CHỨC NĂNG SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ TẠNG TÂM - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Y Tế - Sức Khỏe >>
- Y học thưởng thức
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.38 KB, 16 trang )
TẠNG TÂMMục tiêu1. Trình bày được các chức năng sinh lý của tạng tâm2. Trình bày được mối quan hệ của tạng Tâm với hình, khiếu, chí, dịch3. Trình bày được các hội chứng bệnh lý của tạng tâm.Nội dung1.Khái niệm cơ bảnNgũ tạng bao gồm tâm, can, tỳ, phế, thận. Trong học thuyết kinh lạc, tâm bàolạc được xếp vào tạng, hợp thành 6 kinh âm trong cơ thể. Trong học thuyết tạngphủ thì tâm bào lạc được xếp phụ với tâm. Chức năng sinh lý của ngũ tạng là hóasinh và tàng trữ sinh khí, có mối quan hệ chặt chẽ với lục phủ và các khiếu hìnhthành nên hệ thống chức năng đặc thù của ngũ tạng; trong đó chức năng sinh lýtạng tâm có tác dụng chi phối (thống trị) các tạng khác.Hệ thống của tâm bao gồm tâm, tiểu trường, mặt, lưỡi. Trong ngũ hành, tâmthuộc hỏa; trong âm dương của ngũ tạng thì tâm thuộc tạng dương trong dương.Tâm chủ huyết mạch, chủ thần chí, là đại chủ của tạng phủ, chi phối về sinh mệnh,cho nên tâ, được coi là “quân chủ chi quan”. Tâm quan hệ với tứ thời thì tương ứngvới mùa hạ.Tâm nằm bên trái của lồng ngực, trên cơ hoành, giữa 2 lá phối, phía trước cộtsống. hệ thống của tâm liên thông với mạch. Bên ngoài của tâm có tâm bào lạc bảovệ.Tâm khai khiếu ra lưỡi, quan hệ biểu lý với tiểu trường.2. Chức năng sinh lý tạng tâm2.1. Tâm chủ huyết mạchHuyết nghĩa là huyết dịch, mạch là mạch đạo. mạch là phủ của huyết và làđường vận hành của huyết nên gọi là mạch đạo.Tâm chủ huyết và có tác dụng thúc đẩy huyết dịch vận hành trong mạch đạo.Tạng tâm và mạch liên thông và có quan hệ mật thiết với nhau. Tâm không ngừngco bóp đưa huyết dịch vận hành khắp cơ thể và là động lực thúc đẩy huyết dịchtuần hoàn. Tâm, mạch và huyết hình thành một hệ thộng mật thiết, tương đối độclập trong đó tâm đóng vai trò chủ đạo.Tạng tâm có nhịp đập theo quy luật nên mạch cũng có nhịp theo quy luật gọilà nhịp mạch. Thông qua sờ mạch vùng thốn khẩu để tổng hợp hình tượng mạch vềhình thái, qui luật, cường độ, tốc độ gọi là mạch tượng. Đó là một trong những căncứ giúp thầy thuốc phân tích sự thịnh suy của khí huyết toàn thân, trạng thái hoạtđộng của tạng phủ để giúp chẩn đoán bệnh tật. Khi chức năng của tạng tâm và cáctạng phủ bất thường sẽ làm cho mạch tượng bất thường.Dương khí tạng tâm sung túc, huyết dịch đầy đủ, mạch đạo thông lợi là điềukiện cơ bản để tâm chủ huyết mạch. Một trong ba vấn đề tâm- mạch- huyết dịchphát sinh bất thường đều gây nên bất thường trong việc vận hành huyết dịch.Chức năng sinh lý của tâm chủ huyết mạch bao gồm:- Tâm co bóp làm huyết dịch vận hành không ngừng, đưa chất dinh dưỡngđi nuôi cơ thể từ đó duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.- Tâm sinh huyết và làm cho huyết dịch không ngừng được bổ sung. Vị, tiểutrường tiếp thu chuyển hóa các chát ăn uống, phân biệt thanh trọc để tỳ chủvận hóa mà sinh ra các chất tinh vi. Các chất dinh dưỡng được tỳthawngtans lên phế, tại phế được thay cũ đổi mới rồi rót về tâm mạch vànhờ tác dụng hóa đỏ của kinh tâm chuyển thành huyết dịch. Vì thế cóthuyết nói “tâm sinh huyết” “huyết sinh ở tâm”.- Chức năng tâm chủ huyết mạch bình thường: biểu hiện chính là sắc mặthồng nhuận và tươi sáng, chất lưỡi hồng nhạt và tư nhuận, mạch tượng hòahoãn, có lực, cảm giác thư thái ở lồng ngực…Nếu chức năng chủ huyết mạch của tạng tâm rối loạn: thay đổi về sắc mặt,chất lưỡi, mạch tượng và cảm giác trong lồng ngực. Nếu tâm khí, tâm dương bấttúc hoặc huyết dịch hao tổn hoặc mạch lạc không thông lợi sẽ làm cho huyết dịchlưu thông không tốt hoặc mạch đập rỗng làm sắc mặt tối, tím, mạch tế nhược…Nếu nặng làm cản trở lưu thông huyết dịch gây sắc mặt ám tím, môi lưỡi xanh tím,đau tức hoặc đau nhói vùng trước tim, mạch xúc, mạch kết, mạch đại, mạch sáp…2.2. Tâm tàng thầnTâm tàng thần (tam chủ thần minh, tâm chủ thần chí) có nghĩa là tâm chi phốitoàn bộ hoạt động sinh lý và hoạt động tinh thần, ý thức và tư duy của con người.Hàm nghĩa của thần gồm:+ Chức năng và quy luật vận động, biến hóa của vật chất trong tự nhiên.+ Biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động sống của cơ thể; tức là hình tượng củacơ thể hoặc gọi là “hình chứng”; bao gồm từ biểu lộ sắc mặt, ánh mặt, đáp ứngngôn ngữ, tư duy, ý thức, hoạt động của chi thể… đều thuộc phạm trù của thần.Đây là nghĩa rộng của thần, cũng chính là nọi dung vọng chẩn của YHCT.+ Hoạt động tinh thần của con người (nghĩa hẹp của thần) bao gồm ý thức, tưduy và hoạt động tình chí.Tinh khí là căn bản cấu thành nên hình thể con người, vì vậy tinh khí là cơ sởvật chất sản sinh nên thần. Thần do tinh khí tiên thiên hóa sinh. Thần được sản sinhngay sau khi tinh âm - dương của bố mẹ kết hợp để hình thành nên thai nhi. Ngaysau khi sinh ra (trong quá trình cơ thể phát triển) thần tất yếu phải dựa vào sự nuôidưỡng của tinh khí hậu thiên; thần tồn tại cùng với sự phát sinh, phát dục, pháttriển và tiêu vong của cơ thể. Tâm tàng thần tức là tâm chỉ đạo toàn bộ hoạt độngsống của cơ thể.Tóm lại, thần là sản vật vận động của thế giới vật chất, nó không phải là dạngphi vật chất. Thần chính là chức năng mà hình thể, động thái, sắc trạch... của conngười biểu hiện trong quá trình sống.Tác dụng sinh lý của tâm tàng thần bao gồm:+ Chủ về việc “nhiệm vật”: “nhiệm” nghĩa là tiếp thu, đảm nhiệm, gánh vác;“vật” nghĩa là sự vật của thế giới khách quan. Tâm chủ thần minh là tiếp thu, xử lý,phản ánh sự vật và tin tức cùa thế giới khách quan; từ đó thể hiện tác dụng sinh lývề ý thức, tư duy và hoạt động tình chí. Tâm có “nhiệm vật” được thì cơ thể mới cóthể sản sinh được hoạt động tinh thần, mới phán đoán và xử lý được mọi sự vật vàtin tức trong thế giới khách quan.+ Chi đạo toàn bộ hoạt động sống của cơ thể: hoạt động tinh thần của conngười bao gồm ý thức, tư duy và hoạt động tình chí; không chỉ là một bộ phậntrọng yếu trong hoạt động sống mà còn ảnh hường, chỉ đạo các phối hợp và cânbằng của toàn bộ các chức năng sinh lý toàn thân. Vì vậy, tâm chủ thần minh là vấnđề cốt lõi nhất trong việc chỉ đạo hoạt động sống toàn thân. Có thể nói tâm là chúatể mà mọi tạng phủ, tổ chức khác của cơ thể đều phải tuân theo mệnh lệnh từ tâm;từ đó, cơ thể mới có thể phối hợp thống nhất các hoạt động sống bình thường được.Tâm chủ thần minh và tâm chủ huyết mạch có quan hệ mật thiết với nhau.Tâm chủ huyết mạch làm huyết được đưa đi nuôi khắp cơ thể, bao gồm cả vật chấtthiết yếu cung cấp cho hoạt động sống của tâm (tức là tâm huyết sẽ nuôi dưỡngđược tâm thần). Huyết dịch thuộc phạm trù của tinh và là cơ sở vật chất của hoạtđộng tình chí- đồng thời, tâm chủ thần chí và chi phối toàn bộ hoạt động sống; chonên, chức năng tâm chủ huyết mạch cũng chịu sự chỉ đạo của tâm thần. Vì thế,chức năng tâm chủ thần minh và tâm chủ huyết mạch ảnh hưởng tương hỗ vớinhau.Theo quan điểm chỉnh thể của y học cổ truyền thì toàn bộ hoạt động tinh thầnvề ý thức, tư duy và tình chí đều phàn ánh chức năng sinh lý của tạng phủ. Thầnđược chia thành năm loại, đồng thời phụ thuộc vào năm tạng tương ứng như: tâmtàng thần, phế tàng phách tức là các hoạt động không chịu sự chi phối của ý thức,thuộc về bản năng (như cảm giác linh hoạt, tai thính, măt tinh, động tác tay chânchính xác), được hình thành từ tiên thiên; can tàng hồn tức là xuất hiện các hoạtđộng ý thức tư duy phàn ứng nhanh, là hoạt động tinh thần có ý thức hình thành ởhậu thiên; tỳ tàng ý tức là ý niệm, lo toan; thận tàng chí tức là chí hướng kiênđịnh. Các hoạt động tinh thần của con người, tuy phụ thuộc vào ngũ tạng nhưngchủ yếu vẫn quy thuộc vào chức năng sinh lý của tâm chủ thần chí.- Hoạt động về ý thức, tư duy, tình chí của con người thuộc chức năng sinhlý cùa đại não và là phản ánh của đại não với thế giới bên ngoài. NhưngHọc thuyết Tạng phủ đưa các hoạt động tinh thần này không chỉ quy nạpthuộc về ngũ tạng mà còn chủ yếu quy thuộc vào chức năng sinh lý củatâm. Tâm thần luận của y học cô truyền luôn luôn chỉ đạo thực tiễn trênlâm sàng. Một số chứng bệnh của tâm như: chứng tâm hỏa cang thịnh,chứng đàm hỏa nhiễu tâm, chứng đàm mê tâm khiếu... thì ngoài nhữngtriệu chứng rối loạn huyết mạch ra còn có những biến đổi thất thường vềphương diện tình chí; từ đó, khi điều trị ngoài việc thanh tả tâm hỏa, điềuđàm khai khiếu ra còn cần dùng các vị thuốc nhập kinh tâm để an thần thìsẽ thu được hiệu quả trong điều trị.- Chức năng chủ thần chí của tâm bình thường thì tinh thần hưng phấn, tìnhchí trong sáng, tư duy mẫn tiệp, đáp ứng tin tức đối với ngoại cảnh linhhoạt. Ngược lại, chức năng chủ thần chí bất thường thì sẽ xuất hiện tìnhtrạng tinh thần, ý thức, tư duy... bất thường (như là mất ngủ, hay mê, bứtrứt không yên, thậm chí rối loạn ngôn ngữ, phản ứng chậm chạp, có thểhôn mê); ngoài ra, có thể làm ảnh hưởng đến các tạng phù khác và thậmchí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.3. Đặc trưng sinh lý của tạng tâm3.1. Tạng tâmTâm là dương tạng, là thái dương trong dương, chủ về dương khí. Dương khícủa tâm có tác dụng ôn chiếu và thúc đẩy để duy trì tuần hoàn huyết dịch bìnhthường, đồng thời làm cho tâm thần hưng phấn, từ đó duy trì được hoạt động sốngcủa cơ thể. Khí dương nhiệt của tâm không chỉ duy trì được chức năng sinh lý củatâm mà còn có tác dụng ôn dưỡng toàn thân. Việc tiêu hoá và vận chuyển thức ăncủa tỳ vị, tác dụng ôn chiếu và khí hóa của thận dương, trao đổi thủy dịch toàn thânvà điều tiết bài tiết mồ hôi... đêu dựa vào tác dụng ôn chiếu và thúc đẩy của tâmkhí.Tâm khí liên quan với tiết khí mùa Hạ. Con người và giới tự nhiên là mộtchỉnh thể thống nhất. Những thay đổi về âm dương tiêu trưởng trong bốn mùa củagiới tự nhiên với hệ thống hoạt động chức năng của ngũ tạng là có mối liên hệtương hỗ.Tâm là dương tạng và chủ dương khí. Mùa Hạ lấy hỏa nhiệt làm chủ, trongcơ thể tương ứng với thái dương trong dương của tâm. Tâm khí tương ứng với hạkhí tức là muôn nói dương khí của tâm vượng thịnh nhất và chức năng của tâmmạnh nhất vào mùa Hạ. Hiểu được đặc tính sinh lý này của tâm giúp cho hiểu đượcsinh lý - bệnh lý của tâm và cũng hiểu được mối quan hệ giữa bệnh lý với thời tiết.Ngoài ra, tâm có quan hệ với: phương Nam, nhiệt, hỏa, vị đắng, sắc đỏ.Ví dụ: hoàng liên có vị đắng (nhập tâm) nên có tác dụng để thanh tả tâm hỏa.3.2. Tâm bào lạcTâm bào lạc (gọi đơn giản là tâm bào) là màng ngoài của tạng tâm và là tổchức ngoại vi của tạng tâm. Ngoài ra, tâm bào còn có mạch lạc thông hành khíhuyết nên gọi là tâm bào lạc.Chức năng sinh lý: do tâm bào lạc là tổ chức ngoại vi của tâm nên có tác dụngbảo vệ tạng tâm khi tâm bị nhiễm tà khí. Học thuyết Tạng tượng cho rằng, tâm làchúa tể của các cơ quan nên không thể để tà khí xâm phạm. Vì thế, khi ngoại tàmuôn xâm nhập vào tâm thì đâu tiên phải xâm nhập vào tâm bào lạc, lâm sàng sẽthấy các biểu hiện rối loạn của thần chí. Ví dụ: trong ngoại cảm nhiệt bệnh, trườnghợp do ôn nhiệt nội hãm gây chứng đàm trọc bưng bít tâm bào thì có các triệuchứng như sốt cao, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê. Trên thực tế, chứng bệnh xuất hiệnkhi tâm bào nhiễm tà cũng giống như chứng bệnh ở tâm nên khi biện chứng vàđiều trị cũng tương đối giống nhau.3.3. Quan hệ giữa tâm vói hình, khiếu, chí, dịchTâm biểu hiện ra mặt (kỳ hoa tại diện): tâm chủ huyết mạch mà huyết mạchcung cấp lên vùng đầu mặt rất phong phú nên khi tâm khí sung túc, huyết mạchtràn đầy thì sắc mặt hồng nhuận, tươi và sáng bóng. Nếu tâm khí bất túc, tâm huyếthao hư thì sắc mặt không tươi. Tâm mạch ứ trệ thì sắc mặt xanh tím.Tâm khai khiếu ra lưỡi.Tâm quan hệ với tình chí là vui mừng, tức là chức năng sinh lý cùa tâm cóquan hệ với vui mừng. Vui mừng nói chung là phản ứng lành tính; nhưng nếu vuimừng quá độ sẽ làm tâm thần phân tán, giảm khả năng tập trung chú ý.Tâm quan hệ với dịch là mồ hôi: tâm và mồ hôi có quan hệ mật thiết. Ra mồhôi là phản ứng để hạ nhiệt độ và ra mồ hôi còn liên quan đến trạng thái tinh thần(do tinh thần bị kích thích hoặc do hoảng sợ). Do tâm là đại chủ của ngũ tạng vàlục phủ, chỉ đạo hoạt động tình chí tinh thần nên vì tình chí tinh thần mà gây ra mồhôi thì đều liên quan trực tiếp đến tâm, do đó còn gọi mồ hôi là dịch của tâm.4.Các hội chứng bệnh lý tạng tâmTâm ở trong ngực, có tâm bào lạc bào vệ bên ngoài. Kinh tâm liên lạc với tiểutrường và có quan hệ biểu lý với nhau.Chức năng sinh lý chủ yếu: tâm chủ huyết mạch, tâm tàng thần; tiểu trườngchủ về thu nạp, hóa sinh và phân biệt thanh trọc.Bệnh của tâm thì diễn biến bệnh lý chủ yếu là rối loạn chức năng tâm chủhuyết mạch, tâm chủ thần chí; cho nên, bệnh của tâm thường thấy hồi hộp trốngngực, bứt rứt, đau vùng trước tim, mất ngủ, ngủ hay quên, lơ mơ, nói nhảm, loétmiệng lưỡi, mạch kết đại...Bệnh của tiểu trường thì diễn biến bệnh lý chủ yếu là rối loạn chức năng phânthanh biệt trọc; cho nên, bệnh của tiểu trường thường thấy tiểu tiện sẫm màu, tiểutiện khó, tiểu tiện ra máu...4.1. Tâm khí hưKhái niệm: chứng tâm khí hư là các chứng biểu hiện do tâm khí bất túc, suygiảm khả năng thúc đẩy gây nên.Lâm sàng: hồi hộp trống ngực, tức ngực, hụt hơi, mệt mòi, vận động bệnhtăng lên, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạchnhược.Phân tích: nguyên nhân gây chứng tâm khí hư đo bệnh lâu ngày, cơ thể hưnhược, hoặc do tiên thiên bâm tô bất túc, hoặc do người già tạng khí hư suy, hoặcdo bệnh nặng làm tổn thương chính khí.Tâm khí bât túc làm cho chức năng thúc đẩy tâm mạch kém gây nên hồi hộptrống ngực, khi vận động nhẹ thì gây kinh quý, vận động mạnh sẽ gây chính xungTâm nằm ở trong ngực, khi tâm khí hao hư làm cho tông khí vận chuyển bị trởngại, khí cơ không thông gây nên cảm giác ngột ngạt, tức ngực. Tâm thần khôngđược nuôi dưỡng nên thấy mệt mỏi, uể oải. Vận động làm hao khí, nên khi sau hoạtđộng sẽ làm cho các chứng nặng lên. Mồ hôi là dịch của tâm, tâm khí hư nên tâmdịch bất cố làm ngoại tiết gây nên tự ra mồ hôi. Tâm khí hư suy không thể đưahuyết lên trên cho nên thấy sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạchnhược.Pháp điều trị: bổ tâm khí.Phương thuốc: Dưỡng tâm thangHoàng kỳ15gBạch linh10gPhục thần10gViễn chí06gTáo nhân10gNgũ vị tử06gBá tử nhân10gXuyên khung12gĐương quy 12gBán hạ10gNhân sâm06gCác vị thuốc trên gia sinh khương 03 lát, đại táo 03 quả, sắc uống.4.2. Tâm dương hưKhái niệm: chứng tâm dương hư là các chứng biểu hiện do tâm dương hư suyrối loạn ôn vận, hư hàn nội sinh gây nên.Lâm sàng: hồi hộp trống ngực, cảm giác tức nghẹt trong ngực hoặc đau tứcvùng trước tim, môi và lưỡi xanh tím, hụt hơi, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, chân tay lạnhsắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì vô lựchoặc mạch vi tế hoặc kết đại.Phân tích: nguyên nhân gây chứng tâm dương hư là do tâm khí hư tiến triểnthêm làm âm hàn nội sinh.Tâm dương không hưng phấn, chức năng khua động rối loạn làm nhịp tim thấtthường gây nên hồi hộp trống ngực. Dương hư hàn thịnh làm hàn ngưng, kinhmạch khí huyết không thông, nếu nhẹ thây tức ngực và hụt hơi, nêu nặng thấy môilưỡi xanh tím và đau ngực. Tâm dương hư suy, vệ ngoại bất cố gây nên tự ra mồhôi.Dương khí hao hư không thể ôn ấm được cơ thế làm cho sợ lạnh, chân và taylạnh. Tâm dương suy không thể đưa huyết dịch lên nuôi dưỡng được vùng đầu mặtgây ra sắc mặt trắng bệch. Chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì vôlực hoặc mạch vi tế... đều là biểu hiện của dương hư hàn thịnh. Dương hư hànngưng làm cho mạch khí không được liên tục gây nên mạch kết đại.Pháp điều trị: ôn tâm dương.Phương thuốc: Bảo nguyên thangNhân sâm05gCam thảol0gHoàng kỳ20gNhục quế05gCác vị thuốc trên sắc uống.4.3. Tâm dương bạo thoátKhái niệm: chứng tâm dương bạo thoát là các chứng biểu hiện do tâm dươngcực suy, dương khí bạo thoát gây nên.Lâm sàng: trên cơ sở chứng tâm dương hư, đột nhiên thấy mồ hôi lạnh ra đầmđìa, chân tay lạnh ngắt, hơi thở yếu, sắc mặt trắng bệch hoặc đau tức ngực dữ dội,sắc mặt và môi xanh tím, nếu nặng thì tinh thần lơ mơ, hôn mê, chất lưỡi nhợt hoặcnhợt tím, mạch vi tế muốn tuyệt.Phân tích: nguyên nhân gây chứng tâm dương bạo thoát là dựa trên cơ sở tâmdương hư suy hoặc tâm mạch ứ trệ làm cho tâm dương bạo thoát.Dương suy không thể nhiếp tân làm cho mồ hôi lạnh ra đầm đìa không dứt.Khí thuận theo tân thoát làm cho chi thể không được dương khí ôn ấm gây nên tứchi lạnh ngắt. Dương hư không vận chuyển được huyết nên mặt và lưỡi khôngđược nuôi dưỡng đầy đủ làm cho sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhợt hoặc tím nhợt.Dương khí bạo thoát, tông khí bị thất thoát nên không thể giúp phế quản hô hấpgây nên hơi thở yếu. Tâm dương hư suy, hàn ngưng ở kinh mạch làm tâm mạch ứtrệ không thông gây nên đau nhói vùng trước tim, đau dữ dội, sắc mặt và môi xanhtím. Dương khí thoát ra ngoài, tâm thần không được nuôi dưỡng, thần tán màkhông tụ được làm cho tinh thần mơ hồ, lơ mơ, thậm chí hôn mê. Mạch vi tế muốntuyệt là chứng dương khí cực hư mà vong thoát ra ngoài.Pháp điều trị: hồi dương cố thoát.Phương thuốc: Sâm phụ thang gia vịPhụ từ chế 15- 20gSinh khương5 lát Nhân sâm15gCác vị trên gia cam thảo l0g, xuyên khung 12g, sắc uống ngày 01 thang.4.4. Tâm mạch trệ tắcKhái niệm: chứng tâm mạch trệ tắc là các chứng biểu hiện do huyết ứ, đàmtrệ, hàn ngưng, khí trệ làm bế tắc tâm mạch gây nên.- Lâm sàng: triệu chứng chung trong chứng tâm mạch trệ tắc là hồi hộp trốngngực, đau tức ngực từng cơn, đau lan ra sau vai hoặc lan dọc theo mặt trong cánhtay, lúc đau lúc ngừng. Biểu hiện lâm sàng tùy theo nguyên nhân gây trệ tắc:+ Huyết ứ tâm mạch: đau như dao cứa, đau cố định, chất lười ám tím hoặcthấy ban điểm ứ huyết, mạch tế sáp hoặc kết đại.+ Khí trệ tâm mạch đau mà căng tức hai bên mạng sườn, khi xuấthiện cơn đau đều có liên quan chặt đến rối loạn về tình chí, thích thở dài,mạch huyền.+ Đàm trệ tâm mạch: đau ngực âm ỉ, người bệu trệ, khạc đờm nhiều, mìnhmẩy nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch trầm hoạt hoặc trầm sáp.+ Hàn ngưng tâm mạch đau dữ dội đột ngột, gặp lạnh đau tăng, sợ lạnh, chântay lạnh, chườm ấm dễ chịu, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì hoặc trầmkhẩn.- Phân tích: nguyên nhân gây chứng tâm mạch do tuổi cao sức yếu, tâm khísuy giảm, hoặc do ăn nhiều chất béo ngọt làm đàm trọc ngưng tụ, ứ trệ ở tâmmạch, hoặc do ngoại cảm hàn tà làm ngưng trệ tâm mạch, hoặc do tình chí ức uấtlàm khí trệ trong ngực.Tâm khí hoặc tâm dương hao hư, tâm không được nuôi dưỡng làm nhịp timthất thường gây hồi hộp trống ngực. Tâm huyết ứ trệ, tâm mạch không thông gâyđau trước tim, lúc đau lúc ngừng. Kinh thủ thiếu âm tâm chạy ra hõm nách rồi đixuống ngón tay út nên thấy đau lan ra sau vai hoặc theo dọc mặt trong cánh tay,cẳng tay. Chứng này thường là bản hư tiêu thực.Huyết ứ tâm mạch có đặc điểm là đau dữ dội, kèm theo các triệu chứng của ứhuyết nội trệ như chất lưỡi ám tím hoặc có ban điểm ứ huyết, mạch tế sáp hoặc kếtđại.Đàm trệ tâm mạch có đặc điểm là tức nặng ngực, kèm theo chứng đàm trọcnội thịnh như người bệu trệ, dòm nhiều, mình mẩy nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớp,mạch trầm hoạt.Hàn ngưng tâm mạch có đặc điểm đau dữ dội, khởi phát đột ngột, ấm nóng thìdễ chịu; kèm theo các chứng hàn tà nội thịnh như sợ lạnh, chân và tay lạnh, chấtlưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì hoặc trầm khẩn.Khí trệ tâm mạch có đặc điểm đau căng tức, kèm theo chứng khí cơ uất trệnhư phát bệnh thường liên quan đến rối loạn tình chí, căng tức mạng sườn, thíchthờ dài, mạch huyềnPháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ.Phương thuốc: nếu huyết ứ thì dùng Huyết phủ trục ứ thang; nêu khí trệ thìdùng Sài hồ sơ can tán; nếu đàm trệ thì dùng Qua lâu giới bạch bạch tửu thang,hàn ngưng thì nên dùng Qua lâu giới bạch bạch tửu thang.+ Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cài thác):Đào nhân10gHồng hoa10gĐương quy 12gSinh địa12gXuyên khung12gXích thược lOgNgưu tất12gCát cánh06gSài hồChi xác06gCam thảo08g12gCác vị thuốc ưên sác uống, ngày 01 thang.+ Sài hồ sơ can tán (Cảnh nhạc toàn thư):Sài hồ12gXuyên khung 12gThược dược 15gHương phụ10gChi xác10gCam thảo10gTrần bì10gCác vị thuốc trên sắc uống, uống thuốc trước khi ăn.+ Qua lâu giới bạch bán hạ thang (Kim quỹ yếu lược):Qua lâu12gGiới bạchl0gBán hạl0gBạch tửu vừa đủ+ Qua lâu giới bạch bạch tửu thang (Kim quỹ yếu lược):Qua lâu12gGiới bạch10gBạch tửu vừa đủCác vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.4.5. Tâm huyết hưKhái niệm: chứng tâm huyết hư là các chứng biểu hiện do tâm huyết bất túctâm không được nuôi dưỡng gây nên.Lâm sàng: hồi hộp trống ngực, mất ngủ, ngủ hay mê, hay quên, chóng mặt,sắc mặt trăng nhợt hoặc ám vàng, không tươi nhuận, môi và lưỡi nhợt, mạch tếnhược.Phân tích; nguyên nhân bệnh do bệnh lâu ngày tổn thương âm huyết hoặc domất máu nhiêu hoặc do tình chí không được như ý làm khí hỏa nội uất gây hao tổnâm huyết gây nên.Huyết thuộc âm, tâm là tạng âm. Huyết bất túc làm cho tâm không được nuôidưỡng mà gây nên hồi hộp trống ngực. Huyết không dưỡng tâm, thần không yêntĩnh gây mất ngủ, ngủ hay mê. Huyết hư không thế nuôi dưỡng được đầu mặt gâynên chóng mặt, hay quên, sắc mặt trắng nhợt hoặc ám vàng, môi và lưỡi tím nhợt.Huyết hư không sung thịnh ở mạch đạo gây nên mạch tế nhược.Pháp điều trị: bổ tâm huyết.Phương thuốc: Tứ vật thang (Tiên thụ lý phương tục đoạn bí phương)Bạch thược 15gXuyên khung12gThục địaĐương quy12g12gCác vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.4.6. Tâm âm hưKhái niệm: chứng tâm âm hư là các chứng biểu hiện do tâm âm hao hư, hưnhiệt nội nhiễu gây nên.Lâm sàng: hồi hộp trống ngực, bứt rứt, mất ngủ, ngủ hay mê, lòng bàn chânvà bàn tay nóng, sốt nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, hai gò má đỏ, họng khô, chấtlưỡi hồng khô, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.Phân tích: nguyên nhân gây bệnh do lo lắng, buồn phiền, mệt mỏi thái quágây hao tổn tâm âm; hoặc do nhiệt bệnh, bệnh lâu ngày làm hao thương âm dịchgây nên.Tâm âm bất túc làm tâm không được nuôi dưỡng nên tâm động không yên,gây nên hồi hộp trống ngực. Tâm âm hư, tâm thần không được nuôi dưỡng, hưnhiệt nhiễu loạn tâm gây nên tâm thần không yên gây bứt rứt, mất ngủ, ngủ haymê. Âm hư không khống chế được dương gây dương vượng, hư nhiệt nội sinh chonên thấy sốt nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, hai gò má đỏ, họng khô. Chất lưỡihồng khô, rêu lưỡi ít, mạch tế sác là biểu hiện chứng âm hư nội nhiệt.Pháp điều trị: bổ âm dưỡng huyết, an thần.Phương thuốc: Bổ tâm đanSinh địa120gNgũ vị từ30gMạch môn30gĐương quy30gCát cánh15gViễn chí15gThiên môn30gĐan sâm15gHuyền sâm15gPhục thần15gHoàng liên09gNhân sâm15gTáo nhân sao 30gBá từ nhân30gCác vị thuốc trên tán bột mịn rồi hoàn với mật ong thành viên 06 - 09g, dùngchu sa làm áo.Hoặc dùng bài Thiên vương bổ tâm đan (Hiệu chú phụ nhân lương phương):Sinh địaHuyền sâmCát cánhThiên mônTáo nhân120g15g15g30g30gNhân sâmBạch linhNgũ vị từMạch môn15g15g30g30gĐan sâmViễn chíĐương quyBá từ nhân15g15g30g30gCác vị thuốc trên tán bột mịn, hoàn viên với mật, dùng chu sa làm áo. uốngvới nước sắc trúc diệp, mồi lần 06 - 09g.4.7. Tâm hỏa cang thịnhKhái niệm: chứng tâm hòa cang thịnh là các chứng biểu hiện do tâm hỏa tíchthịnh, nhiệt nhiễu tâm thần gây nên.Lâm sàng: bứt rứt, ngủ không yên, mặt đò, miệng khát, đại tiện táo bón, tiểutiện sắc vàng; hoặc thấy loét lưỡi; hoặc thấy nôn ra máu, chảy máu cam, mụn nhọtờ ngoài da, tiểu buốt nóng đau; nếu nặng thấy vật vã, nói nhảm , hôn mê...; chấtlưỡi thon gọn hồng, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác có lực.Phân tích: nguyên nhân bệnh do ngoại tà hóa hỏa nhập lý, hoặc tình chí uấtkết làm khí uất hóa hỏa; hoặc do nghiện rượu và ăn nhiều chất cay nóng gây nênhỏa nội sinh; hoặc do ăn nhiều chất béo ngọt lâu ngày hóa nhiệt sinh hỏa.Tâm ở trong lồng ngực, thuộc hỏa nên khi tà khí nhập tâm rất dễ hóa hỏa.Tâm chủ thần minh, hỏa nhiệt nội tích nhiễu loạn tâm thần gây bứt rứt, ngủ khôngyên, nặng thì vật vã, hôn mê, nói nhảm. Hỏa tà thương tân gây khát nước, đại tiệntáo bón tiểu tiện vàng sẫm. Tâm khai khiếu ở lưỡi, vinh nhuận ra mặt. Tâm hỏatheo kinh mạch bốc lên trên gây mặt đỏ, loét miệng lưỡi. Tâm chủ huyết mạch, tâmhỏa tích thịnh, huyết nhiệt vong hành cho nên thấy nôn ra máu, chảy máu cam.Tâm di nhiệt xuống tiểu trường gây tiểu tiện màu hồng sẫm, tiểu buốt đau và khóđi. Chất lưỡi thon gọn hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác có lực đều là chứng tâm hỏanội thịnh.Pháp điều trị: tả tâm hỏa, tư tâm âm.Phương thuốc: Đạo xích tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)Sinh địa12gĐạm trúc diệp05gSinh cam thảo1 0gMộc thông15gCác vị thuốc trên gia: Liên tử tâm 10g, Mạch môn 12g, Bạch mao căn 30g ,sắc uống.4.8. Đàm mê tâm thầnKhái niệm: chứng đàm mê tâm thần là các chứng biểu hiện do đàm trọc bưngbít tâm thần làm nhiễu loạn thần chí gây nên.Lâm sàng: tinh thần ức uất, không tinh táo, cử chỉ thất thường, nói lảm nhảm;hoặc đột nhiên hôn mê, sùi bọt mép, thở khò khè; hoặc sắc mặt ám trệ, đầy tứcbụng, buồn nôn, ý thức lơ mơ, không nhận ra người thân; rêu lưỡi trắng nhớp,mạch hoạt.Phân tích: nguyên nhân bệnh do thấp trọc sinh đàm; hoặc do tình chí khôngđược như ý làm khí uất thành đàm, đàm và khí hồ kết bưng bít tâm khiếu. Chứngnày thường gặp ở các bệnh điên cuồng, động kinh hoặc các giai đoạn bệnh nguyhiểm khác.Bệnh điên cuồng do can khí uất kết, khí uất đàm ngưng, đàm khí kết hợpbưng bít tâm thần làm ngu ngơ, tinh thần ức uất, lãnh đạm, nói lẩm bẩm, cử chỉthất thường. Động kinh do can phong hiệp đàm, bưng bít tâm khiếu gây đột nhiênngã, không nhận ra người thân, sùi bọt mép, thở khò khè. Nếu thấp trọc lâu ngàythành đàm, đàm trệ ở trung tiêu nên thanh dương không thăng, trọc khí tràn lêntrên gây sắc mặt ám trệ, vị không hòa giáng nên vị khí thượng nghịch gây đầybụng, buồn nôn; đàm trọc bưng bít tâm khiếu làm ý thức mơ hồ, không nhận rangười thân. Rêu lưỡi trắng nhớp, mạch huyền hoạt là chứng của đàm trọc nội thịnh.Pháp điều trị: điều đàm khai khiếu.Phương thuốc: Tô hợp hương hoàn hợp Đạo đàm thang.+ Tô hợp hương hoàn (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương):Tô hợp hương 30gĐàn hương60gTất bát60gAn tức hương 60gNhũ hương30gKha tử60gXạ hương60gHương phụ60gBạch truật60gĐinh hương60gLong não30gTê giác60gTrầm hương60gMộc hương60gChu sa60gCác vị thuốc trên tán bột mịn, luyện mật ong làm viên, mỗi lần uống 08g.+ Đạo đàm thang (Trọng đính sản thị tế sinh phương):Thiên nam tinhl0gChỉ thựcCam thảo chích6gBán hạ chế 10gSinh khương4gLàm thang sắc uốngl0gPhục linh10gTrần bì10g4.9. Đàm hỏa nhiễu thầnKhái niệm: chứng đàm hỏa nhiễu thần là các chứng biểu hiện do đàm hỏa nộithịnh, nhiễu loạn tâm thần gây nên.Lâm sàng: sốt, tiếng thở thô, mặt hồng đỏ, mắt đỏ, vật vã kích thích, nóinhảm, táo bón, tiểu tiện vàng; hoặc tức ngực, tiếng thở khò khè, đờm vàng dính,bứt rứt, mất ngủ, nếu nặng thấy kích thích, cuồng loạn, đánh người, ném đồ vật,nói năng linh tinh, khóc cười vô nguyên cớ; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp,mạch hoạt sác.Phân tích: nguyên nhân bệnh do thất tình uất kết, khí uất hóa hỏa hun đốt tânthành đàm; hoặc do ngoại cảm nhiệt tà, hun đốt tân thành đàm làm đàm hỏa nhiễuloạn tâm thần.Chứng đàm hòa nhiễu loạn tâm thần phân ra ngoại cảm và nội thương. Ngoạicảm nhiệt bệnh, tà nhiệt tích bên trong gây nên sốt, tiếng thở thô, sắc mặt hồng đỏ,mắt đỏ, đại tiện táo, tiểu tiện vàng; đàm hỏa nhiễu loạn tâm thần gây kích thích, nóinhảm; tà nhiệt hun đốt tân dịch, đàm trệ khí đạo gây nên tức ngực, khạc đờm vàngdính, thờ khò khè. Nội thương tạp bệnh làm đàm hỏa nội nhiễu tâm thần: nếu nhẹthấy bứt rứt, mất ngủ; nếu nặng thấy tâm thần cuồng loạn, nói lảm nhảm, khóccười vô duyên cớ. Hỏa thuộc dương, dương chủ về động nên khi phát bệnh sẽ thấybiểu hiện: nói lảm nhảm, đánh mắng người khác, ném đồ vật. Chất lưỡi hồng, rêulưỡi vàng nhớp, mạch hoạt sác là chứng của đàm hỏa nội thịnh.Pháp trị: thanh tâm điều đàm.Phương thuốc: Mông thạch cổn đàm hoànMông thạch15gThiên trúc hoàng 15gThiên maĐởm tinh30g30gPhòng phong 09gToàn yết15gSinh cam thảoBa đậu12gXạ hương09g0,06gHùng hoàng09g Bạch phụ tử 18gCác vị thuốc trên tán bột mịn, hòa với trúc lịch, sau đó tán thật mịn. Căn cứtình hình bệnh tật mà dùng liều thích hợp.4.10.Ứ trệ não lạcKhái niệm: chứng ứ trệ não lạc là các chứng biểu hiện do ứ huyết trở trệ nãolạc gay đau đâu, chóng mặt lâu ngày không hết.Lâm sàng: đau đầu, chóng mặt lâu ngày, đau đầu có tính chất cố định, đau nhưchâm chích; hoặc đột nhiên thấy bất tỉnh, liệt nửa người; hoặc thấy hồi hộp, mấtngủ, hay quên; hoặc sau chấn thương vùng đầu không nhận ra ngươi thân, sắc mặtkhông tươi nhuận, chất lưỡi ám tím, hoặc thấy ban điểm ứ huyết, mạch tế sáp.Phân tích: chứng này thường do chấn thương vùng đầu hoặc do bệnh lâu ngàynhập lạc làm cho ứ huyết nội đình, trở trệ não lạc gây nên.Ứ huyêt trở trệ mạch não nên bất thông tắc thống gây đau đầu như châmchích, đau đầu cố định. Nếu huyết uất ở não, bưng bít thanh khiếu gây đột nhiênbất tỉnh, không nhận ra người nhà; mạch lạc không thông làm khí huyết khôngvượng thịnh gây liệt nửa người. Khí huyết ứ trệ không đưa lên thanh khiếu gâychóng mặt từng cơn. ứ huyết lâu ngày, huyết mới không được sinh làm tâm thầnkhông được nuôi dưỡng gây hồi hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên, sắc mặt khôngtươi nhuận, chất lưỡi ám tím hoặc có ban điểm ứ huyết, mạch tế sáp là thuộc chứngứ huyết nội trệ.Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, tức phong thông lạc.Phương thuốc: Thông khiếu hoạt huyết thang (Y lâm cải thác)Xích thược12gHồng hoa 10gXuyên khung 12gĐào nhân06gHành già03 cọng Sinh khương 10gĐại táo05 quả Xạ hương0,15gHoàng từuCác vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.01 cốc
Tài liệu liên quan
- Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18
- 211
- 1
- 1
- CHỨC NĂNG SINH LÝ, BỆNH LÝ NGŨ TẠNG. docx
- 35
- 2
- 16
- tóm tắt luận án xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18
- 32
- 1
- 0
- chức năng sinh lý bệnh lý ngũ tạng
- 55
- 1
- 0
- CHỨC NĂNG SINH lý, BỆNH lý NGŨ TẠNG
- 43
- 529
- 0
- Nghiên cứu tác dụng lên chức năng sinh sản và độc tính của rễ bá bệnh (euricoma longifolia j ) thu hái tại việt nam trên động vật thực nghiệm
- 199
- 451
- 4
- Nghiên cứu tác dụng trên chức năng sinh sản và độc tính của cao đặc bài thuốc testin trên chuột thực nghiệm
- 96
- 428
- 0
- nghiên cứu hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp người lớn tại bệnh viện đa khoa khu vực bồng sơn bình định
- 8
- 357
- 5
- Nghiên cứu sự tăng trưởng hình thái và một số chức năng sinh lý của học sinh trường THPT bán công trần hưng đạo tam dư
- 84
- 292
- 0
- đại cương về thăm dò chức năng sinh lý
- 162
- 1
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(40.47 KB - 16 trang) - CHỨC NĂNG SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ TẠNG TÂM Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Trình Bày Chức Năng Sinh Lý Tạng Can
-
Chức Năng Của Tạng Can Trong đông Y | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Tạng Can
-
Học Thuyết Tạng Phủ: Tạng Can - Điều Trị Đau Clinic
-
Chức Năng Sinh Lý Của Tạng Can - Drugs Of Canada
-
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ
-
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG - SlideShare
-
TẠNG CAN - Nhà Thuốc Hạnh Lâm Đường
-
Học Thuyết Tạng Tượng ( Phần 1)
-
Chức Năng Sinh Lý Tạng Tâm (tâm Bào, Phủ Tiểu Trường, Phủ Tam Tiêu)
-
Chức Năng Sinh Lý Và Bệnh Lý Của Tạng Tâm. - SEI Pharma Ceuticals
-
Tạng Can - Chữa Bệnh NET
-
Chức Năng Sinh Lý Và Bệnh Lý Của Tạng Tỳ. - SEI Pharma Ceuticals
-
Top #10 Chức Năng Sinh Lý Tạng Can Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6 ...
-
Thận Theo đông Y ảnh Hưởng đến Các Tạng Phủ Khác Như Thế Nào?