Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn Bản Nhất - Toploigiai
Có thể bạn quan tâm
Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Chức năng nào dưới đây của nhà nước ta là căn bản nhất” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn GDCD lớp 11 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
Mục lục nội dung Trắc nghiệm: Chức năng nào dưới đây của nhà nước ta là căn bản nhấtKiến thức mở rộng về chức năng của nhà nước1. Khái niệm chức năng nhà nước2. Chức năng đối nội của nhà nước3. Chức năng đối ngoại của nhà nướcTrắc nghiệm: Chức năng nào dưới đây của nhà nước ta là căn bản nhất
A. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị.
B. Chức năng tổ chức và xây dựng.
C. Chức năng đảm bảo trật tự, an ninh xã hội.
D. Chức năng tổ chức và giáo dục.
Trả lời:
Đáp án: B. Chức năng tổ chức và xây dựng.
Lời giải: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hai chức năng cơ bản nhưng chức năng tổ chức và xây dựng là căn bản nhất, giữ vai trò quyết định. Bởi vì, với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội "mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xây dựng, chứ chưa phải là đích thân việc xây dựng".
Kiến thức mở rộng về chức năng của nhà nước
1. Khái niệm chức năng nhà nước
Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện bản chất nhà nước và nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong giai đoạn phát triển cụ thể.
Chức năng của Nhà nước bao gồm các đặc điểm sau:
- Chức năng nhà nước không phải là những hoạt động cụ thể riêng biệt của nhà nước mà là sự khái quát hóa 1 số hay 1 nhóm hoạt động của nhà nước.
- Không thể xác định chức năng nhà nước theo hoạt động của nhà nước.
- Nhiệm vụ là những mục tiêu nhà nước cần đạt tới, vấn đề đặt ra cần giải quyết. Mục tiêu là những kết quả cần đạt tới, xác định trước, thể hiện ý chỉ chủ quan. Vấn đề khách quan đặt ra cần được nhà nước giải quyết, không phụ thuộc vào y chí chủ quan con người.
2. Chức năng đối nội của nhà nước
Chức năng đổi nội được biết đến là hoạt động chủ yếu được thực hiện trong phạm vi quốc gia; xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,....
Đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mỗi người dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần vững vàng trong chính trị, luôn luôn chủ động phát hiện và ngăn chặn các thành phần bạo động, phản động, đảm bảo cho đời sống nhân dân được an toàn, ổn định; đưa các quy chế và áp dụng chế tài cụ thể để người dân nắm được và thực hiện nghiêm túc
Nếu một nhà nước không có nền chính trị ổn định, không được nhân dân trong nước ủng hộ, các cuộc đình công, biểu tình chắc chắn diễn ra, hành động cướp bóc, bạo loạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh, an toàn quốc gia; khiến nhân dân chịu khổ, không gia tăng sản xuất và tạo giá trị kinh tế đất nước sẽ nhanh chóng không được kiểm soát và bị sụp đổ.
Đảm bảo sự an toàn trong quá trình người dân lao động và phát triển kinh tế. Một ví dụ điển hình cho việc nhà nước có vai trò to lớn như nào trong quá trình ổn định nền kinh tế, “tại sao nhà nước không in tiền cho dân tiêu xài thoải mái”; bạn đã từng gặp câu nói này hay tự hỏi mình câu hỏi như này chưa? Và bạn nghĩ xem câu trả lời là gì?
Nhà nước không thể in tiền cho người dân thoải mái tiêu sài vì nó sẽ khiến cho đồng tiền mất đi giá trị và đất nước rơi vào tình trạng lạm phát hay siêu lạm phát. Tiền được hiểu là vật trung gian dùng để trao đổi giá trị giá trị của mỗi quốc gia nằm ở lượng hàng hóa mà họ sở hữu. Vì vậy, nếu không có sự gia tăng giá trị hàng hóa mà chỉ gia tăng lượng tiền, giá trị đồng tiền giảm, giá trị hàng hóa
3. Chức năng đối ngoại của nhà nước
Nội dung chủ yếu của chức năng đối ngoại là bảo vệ đất nước trước khả năng tấn công xâm lược của kẻthù bên ngoài, thực hiện sự hợp tác với các quốc gia khác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quốc phòng.
Các chức năng của Nhà nước đều có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, luôn luôn thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, đối nội yếu thì không thể đối ngoại mạnh được và ngược lại.
Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong môi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngược lại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết phục và giáo dục. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao.” Vì vậy, cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.
Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nên chức năng của các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu các chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước phải xuất phát từ bản chất nhà nước trong mỗi kiểu nhà nước cụ thể để xem xét.
Từ khóa » Câu 13 Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn Bản Nhất
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn ... - Luật Hoàng Phi
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn Bản Nhất - Khóa Học
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn ...
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn ... - Vietjack.online
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn ... - Vietjack.online
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn ...
-
Chức Năng Nào Của Nhà Nước Ta Là Căn Bản Nhất? - HOC247
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn Bản Nhất?...
-
Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 9 Trắc Nghiệm Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa
-
[PDF] TỔNG HỢP 320 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (CÓ ĐÁP ÁN) MÔN GIÁO ...
-
Chức Năng Nào Dưới đây Của Nhà Nước Ta Là Căn Bản Nhất
-
Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Có Những Chức ...
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 9: Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa ...
-
[PDF] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA (Đề Thi Có 06 Trang) KỲ ...