Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Chủ Tịch Nước
Có thể bạn quan tâm
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
Chào bạn, theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội và có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Hiện nay, nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước Chủ tịch nước được quy định như sau:
Về nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại của Chủ tịch nước:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSNDTC; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…
- Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ;
- Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Về nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp với các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp của Chủ tịch nước
- Trong lĩnh vực lập pháp: Chủ tịch nước có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua...
- Trong lĩnh vực hành pháp:
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thành lập Chính phủ, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
- Trong lĩnh vực tư pháp
+ Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối, thẩm phán các tòa án khác; bổ nhiệm Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định đặc xá, theo quy định của Luật Đặc xá năm 2018 thì:
“Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thăn nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”.
Với quy định này, đặc xá không bao gồm những trường hợp Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho người bị tòa án kết án tử hình xuống tù chung thân. Trước đó, cũng có ý kiến cho rằng đặc xá bao gồm cả việc Chủ tịch nước ân giảm án tử hình, vì vậy cần sửa đổi Luật đặc xá để bổ sung quy định này.
+ Về đại xá, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
Mức lương của Chủ tịch nước hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, công thức tính mức lương của các dối tượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng áp dụng mức lương cơ sở thì công thức tính mức lương Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được tính theo công thức:
Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
Căn cứ theo bảng lương chức vụ theo Nghị quyết 730/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI, lương của Chủ tịch nước cao nhất đến 01/07/2023 với hệ số 13,00 có mức 19,37 triệu đồng/tháng. Và từ 01/07/2023 - 01/7/2024 mức lương của Chủ tịch nước là 23,4 triệu đồng/tháng (không bao gồm phụ cấp, trợ cấp khác).
Lương của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cùng hệ số 12,50 tương ứng hơn 18,6 triệu đồng/tháng đến 01/07/2023; từ 01/07/2023 - 31/12/2023 là 22,5 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2024, mức lương này sẽ được điều chỉnh do thực hiện cải cách tiền lương, bãi bỏ lương cơ sở.
Trên đây là câu trả lời của câu hỏi Chủ tịch nước có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gì? Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Vị Trí Và Vai Trò Của Chủ Tịch Nước
-
Chủ Tịch Nước Là Gì ? Vị Trí, Vai Trò Của Chế định Chủ ... - Luật Minh Khuê
-
Vị Trí, Vai Trò Và Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Chủ Tịch Nước, Phó Chủ ...
-
Chủ Tịch Nước Là Gì? Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của ... - Luật Dương Gia
-
Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Wikipedia
-
Hệ Thống Chính Trị
-
Vị Trí, Vai Trò Và Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Chủ Tịch Nước Theo Hiến ...
-
Nhiệm Vụ Của Chủ Tịch Nước, Chính Phủ, Thủ Tướng Trong Thời Gian Tới
-
Vị Trí, Vai Trò Của Chủ Tịch Nước được Quy định Như Thế Nào?
-
Vai Trò Của Tổng Bí Thư Và Chủ Tịch Nước Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Quốc Hội Có Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Thế Nào?
-
Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc Và Chủ Tịch Quốc Hội Vương đình ...
-
Chủ Tịch Nước: Cần Phát Huy Vai Trò Của Người Có Uy Tín Trong Vùng ...
-
Vị Trí, Chức Năng Của Chính Phủ Trong Hiến Pháp Năm 2013
-
Cần Phát Huy Vai Trò Của Người Có Uy Tín Trong Vùng Dân Tộc Thiểu Số