Chức Năng Quan Trọng Nhất Của Xã Hội Học Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị), chức năng nào có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay?
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xã hội là một tập hợp các nhóm người, được phân biệt dựa trên các lợi ích, trong đó các mối quan hệ tương tác giữa con người với con người được thiết lập có trật tự, có cơ cấu tổ chức điều tiết trên cơ sở của một nền văn hóa thông qua hệ thống khuôn mẫu hành vi được định hình trong mỗi cộng đồng xã hội. Pháp luật là một yếu tố quan trọng giữ vai trò điều chỉnh và xác lập các lợi ích trong hệ thống xã hội.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc
Vậy xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của sự phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội, với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật; các sự kiện, hiện tượng pháp lý thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
Để hiểu rõ hơn về xã hội học Pháp luạt đặc biệt là các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật em lựa chọn đề tài “Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị), chức năng nào có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay?”để làm tiểu luận kết thúc môn học “xã hội học pháp luật”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
– Mục đích nghiên cứu: là những thông tin, kiến thức, hiểu biết khoa học về vấn đề PL, sự hiện hiện tượng PL mà ta sẽ thu được qua thực tế điều tra, là kết quả cuối cùng mà cuộc điều tra phải đạt được.
– Việc xác định mục đích nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì 3 lý do:
+ Mục đích nghiên cứu là yếu tố xuyên suốt toàn bộ tiến trình thực hiện cuộc điều tra.
+ Mục đích nghiên cứu quy định nhiệm vụ và sự lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, cách thức tiến hành và xử lý thông tin sau này.
+ Cùng 1 đề tài nghiên cứu nhưng nếu xác định mục đích nghiên cứu khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nhiệm vụ nghiên cứu là sự cụ thể hóa mục đích nghiên cứu. Tức là để đạt được mục đích nghiên cứu thì cần phải thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu tương ứng.
– Các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
– Giữa mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu phải có sự phù hợp và tương quan hài hòa:
+ Nếu xác định quá nhiều nhiệm vụ thì đề tài sẽ bị phân tán, khó hướng theo mục đích đã chọn.
+ Nếu xác định quá ít nhiệm vụ khó đánh giá mục đích của cuộc điều tra đã được hoàn thành đến mức nào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật; chức năng nào có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháo an – két.
- Phương pháp thực nghiệm.
5. Bố cục của Tiểu luận
Bố cục của bài tiểu luận gồm 04 phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
- Phần kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Còn nữa:
CLICK LIÊN HỆ MUA TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ QUA ZALO TẠI ĐÂY!
Người ta căn cứ vào nhu cầu của xã hội trong sự nhận thức và tác động đến thực tiễn xã hội để xác định chức năng của một môn khoa học. Chức năng của xã hội học pháp luật được quy định bởi nhu cầu phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người. Chức năng của xã hội học pháp luật bao gồm:
Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết biểu hiện ở chỗ, xã hội học pháp luật trang bị cho người nghiên cứu môn học cách thức tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển của pháp luật bằng tri thức xã hội học qua việc nghiên cứu hệ thống các khái niệm, lý thuyết và phưong pháp của môn học. Trong khi chỉ ra những quy luật khách quan của sự kiện, hiện tượng pháp luật, xã hội học pháp luật đã tạo ra những tiền đề để nhận thức triển vọng phát triển cao hơn của sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu cũng như các mặt, các lĩnh vực riêng lẻ của nó.
Hoạt động điều tra, khảo sát xã hội học pháp luật cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp cho việc nhận thức một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác về nguồn gốc, bản chất của pháp luật; thực trạng của hệ thống pháp luật; về trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của các giai cấp, các tầng thành công cụ thiết yếu trong hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật, đặc biệt là những hoạt động điều tra, khảo sát có ý nghĩa như là cầu nối các nhà khoa học, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp với các tàng lớp nhân dân, chính từ đây đã tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của hệ thống pháp luật, của các văn bản pháp luật.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xã hội học pháp luật củng cố và xây dựng những luận cứ khoa học giúp cho Đảng và Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn, kịp thời phù hợp với tình hình phát triển xã hội ở từng giai đoạn cụ thể. Quá trình xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc thực tiễn xã hội, các quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lý xã hội; đặc điểm dân cư, nhu cầu của các tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp; dân tộc, giới tính, trình độ học vấn... thông tin từ các cuộc khảo sát xã hội học sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng cảc quy định pháp luật phù hợp. Các cuộc khảo sát xã hội học pháp luật trên thế giới cho thấy, nhân tố chính làm giảm hiệu quả của pháp luật không phải là do sự thiếu vắng các cơ chế thực hiện pháp luật mà do sự không tương thích của pháp luật với những đòi hỏi khách quan trong việc điều tiết các lợi ích xã hội. Sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào công việc xây dựng pháp luật sẽ đảm bảo được sự đầy đủ và toàn diện lợi ích, ý nguyện của nhân dân và sẽ là điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả sau này. Thực tế đã cho thấy, các đề xuất về pháp luật như nâng giá điện, thu phí đối với xe mang biển số ngoại tỉnh vào Hà Nội, quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các dự báo khoa học để làm sáng tỏ triển vọng phát triển xa hơn nữa của các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong tương lai.
- Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học pháp luật thu thập thông tin định tính, định lượng đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA - viết tắt của Regulatory Impact Assesment) giúp các chủ thể có thẩm quyền nhận biết những khả năng có thể xảy ra khi văn bản pháp luật được ban hành. Đặc biệt là đối với các dự thảo, dự án luật, các nghiên cứu của xã hội học pháp luật sẽ làm sáng tỏ các điều kiện cụ thể mà ở đó các văn bản pháp luật đang được dự thảo hoặc sắp được ban hành. Từ việc đánh giá tác động pháp luật đối với thực tiễn xã hội, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các phương án, các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
- Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng về ý thức pháp luật của các nhóm xã hội, về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng, chống hành vi sai lệch, tìm ra nguyên nhân để đưa ra nhũng dự báo về diễn biến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong tương lai, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các biện pháp hạn chế hành vi sai lệch và tội phạm.
Chức năng dự báo của xã hội học pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc hiểu biết sự kiện hiện tại và xu hướng phát triển của pháp luật.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)
Từ khóa » Chức Năng Dự Báo Của Xã Hội Học Pháp Luật
-
Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học Pháp Luật
-
Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học Pháp Luật ?
-
CHỨC NĂNG THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI HỌC - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chức Năng Xã Hội Của Pháp Luật - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giới Thiệu Giáo Trình Xã Hội Học Pháp Luật 2022
-
Ví Dụ Về Chức Năng Dự Báo Của Xã Hội Học Pháp Luật - LuTrader
-
Bài 2: Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học - Hoc247
-
Bài 2: Xã Hội Học Pháp Luật - Hoc247
-
[PDF] XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT TRONG HỆ TH ốNG CÁC KHOA HỌC ...
-
Phân Tích Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học Pháp Luật. Theo Anh ...
-
[PDF] XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT - Trường Đại Học Nam Cần Thơ
-
Xã Hội Học Là Gì? Đối Tượng, Cơ Cấu, Chức Năng, Nhiệm Vụ
-
ÔN TẬP XÃ HỘI HỌC VÀ PL - CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1 - StuDocu