

Tư tưởng chỉ đạo thực hiện chức năng này của Nhà nước ta là, trên cơ sở kiên trì đường lối độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế, “nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Ngoài ra, đối với chức năng tổ chức và quản lý kinh tế cũng được quan tâm và chú trọng. Bởi lẽ kinh tế đối với mỗi quốc gia chính là sự sống, là lĩnh vực quyết đến nền phát triển của một đất nước. Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.

Từ xưa, nhà nước ta là người đại diện cho ý chí, quyền lực của Nhân dân lao động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý và quản lý việc sử dụng tài sản quốc gia, cũng như việc phân chia những tai sản đó như thế nào là hợp lý với tình hình kinh tế của mỗi địa phương. Trên cơ sở đó, Nhà nước có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trong nước cũng như hợp tác quốc tế. Việc quản lý văn hóa cũng như giáo dục  có vai trò rất quan trọng khi hiện nay nhiều nền văn hóa đang bị du nhập vào nước ta, làm mất đi nét truyền thống  của đất nước ta từ xưa. Chính vì vậy, xã hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển trên cơ sở một nền khoa học và công nghệ tiên tiến; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Chính vì vậy, nhà nước ta cần phải chú trọng trong việc xây dựng các chương trình học phù hợp với tình hình thực tiễn hơn, tạo điều kiện cho các bạn trẻ có khả năng sáng tạo và vận dụng vào thực tế. 

Như vậy, chức năng của nhà nước luôn phản ánh bản chất của nhà nước hay do bản chất của nhà nước quyết định. Đối với bản chất là nhà nước ta hiện nay tất của vì mục tiêu của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và là bộ máy chuyên chính vô sản, các chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học… là chức năng phổ biến của các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chức năng của nhà nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, trong đó chức năng và nhiệm vụ của nhà nước phải vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt và mối quan hệ mật thiết với nhau. Cũng như vậy, giữa chức năng và vai trò của nhà nước cũng vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt.

Chức năng của nhà nước thường nói tới việc nhà nước được sinh ra để làm gì, còn vai trò của nhà nước thường đề cập công dụng, tác dụng của nhà nước. Trong trường hợp này, chức năng và vai trò của nhà nước có ý nghĩa gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa trên, vai trò của nhà nước còn được sử dụng để nói về tầm quan trọng của nhà nước. Nhà nước chính là một thể thống nhất, do nhân dân bầu ra và chịu sự giám sát cũng như quản lý của nhân dân. Mọi chính sách cũng như sự quy hoạch, ban hành các văn bản pháp luật đều vì lợi ích của nhân dân, đảm bảo sự công bằng, văn minh giữa con người. Nhiều chức năng cũng như nhiệm vụ của nhà nước chưa được thực hiện triệt để dẫn đến tình trạng bị nhiều đối tượng lạm dụng gây ra nhiều khó khăn. 

Từ khóa » Chức Năng Của Nhà Nước được Chia Thành