Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Thanh Tra Sở
Có thể bạn quan tâm
I.Vị trí và chức năng
Thanh tra Sở là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang (gọi tắt là Sở), giúp cho Giám đốc Sởtiến hành và thực hiện chức năngquản lý nhà nướcvề công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Triển khai, tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở. Góp ý các văn bản quy phạm pháp luật ở lĩnh vực chuyên ngành theo quy định.
2. Xây dựng kế hoạch thanh tratrình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra theo quy định.
3. Tham mưu tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáotheo quy định của pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo. Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.
5. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.
6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở.
7. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra,tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngthuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Xử phạtvi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị,quyết định xử lý về thanh tra.
10. Thanh tra, kiểm tra các vụ việc khác do Giám đốc Sở giao; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Từ khóa » Chánh Thanh Tra Bộ Nông Nghiệp
-
Năm 2022, Thanh Tra Bộ NNPTNT Sẽ Triển Khai 14 Cuộc Thanh Tra
-
Bộ Nông Nghiệp Và PTNT Bổ Nhiệm ông Trần Quốc Tuấn Giữ Chức ...
-
[DOC] Thanh Tra Bộ
-
Đường Dây Nóng - Bộ Nông Nghiệp & PTNT
-
[DOC] BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - Bộ Công Thương
-
Công Bố Quyết định Thanh Tra Tại Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển ...
-
Thanh Tra Bộ Nội Vụ Công Bố Quyết định Thanh Tra Tại Bộ Nông ...
-
Thanh Tra Sở - Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Công Bố Quyết định Thanh Tra Tại Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông ...
-
Điều Chuyển Công Tác Chánh Thanh Tra Bộ NN-PTNT
-
Nghị định 47/2015/NĐ-CP - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
-
Thanh Tra Sở
-
Thanh Tra Sở Nông Nghiệp Và PTNT Hà Nội