Chức Năng Của Thị Trường Tài Chính

9 mn read

Thị trường tài chính là một cụm từ khá quen thuộc đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Vậy chức năng của thị trường tài chính là gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn nhé…

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là gì?

Trước khi tìm hiểu về chức năng của thị trường tài chính thì chúng ta cần hiểu rõ thị trường tài chính là gì.

Thị trường tài chính (Financial Market) là thị trường nơi giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,…Đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp; các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là những người tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính-hàng hóa của thị trường tài chính.

Tìm hiểu: ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Điều kiện để hình thành thị trường tài chính

 Điều kiện để hình thành thị trường tài chính
Điều kiện để hình thành thị trường tài chính
  • Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định
  • Các công cụ tài chính phải đa dạng
  • Hình thành và phát triển các tổ chức trung gian tài chính
  • Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý
  • Xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật
  • Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh; các nhà quản lý am hiểu kiến thức của thị trường tài chính

Các yếu tố cơ bản của thị trường tài chính

Bao gồm 3 yếu tố cơ bản sau đây:

  • Đối tượng của thị trường tài chính là những nguồn cung và nguồn cầu về vốn
  • Công cụ tham gia vào thị trường tài chính bao gồm các chứng từ có giá trị do các chủ thể phát hành
  • Chủ thể của thị trường tài chính là những thể nhân và pháp nhân tham gia TTTC; chủ yếu là các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng, quỹ đầu tư,…

Xem thêm cách PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH

Phân loại thị trường tài chính

 Phân loại thị trường tài chính
Phân loại thị trường tài chính

Thị trường tài chính được chia làm nhiều loại dựa trên các căn cứ và các yếu tố khác nhau. Có thể chia thị trường tài chính thành những loại chính sau:

Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính được huy động

Thị trường tiền tệ

Là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn; thường có kỳ hạn dưới 1 năm. Các công cụ tài chính bao gồm các khoản vay ngắn hạn; tín phiếu kho bạc, thương phiếu, thỏa thuận mua lại; chứng chỉ tiền gửi,…

Thị trường vốn

Khác với thị trường tiền tệ; thị trường vốn là nơi phát hành và mua bán các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm. Các công cụ có thể kể đến là cổ phiếu, trái phiếu, các khoản cho vay thế chấp. Đây là nơi giải quyết mối quan hệ giữa cung cầu vốn dài hạn.

Căn cứ theo phương thức huy động tài chính

Thị trường nợ

Đây là nơi diễn ra việc mua bán những công cụ nợ. Trong đó có công cụ nợ ngắn hạn (thời gian đáo hạn dưới 1 năm); trung hạn (thời gian đáo hạn từ 1-10 năm;, dài hạn (thời gian đáo hạn trên 10 năm).

Thị trường vốn cổ phần

Tại thị trường vốn cổ phần, người cần vốn sẽ huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu và nắm giữ cổ phần của công ty phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ được chia lợi nhuận của công ty sau khi đã trừ hết các chi phí kinh doanh và thuế.

Bạn có thể cần cách PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài chính

Thị trường sơ cấp

Đây là nơi diễn ra việc mua bán chứng khoán đang và mới phát hành. Ngân hàng thường là trung gian cho việc mua bán ở thị trường này.

Thị trường thứ cấp

Là nơi mua bán, chuyển nhượng chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp lại được chia làm 2 loại là thị trường phi tập trung và sở giao dịch.

Căn cứ vào pháp lý

Thị trường tài chính chính thức

Là thị trường mà mọi hoạt động mua bán; trao đổi các nguồn tài chính được thực hiện theo nguyên tắc; thể chế được Nhà nước quy định trong luật rõ ràng. Người tham gia thị trường này được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Thị trường tài chính không chính thức

Ngược lại với thị trường chính thức, thị trường không chính thức là nơi mọi hoạt động cung ứng; giao dịch không thực hiện theo nguyên tắc; quy định của Nhà nước.

Chức năng của thị trường tài chính

 Chức năng của thị trường tài chính
Chức năng của thị trường tài chính

Với khái niệm thị trường tài chính là gì và cách phân loại thị trường tài chính ở trên chắc hẳn các bạn cũng sẽ nắm được sơ bộ về chức năng của nó. Sau đây là các chức năng thị trường tài chính:

  • Dẫn nguồn tài chính, thể hiện khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính
  • Kích thích tiết kiệm và đầu tư
  • Hình thành giá các tài sản tài chính
  • Hình thành tính thanh khoản cho tài sản có thể giao dịch.Thông qua việc tạo điều kiện cho sự trao đổi; các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán chứng khoán của mình; và chuyển đổi tài sản thành tiền mặt.
  • Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi; đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.
  • Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy; và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.
  • Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn; không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất; do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình.
  • Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa; cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như: phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần; thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước.
  • Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.

Vai trò của thị trường tài chính

 Vai trò của thị trường tài chính
Vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trường. Đó là:

  • Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước; đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư tiết kiệm để đầu tư
  • Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính. Nguồn tài chính từ người có khả năng tài chính cao sẽ được dẫn tới người có khả năng đầu tư tốt. Từ đó, nguồn tài chính sẽ được sử dụng hiệu quả
  • Góp phần đẩy nhanh quá trình tự do tài chính và hội nhập nền kinh tế quốc tế
  • Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước

Thực trạng thị trường tài chính tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang từng bước khẳng định là kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế của cả đất nước. Nhờ có chính sách tài chính tốt mà thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều dọc và chiều sâu. Trong đó, có các hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, thị trường trái phiếu và cổ phiếu, thị trường bảo hiểm…

Dưới đây là một số điểm nổi bật về sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam:

Thực trạng thị trường tài chính tại Việt Nam 
Thực trạng thị trường tài chính tại Việt Nam

Dưới đây là một số điểm nổi bật về sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam:

Thực trạng thị trường vốn

Sau gần 20 năm đi vào hoạt động, thị trường vốn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Theo đó, thị trường vốn đã từng bước thể hiện vai trò là kênh dẫn vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. Với tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế năm sau cao năm trước. Theo số liệu thống kê đầu năm 2020, tỷ lệ cung ứng vốn của thị trường này đã lên tới 35,8%.

Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nhưng tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế qua thị trường chứng khoán vẫn đạt khoảng 107 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2016 – 2019, ước tính tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm được thực hiện qua kênh thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức bình quân 16,5%/năm.

Giải pháp

Giải pháp cho thị trường vốn tại Việt Nam 
Giải pháp cho thị trường vốn tại Việt Nam

Trước những khó khăn do ảnh hưởng Covid-19, ông Terence F.Mahony, Phó chủ tịch VinaCapital, đồng Trưởng nhóm Thị trường vốn VBF đã đưa ra một số kiến nghị cho trường chứng khoán Việt Nam có bước tăng trưởng nhanh và bền vững như sau:

  • Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần trao đổi cởi mở và chi tiết với các thành viên thị trường về việc soạn thảo các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới. 
  • Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện gặp gỡ các thành viên thị trường. Điều này nhằm tháo gỡ các rào cản trong việc phát triển nhà đầu tư có tổ chức trong nước. 
  • Để nhanh đưa ngành chứng khoán vào kỷ nguyên 4.0, kiến nghị Chính phủ ủng hộ ngành chứng khoán chấp nhận chữ ký số, hồ sơ điện tử, ví điện tử giao dịch thanh toán tức thời và giá chứng khoán theo thời gian thực. 

Thực trạng thị trường tiền tệ

 Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam
Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam

Thị trường tiền tệ hay còn gọi là trường tín dụng. Dù thị trường vốn đã có sự tăng trưởng khá, nhưng vốn cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu thông qua kênh tín dụng. Năm 2020, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP vượt 135,8%. Đồng thời, cùng với các yếu tố khác như kiểm soát Covid-19, xuất siêu lớn… Tỷ lệ tín dụng/GDP cao đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2020 đã giúp Việt Nam có tăng trưởng dương.

Thực tế, tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào “sức khỏe” của doanh nghiệp và lãi suất cho vay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sức khỏe của doanh nghiệp Việt Nam đã bị yếu đi. Số doanh nghiệp vào thị trường, gồm đăng ký thành lập mới, quay trở lại hoạt động tăng thấp. Trong khi đó số doanh nghiệp ra khỏi thị trường (gồm giải thể, tạm dừng hoạt động kinh doanh) khá nhiều. 

Giải pháp

Giải pháp cho thị trường tiền tệ Việt Nam
Giải pháp cho thị trường tiền tệ Việt Nam

Trước tình hình dịch bệnh, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; cho 310.000 khách hàng vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5 – 2,5% so với trước dịch. Với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến cuối tháng 9/2020 đạt 1,6 triệu tỷ đồng. 

Hiện các ngân hàng vẫn tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do Covid-19.

Như vậy, có thể thấy dù đã chịu nhiều tác động của dịch bệnh nhưng thị trường tài chính Việt Nam vẫn đang có những dấu hiệu khởi sắc. Hứa hẹn mang đến nhiều chuyển biến tích cực đưa đến sự cân bằng trong phát triển thị trường tài chính cũng như nền kinh tế nói chung. 

Tóm lại, thị trường tài chính có chức năng hết sức quan trọng không những đối với nền kinh tế mà cả đối với từng cá nhân, tổ chức kinh tế. Bài viết đã cung cấp các thông tin về thị trường tài chính, phân loại cũng như các chức năng, vai trò của thị trường tài chính. Hy vọng các bạn đã có những kiến thức hữu ích nhé.

Bài viết tham khảo:

  • PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
  • CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
  • PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Thị Trường Tài Chính Là Gì