Sức khỏe học đường Chùm ảnh: 13 bệnh ngoài da hay gặp nhất
10/03/2012 15:40 N.Hải (TH) (GDVN) -Hiện nay các bệnh da liễu xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày đối với mỗi chúng ta. Nguyên nhân là do: Làm sạch ko đúng cách, môi trường sống ẩm thấp, bụi bặm; nguồn nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn, ăn uống quá dư thừa dầu mỡ,... Bên cạnh đấy có một lượng ko nhỏ bệnh nhân bị viêm da do tự ý dùng mỹ phẩm tự chế hoặc truyền tai nhau, khi bị bệnh thì đến điều trị ở những nơi không đủ uy tín; cũng có nguyên nhân dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ nên dẫn đến những biến chứng vô lường.
|
Ghẻ: Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei. Triệu chứng gồm: nổi mụn nước ở các kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm. Trong gia đình người bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự. Ảnh: bktaynguyen.com |
|
Chốc lở: là một bệnh nhiễm trùng da chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn. Ảnh: 60s |
|
Mụn cóc (mụn cơm): Đây không phải là bệnh ung thư mà là do siêu vi trùng papillomavirus gây nên. Mọi người đều có thể bị mụn cơm trẻ em thường bị nhiều hơn người lớn. Mụn cơm có thể lan truyền từ phần này sang phần khác trong cơ thể hoặc lây từ người này hay người kia. Ảnh: motgiadinh |
|
Bệnh zona: Bệnh có tên khoa học là Herpes zoster, bệnh do virút cùng loại vi-rút thuỷ đậu gây nên. Vi-rút này có tên là Varicella zoster. Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Ảnh: Phongkhammekong |
|
Bệnh hắc lào: là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, đắp chung chăn... Ảnh: tinsuckhoe |
|
Bệnh nấm da đùi (tinea cruris): là một bệnh nấm hay gặp xảy ra ở da vùng mặt trong đùi, mông và vùng sinh dục. Bệnh do một loại nấm có tên là dermatophytes gây ra. Bệnh lây do dùng chung khăn, quần áo hoặc qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Ảnh: giangduongykhoa.wordpress |
|
Nổi mề đay: là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp. Ảnh: soyte.binhduong |
|
Bệnh á sừng: là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn. Ảnh: suckhoe365 |
|
Tổ đỉa: là bệnh rất hay gặp ở tay, tiếng Anh gọi là Pompholyx, hoặc viêm da mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân thường có cơ địa dị ứng và bệnh thường xảy ra sau khi có stress. Ảnh: baocantho |
|
Bệnh lang ben: Bệnh này tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ PH của da và cả độ ẩm của da. Cho nên có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người khác lại không mắc. Ảnh: benhdalieu |
|
Bệnh vảy nến: là một bệnh mãn tính xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh chóng, cơ thể không thể lột da tế bào dư thừa này do đó những mảng vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp như sáp nến. Ảnh: tuoitre |
|
Nấm kẽ chân: do các loài Epidermophyton, Trichophyton gây nên. Tổn thương ban đầu bợt trắng hơi bong vảy, nổi một số mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt da, có nền đỏ, có khi viêm nề, sưng tấy do nhiễm khuẩn thứ phát, khi đó bệnh nhân có thể sốt, hạch bẹn sưng. Nấm có thể lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, đôi khi có mụn nước sâu dạng tổ dỉa ở lòng bàn chân . Ảnh: himmag |
|
Bệnh nấm da đầu: Bệnh có tên gọi khác là bệnh Ecpet mảng tròn là bệnh nhiễm nấm dưới chân tóc , và dưới da. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy nó biểu hiện bằng từng mảng tròn trắng , gây ngứa và khó chịu. Bệnh này có khả năng lây qua đồ dùng nếu dùng chung như mũ, nón, lược. Ảnh: tockhoedep |
N.Hải (TH) Từ khóa:
- #mụn cơm
- #mụn nước
- #viêm da
- #cơ địa
- #lang ben
- #bệnh ngoài da
- #bệnh zona
- #nguyên nhân. bệnh da liễu
- #sức khỏe.
Khuẩn Salmonella là nguyên nhân khiến hơn 300 người ăn bánh mì bị ngộ độc
Sinh viên bị điện giật tử vong, một GV Trường CĐ Đắk Lắk bị tạm dừng giảng dạy
Cẩn trọng với hàng hóa dưới mác "xách tay"
Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở cửa hàng "Cô Ba"
TPHCM: Lắng nghe tiếng nói của học sinh qua từng suất ăn bán trú hàng ngày
Lãnh đạo trường học kiến nghị giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
TPHCM: Nâng cao chất lượng suất ăn bán trú trong trường học, đảm bảo ATTP
Quốc hội chính thức thông qua Luật Dược sửa đổi
Hải Phòng tăng cường giám sát, quản lý an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
1 .
Sinh viên bị điện giật tử vong, một GV Trường CĐ Đắk Lắk bị tạm dừng giảng dạy
2 .
Giáo viên ủng hộ kiến nghị cho học sinh mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
3 .
TPHCM: Lắng nghe tiếng nói của học sinh qua từng suất ăn bán trú hàng ngày
4 .
TPHCM: Nâng cao chất lượng suất ăn bán trú trong trường học, đảm bảo ATTP
5 .
Quán hàng rong "bủa vây" trước cổng trường: Học sinh vô tư, phụ huynh lo lắng
Thông tin cần biết
Agribank đồng hành cùng Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024
Đô thị Sun Group tại Hà Nam với kiến trúc “chiều lòng” mọi chủ nhân
Ocean Edu được vinh danh Top 10 thương hiệu xuất sắc Châu Á - Thái Bình Dương
Tưng bừng ngày đôi cuối năm với 1 triệu vé bay Vietjet giảm 100%
Nâng cao giáo dục kỹ năng sống - Hành trang quan trọng cho thế hệ trẻ
AN TOÀN THỰC PHẨM
Khuẩn Salmonella là nguyên nhân khiến hơn 300 người ăn bánh mì bị ngộ độc
Cẩn trọng với hàng hóa dưới mác "xách tay"
Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở cửa hàng "Cô Ba"
chủ đề nổi bật
-
Hoạt động của Bộ Y tế
762 -
TƯ VẤN SỨC KHỎE
403 -
Sữa học đường
135 -
BẢO HIỂM XÃ HỘI
959 -
Phòng chống ma túy, buôn bán người
249
Đang tải tin...
Thông tin tòa soạn
× © Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Giấy phép số 74/GP-BTTTT ngày 26/02/2020. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 50/GP-BTTTT ngày 05/03/2024. Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Bình. Tầng 3 Khu A, Phòng 3,4 số 141 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội Đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666 Email: toasoan@giaoduc.net.vn