Chức Năng Của Thận Là Gì? Cấu Tạo Và Thông Tin Cần Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Lương y Trần Mạnh Xuyên

TRẦN MẠNH XUYÊN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Chức năng của thận trong cơ thể người là giúp lọc máu, loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể. Không những thế, thận có còn có vai trò sản sinh ra hormone tăng trưởng vô cùng đặc biệt cho đấng mày râu. Nắm được cấu tạo, chức năng và các vấn đề về thận sẽ giúp bạn bảo vệ cơ quan này được khỏe mạnh.

Cấu tạo của thận như thế nào?

Thận thuộc hệ tiết niệu, là cơ quan có nhiệm vụ bài tiết chính, nằm ở vị trí sát thành sau của bụng và hai bên cột sống gần với phần cơ thắt lưng chính. Thận nằm ngang với đốt ngực cuối cho đến đốt thắt lưng (L3) trong hệ thống khung xương sườn. Thận ở bên phải sẽ nằm thấp hơn khoảng 1 đốt sống so với thận bên trái.

Cấu tạo của thận như thế nào?
Cấu tạo của thận như thế nào?

Chúng có hình dạng như hạt đậu, với màu sắc nâu nhạt. Kích thước của mỗi quả thận sẽ nằm trong khoảng chiều dài từ 10cm đến 12,5cm, chiều rộng từ 5cm đến 6cm và bề dày từ 3cm đến 4cm. Trọng lượng trung bình của thận sẽ nằm trong khoảng 170g.

Bề mặt trước của quả thận thường nhẵn bóng, phần phía sau thì bị sần sùi, có chỗ lồi, chỗ lõm. Ở chính giữa hai quả thận sẽ có một vị trí lõm sâu hơn những vị trí khác, đấy được gọi là rốn thận.

Giải phẫu theo chiều dọc của quả thận, người ta quan sát được ở chính giữa thận là bể thận, bên trong chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh. Xung quanh thận gồm lớp ngoài cùng là vỏ xơ có màu đỏ xẩm do chứa rất nhiều mạch máu, cùng với cầu thận có cấu trúc dạng hạt. Thêm một lớp nữa là lớp tủy với màu sắc nhạt hơn.

Tủy thận về cơ bản được cấu thành bởi 10 cho đến 18 tháp thận. Mỗi tháp thận sẽ hướng đáy về vỏ thận, đỉnh hướng vào xoang thận. Ngoài ra, ở mỗi quả thận, chúng lại được cấu thành từ nhiều đơn vị thận nhỏ khác. Mỗi đơn vị sẽ bao gồm 2 bộ phận là cầu thận và ống thận. Trong đó:

  • Cầu thận: Gồm một túi bọc quản cầu (Malpighi) và nang (Bowman) với nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu sẽ bao gồm khoảng 50 mao mạch máu nằm song song với nhau tạo thành một khối có hình cầu. Nằm ngăn cách giữa các nang và mao mạch sẽ là một màng lọc mỏng. Nhiệm vụ của màng lọc này là giúp lọc các chất từ mao mạch chuyển sang các nang.
  • Ống thận: Trong ống thận sẽ được phân theo các đoạn ống lượn gần, quai henle, ống lượn xa. Theo đó, khi dịch lọc được đưa từ cầu thận xuống sẽ di chuyển vào ống lượn gần rồi chuyển đến quai henle, dạng như một ống hình chữ U. Đầu còn lại của quai henle được gắn với ống lượn xa, đây cũng là một đoạn có cấu tạo uốn khúc. Tiếp đó, dịch sẽ lại tiếp tục di chuyển và đổ vào ống góp. Nơi đây có vai trò dự trữ dịch lọc rồi chuyển vào bể thận. Dịch lọc sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu giữ lại hay thải ra ngoài cơ thể.

Tham khảo thêm: 12 cách trị thận yếu tại nhà – Tăng cường chức năng tốt

Chức năng của thận là gì?

Chức năng của thận là giúp cơ thể lọc máu, loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn giúp điều hòa thể tích máu trong cơ thể người, giữ chức năng bài tiết, nội tiết. Cụ thể như sau:

Lọc máu và chất thải 

Thận giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc làm sạch chất độc có trong máu. Theo đó, chúng sẽ loại bỏ đi những chất thải, đồng thời cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể người, duy trì ổn định mức điện giải. Bên cạnh đó, thận còn giữ nhiệm vụ cung cấp hormon erythropoietin kích thích quá trình tủy xương hình thành các tế bào hồng cầu.

Chức năng của thận là gì?c
Chức năng của thận là giúp cơ thể lọc máu và chất độc

Ngoài ra, những tế bào đặc biệt có trong thận sẽ giúp theo dõi nồng độ oxy có trong máu. Trường hợp nồng độ oxy giảm, ngược lại erythropoietin tăng lên thì cơ thể sẽ được kích thích để sản sinh thêm nhiều hồng cầu.

Bài tiết nước tiểu

Nước tiểu được lưu giữ bên trong bàng quang, sau khi đầy, cơ thể bắt đầu có cảm giác muốn đi tiểu tiện. Khi đó, nước tiểu sẽ từ bàng quang đi xuống niệu đạo để tống ra bên ngoài.

Có thể nói, do con người liên tục thay đổi đồ ăn, thức uống hàng ngày nên thành phần có trong máu cũng thay đổi không ngừng nghỉ. Điều này có nghĩa là thận sẽ phải làm việc hết công suất liên tục. Khi đó, máu đi vào trong động mạch tại thận liên tục phân nhánh, rồi phân thành các mao mạch li ti bám chặt vào nephron. 

Như đã đề cập, mỗi quả thận sẽ có vô số nephron với nhiệm vụ tạo thành một hệ thống mạng lưới các đầu lọc và cảm biến để thực hiện công việc lọc sạch máu. Có thể nói, khu vực này là một hệ thống cảm biến hoàn hảo và cực kỳ chính xác của cơ thể.

Thận lúc này sẽ đóng vai trò của một chiếc màng lọc, chỉ khi những thành phần được cho phép mới được thông qua, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất. Song song đó, các mao mạch sẽ kiểm tra liên tục xem liệu cơ thể có đang cần chất này hay không. Nếu cần, chúng sẽ được hấp thụ với lượng vừa đủ và được cấp phép lưu thông trong máu.

Trên thực tế, trong máu ngoài những chất có công dụng hữu ích cho cơ thể thì vẫn còn mang theo một lượng chất thải không cần thiết. Khi đó các nephron sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và xử lý chúng. Trường hợp tiểu quản phát hiện ra những chất cơ thể không cần đến, chúng ngay lập tức sẽ được thận đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. 

Trong thành phần cơ bản của nước tiểu cũng sẽ có nước nếu trường hợp thận nhận thấy trong máu có quá nhiều nước. Lượng nước thừa đó sẽ được gom lại để tích trữ bên trong bàng quang sau đó bài tiết ra bên ngoài. Còn ngược lại, trường hợp trong máu không đủ nước, thận sẽ căn chỉnh cho phù hợp giữ nước trong máu và nước có trong nước tiểu.

Đó là lý do vì sao bạn nhận thấy nước tiểu có màu vàng khi bạn uống nước ít. Với cơ chế trên, thận sẽ giúp cơ thể ổn định lượng nước cần thiết để duy trì sự sống.

Chức năng của thận là gì?
Thận là cơ quan nắm giữ chức năng quan trọng trong cơ thể

Mặc dù thế, thận vẫn chưa hoàn toàn dừng lại nhiệm vụ của mình trong việc lọc máu và bài tiết nước tiểu. Cơ quan này còn có khả năng tác động vitamin D, giải phóng hormone renin khi cơ thể gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Đồng thời, thận cũng giúp sản sinh erythropoietin tăng sinh hồng cầu.

Trường hợp người bệnh thận yếu hoặc mất thận, chất lỏng trong cơ thể sẽ không còn được kiểm soát như bình thường. Điều này có nghĩa rằng, khi cơ thể con người dung nạp thêm thức ăn, nước uống hàng ngày, máu sẽ phải tiếp nhận nhiều thành phần chưa thông qua quá trình sàng lọc. Về lâu dần, chất thải bắt đầu tích tụ dần và gây quá tải cho hệ thống, nguy hại cho tính mạng con người.

Tóm lại, thận có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Mỗi quả thận sẽ giữ vai trò riêng, chúng không chỉ giúp quá trình vận hành trong cơ thể diễn ra suôn sẻ mà còn giúp con người duy trì được sức khỏe. Tuy có kích thước nhỏ nhưng hai quả thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và sự sống của con người.

Tham khảo thêm: Người bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì thì tốt? Không thể bỏ qua

Các bệnh lý về thận thường gặp

Thận có thể gặp phải một số vấn đề trong quá trình hoạt động bảo vệ cơ thể. Dưới đây là một số bệnh lý ảnh hưởng đến thận khá phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Suy thận: Thận bị suy giảm chức năng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề bài tiết độc tố, nước tiểu. Khi đó, lượng nước dư thừa trong cơ thể không được loại bỏ triệt để, một số vấn đề sức khỏe sẽ hình thành. Suy thận bao gồm suy thận cấp, mãn tính. Trường hợp suy thận mãn tính, người bệnh có thể phải thực hiện điều trị chạy thận nhân tạo hoặc phải can thiệp cắt ghép thận để duy trì sự sống.
  • Sỏi thận: Người bệnh mắc phải chứng bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu sẽ có những biểu hiện tiêu biểu như khó tiểu, tiểu buốt, rắt, lượng nước tiểu khá ít, có cảm giác đau ở vùng thắt lưng. Người bệnh có thể sốt kèm theo hoặc không. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do có sự rối loạn trong chuyển hóa, khiến cho lượng canxi trong nước tiểu tăng cao. Ngoài ra, viêm đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Viêm thận: Bệnh hình thành khi cơ thể nhiễm phải vi khuẩn, bao gồm tình trạng viêm cầu thận cấp hoặc viêm cầu thận mãn tính. Trong đó, viêm cầu thận mãn tính là biến chứng khi viêm cầu thận cấp không được can thiệp điều trị. Nguyên nhân có thể là do người bệnh không giữ vệ sinh tốt, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

    Các bệnh lý về thận thường gặp
    Có nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của thận
  • Viêm ống thận cấp: Thông thường, bệnh xuất hiện do người bệnh bị ngộ độc thủy ngân, chì, sunfamit,…Người bệnh sẽ không thể tiểu tiện được như bình thường. Lúc này, đo được lượng ure trong máu khá cao, trong nước tiểu có protein, hồng cầu, bạch cầu với dạng hình hạt.
  • Bệnh thận nhiễm mỡ: Bệnh xuất hiện khi thận nhiễm mỡ, phù nề.
  • Hội chứng thận hư: Các tác nhân gây bệnh tích tụ trong cầu thận quá lâu gây nên hội chứng thận hư.

Tham khảo thêm: Hội chứng thận hư ở trẻ em và cách chăm sóc, điều trị

Nhận biết những vấn đề về thận

Một số dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề về thận. Bạn đọc không nên chủ quan, thay vào đó nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm:

Phù toàn thân

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng phù toàn thân. Nhất là những bệnh liên quan đến tim mạch, thận, gan. Tuy nhiên, đối với người mắc chứng bệnh về thận, vị trí phù thường là toàn thân, hoặc nhiều nhất ở chân, tay, mặt, quan sát thấy da trắng nhạt. Khi thận yếu, những độc tố trong cơ thể không được giải phóng, lâu dần nước dư thừa cũng tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều khiến cho cơ thể bị phòng.

Thay đổi màu sắc nước tiểu

Nước tiểu ở trạng thái bình thường sẽ có màu vàng hơi nhạt khi bạn cung cấp cho cơ thể đủ nước. Trường hợp bạn uống nước quá ít, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm hơn. Mặc dù thế, một số trường hợp bất thường ở nước tiểu có thể tố cáo chức năng thận đang gặp vấn đề như:

  • Tiểu đêm nhiều lần: Một đêm bạn đi tiểu trên 2 lần có nghĩa là thận đang gặp vấn đề, nhất là trong việc lọc chất thải.
  • Nước tiểu có bọt: Trong nước tiểu có nhiều bọt, lâu tan. Đây là dấu hiệu chứng tỏ lượng protein trong nước tiểu quá nhiều, khả năng lọc của thận đã bị suy yếu.
  • Nước tiểu có máu: Khi thận gặp sự cố, máy có thể bị rò rỉ ra bên ngoài thông qua đường tiểu. Do đó, bạn sẽ thấy nước tiểu như có màu hồng, hơi đỏ. 

Bên cạnh những biểu hiện bất thường này của nước tiểu, một số người bệnh còn gặp phải hiện tượng tiểu buốt, đau khi đi tiểu tiện,…Những vấn đề này cho thấy thận của bạn đang gặp vấn đề.

Ngứa ngáy, khô da, xuất hiện ban

Khi thận không còn lọc sạch độc tố và loại bỏ ra khỏi cơ thể, lâu dần chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể, điển hình là ở dưới da. Lúc này, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra hiện tượng viêm ngứa, dị ứng, da trở nên khô và rất dễ phát ban.

Nhận biết những vấn đề về thận
Nhận biết tình trạng suy giảm chức năng của thận thông qua biểu hiện ngứa ngáy, khô da và phát ban

Tham khảo thêm: Hội chứng thận hư tái phát là gì? Chẩn đoán, điều trị

Khó thở thường xuyên

Người gặp vấn đề về thận sẽ nhận thấy hơi thở nông, dễ bị hụt hơi khi thở. Nguyên nhân bởi vì lúc này, hàm lượng hồng cầu giảm khiến cho lượng oxy trong cơ thể bị thiếu hụt. Hoặc cũng có thể do cơ thể tích nhiều chất lỏng gây tích tụ ở hai lá phổi khiến việc hô hấp trở nên khó khăn.

Chóng mặt, mệt mỏi

Đối với những người có cơ thể khỏe mạnh, thận sẽ tạo ra loại hormone tên là erythropoietin giúp sản sinh ra hồng cầu chứa oxy. Nếu thận bị suy giảm chức năng, lúc này, hormone sẽ không còn được sản sinh ra lượng phù hợp như trước. Cơ thể sẽ gặp phải tình trạng thiếu hụt oxy. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, hoa mắt,…

Hơi thở có mùi amoniac

Hơi thở khô và có mùi hôi khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề trong ăn uống, xuất hiện cảm giác biếng ăn. Nguyên nhân là do thận không thể bài tiết hết chất độc ra bên ngoài.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm. Tránh tình trạng suy thận, thận yếu trong thời gian dài không được can thiệp gây ra những biến chứng khôn lường cho sức khỏe.

Những thói quen xấu gây hại cho thận

Bên cạnh những vấn đề kể trên, nhiều người có sức khỏe tốt không chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe khiến cho thận ngày càng “xuống cấp”. Có thể đề cập đến những thói quen xấu sau đây khiến cho thận ngày càng suy thoái chức năng:

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh

Lạm dụng thuốc khi chưa nhận được sự chỉ định sử dụng của bác sĩ có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người. Nhất là những loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề đối với thận, khiến thận làm việc quá tải dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng cho cơ quan này.

Sử dụng đồ uống có ga, có cồn

Nước ngọt có ga, đồ uống chứa cồn là những thức uống không được khuyến khích sử dụng nhiều. Bởi, khi chúng đi vào cơ thể, lượng chất oxy hóa mà chúng mang lại có thể làm thay đổi nhanh chóng môi trường pH trong cơ thể người.

Những thói quen xấu gây hại cho thận
Sử dụng đồ uống có ga, có cồn thường xuyên khiến cho thận gặp nhiều vấn đề

Trong khi đó, thận là cơ quan nắm giữ nhiệm vụ cân bằng pH chính của con người. Khi đó, hai quả thận sẽ làm việc vất vả hơn để giảm thiểu những vấn đề đang xảy ra. Từ đó, nguy cơ dẫn đến tổn thương cũng nhiều hơn, chức năng của thận bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tham khảo thêm: Thận hư nhiễm mỡ là gì? Nguy hiểm không? Cách trị

Ăn quá nhiều

Ăn uống không kiểm soát, ăn quá nhiều chất đạm, uống rượu, bia,…khiến cho gan và thận làm việc quá tải. Bởi, hai cơ quan này có nhiệm vụ chuyển hóa cũng như bài tiết cho cơ thể.

Do đó, khi bạn ăn quá nhiều, không chỉ cơ quan tiêu hóa phải hoạt động quá mức mà gan và thận cũng tăng cường tần suất hoạt động. Thói quen này về lâu dần sẽ gây ra những tổn thương không đáng có, trong đó có tình trạng thận bị suy giảm chức năng, trở nên yếu dần.

Ăn quá mặn

Ăn mặn không tốt cho huyết áp cũng như có thể gây hại nghiêm trọng cho thận. Bởi, hàm lượng kali vượt mức sẽ làm mất sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cho thận gặp phải nhiều tổn thương.

Thói quen nhịn tiểu

Một số người có thói quen nhịn tiểu vì công việc, lười đi tiểu,…lâu ngày khiến cho nước tiểu tích trữ lại trong bàng quang quá lâu. Chuyên gia chỉ ra rằng, khi đó bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải chứng sỏi thận hoặc thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận,…Những bệnh lý nghiêm trọng có thể gây hại cho quả thận của bạn.

Những thói quen xấu gây hại cho thận
Nhịn tiểu khiến cho độc tố tích tụ lại trong cơ thể gây hại cho chức năng của thận

Uống ít nước

Lượng nước tiểu sẽ giảm nếu bạn không uống đủ nước, duy trì thói quen uống ít nước. Vấn đề này đồng nghĩa với việc thận sẽ bị suy giảm tần suất hoạt động, khi đó các chất độc sẽ có điều kiện tích tụ trong cơ thể. Một số bệnh thường xảy ra khi bạn uống ít nước là sỏi thận, thận ứ nước,…

Biện pháp bảo vệ chức năng thận hiệu quả

Những vấn đề với thận có thể gây ra nhiều biến chứng đối với sức khỏe. Do đó, để bảo vệ tốt sức khỏe của thận nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Bổ sung cho cơ thể đủ nước

Các chuyên gia khuyến khích, người khỏe mạnh nên uống mỗi ngày từ 2 đến 2.5 lít nước. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, thận sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu áp lục hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc bổ sung nước, hệ bài tiết sẽ có điều kiện thải độc tố ra khỏi cơ thể, phòng tránh những nguy cơ đe dọa sức khỏe.

Bổ sung thực phẩm khoa học

Bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như các loại rau xanh, trái cây tươi. Chúng chứa nhiều thành phần giúp thận loại bỏ axit, độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra thuận lợi.

Biện pháp bảo vệ chức năng thận hiệu quả
Duy trì thói quen uống nước, bổ sung thực phẩm khoa học, luyện tập thể dục để bảo vệ sức khỏe của thận

Những thực phẩm tốt cho thận có thể kể đến như: lòng trắng trứng, ớt chuông, bắp cải, rau có màu xanh đậm,…Chúng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Tham khảo thêm: Thận yếu gây mụn làm sao để khắc phục?

Bổ sung magie

Khi cơ thể thiếu hụt magie, độc tố cũng dần tích tụ nhiều không giải phóng được ra bên ngoài. Lúc này, chức năng của thận cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lọc chất thải không diễn ra như bình thường. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho thận, bạn đọc nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm chứa magie như rau có màu xanh đậm, ngũ cốc,…

Ăn nhạt hơn

Thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, ăn nhạt hơn để bảo vệ chức năng thận.

Tập luyện thể dục, thể thao

Tập luyện thể dục, thể thao là cách tốt nhất giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh mà bạn không nên bỏ qua. Thông qua vận động, hệ trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, việc tập luyện thể dục đều độ giúp cho tâm lý thoải mái, phòng ngừa được nhiều căn bệnh ảnh hưởng cho sức khỏe, trong đó có vấn đề về thận.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm về chức năng của thận cũng như một số vấn đề liên quan đến cơ quan này. Để bảo vệ sức khỏe, tránh những nguy cơ không mong muốn, khi thấy cơ thể có những triệu chứng khác lạ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

  • Thận yếu ở phụ nữ là gì? Khắc phục như thế nào?
  • Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Từ khóa » Giải Phẫu Cầu Thận