Chức Vụ Và Chức Danh Của Công Chức Cấp Xã được Pháp Luật Quy ...
Có thể bạn quan tâm
- Chức vụ và chức danh của công chức cấp xã được pháp luật quy định ra sao?
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Quy định về việc kiêm nhiệm chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của công chức cấp xã như thế nào?
Chức vụ và chức danh của công chức cấp xã được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định về chức danh, chức vụ như sau:
"1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội."
Theo đó, công chức tư pháp – hộ tịch thuộc chức danh của công chức cấp xã theo quy định trên.
Công chức cấp xã
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế."
Như vậy ở đây ghi nhận sẽ cán bộ, công chức xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh kiêm nhiệm anh nhé.
cho nên anh kiêm nhiệm "công chức văn phòng thống kê ngạch chuyên viên" thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm 50% mức lương (bậc 1) của chức danh công chức văn phòng thống kê (ngạch chuyên viên).
Quy định về việc kiêm nhiệm chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của công chức cấp xã như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định như sau:
"Điều 11. Kiêm nhiệm chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Chỉ bố trí cán bộ cấp xã kiêm nhiệm chức danh công chức cấp xã khi cán bộ cấp xã đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh công chức cấp xã quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ cấp xã đủ điều kiện hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP như sau:
a) Cán bộ cấp xã đang xếp lương theo bảng lương chức vụ mà kiêm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của chức vụ kiêm nhiệm;
b) Cán bộ cấp xã đang xếp lương như công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo mà kiêm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính đang xếp cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức vụ kiêm nhiệm;
c) Cán bộ cấp xã mà kiêm nhiệm chức danh công chức cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính đang xếp của cán bộ cấp xã được bố trí kiêm nhiệm.
3. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định."
Như vậy, trên đây là thông tin về công chức cấp xã cũng như việc kiêm nhiệm của công chức cấp xã, gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Từ khóa » Chức Vụ Kiêm Nhiệm Là Gì
-
Kiêm Nhiệm Là Gì? Chuyên Trách Là Gì?
-
Kiêm Nhiệm Là Gì Theo Quy định? - Luật Minh Gia
-
Kiêm Nhiệm Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Kiêm Nhiệm Là Gì? Cách Tính Và Chi Trả Phụ Cấp Kiêm Nhiệm?
-
Kiêm Nhiệm Là Gì ? - Luật Sư X
-
Phụ Cấp Kiêm Nhiệm Chức Danh Lãnh đạo Của Công Chức Tính Như ...
-
Kiêm Nhiệm Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Kiêm Nhiệm
-
Kiêm Nhiệm Là Gì? - Khóa Học đấu Thầu
-
Kiêm Nhiệm Là Gì? Cách Tính Và Chi Trả Phụ Cấp Kiêm Nhiệm?
-
Chức Vụ Kiêm Nhiệm Là Gì?
-
Kiêm Nhiệm Nhiều Chức Danh Lãnh đạo, Tính Phụ Cấp Thế Nào?
-
"Công Việc Kiêm Nhiệm Tiếng Anh Là Gì ? Kiêm Nhiệm Trong Tiếng ...
-
Kiêm Nhiệm Là Gì
-
Phụ Cấp Kiêm Nhiệm Là Gì? Phụ Cấp Kiêm Nhiệm Công Tác Đảng