Chùm ảnh: Những Cổ Vật Khảm Xà Cừ đẹp Hoàn Hảo Của Việt Nam

Skip to content
Redsvn
  • Posted on 03/10/202403/10/2024
  • Đất Việt - Người Việt⠀Khoảnh khắc⠀

Cùng khám phá nghề khảm xà cừ – một nghề thủ công truyền thống độc đáo của người Việt – qua loạt cổ vật khảm xà cừ đẹp mê mẩn của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt nam.

Hộp gỗ khảm xà cừ triều Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Khảm xà cừ hay cẩn xà cừ là một nghề thủ công lâu đời của Việt Nam. Chất liệu khảm xà cừ thông thường được lấy từ trai, ốc nên khảm xà cừ còn được gọi là khảm trai hay khảm ốc.

Hộp gỗ khảm xà cừ triều Nguyễn. Nghề khảm xà cừ ở Việt Nam đã được nhắc tới trong sách sử từ thế kỷ thứ 3-5, vào thời kỳ Bắc thuộc. Chất liệu khảm xà cừ thông thường được lấy từ trai, ốc.

Hộp gỗ khảm xà cừ triều Nguyễn. Các công đoạn để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần phải thực hiện khá tỉ mỉ: vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Ở bước khảm thì người nghệ nhân dùng những mảnh vỏ để khảm (gắn) lên các đồ vật.

Hộp đựng thức ăn khảm xà cừ triều Nguyễn. Vỏ ốc để khảm được chẻ vỏ thành mảnh rồi rọc theo thớ. Mảnh vỏ ốc cắt xong thì đem ngâm nước rồi hơ đèn nóng để uốn phẳng vì vỏ ốc vốn cong. Trong khi đó mặt vật dụng muốn khảm thường là mặt gỗ phải khoét lõm để gắn mảnh vỏ ốc.

Hộp đựng thức ăn khảm xà cừ triều Nguyễn. Người thợ dùng sơn ta để gắn vỏ ốc vào gỗ. Gắn xong thì đem mài. Trước mài bằng giấy ráp cát to, tiếp theo là cát mịn rồi lại đánh bằng vôi bột. Bước cuối cùng là đánh bằng lá ngái rồi xoa bột gạo lên.

Kỷ thờ khảm xà cừ triều Nguyễn. Khảm xà cừ thường được dùng ở đồ trang sức, khuy áo, đũa, đồ gỗ như bàn, ghế, giường, sập, tủ, bình phong, tranh treo tường. Nó thường được kết hợp với đồ gỗ đánh bóng sơn mài mỹ nghệ.

Tráp đựng trầu khảm xà cừ triều Nguyễn. Nền các bức khảm xà cừ thường có màu tối của lớp sơn đen, chứ không có thêm nhiều màu như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, vì bản thân chất liệu xà cừ đã tạo nên nhiều màu sắc óng ánh cho chi tiết trang trí.

Hình chim và hoa đào trên một bức tranh khảm xà cừ triều Nguyễn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người ta có thể sử dụng máy móc trong quá trình khảm xà cừ.

Tranh gỗ khảm xà cừ triều Nguyễn. Dù đã có máy móc thay thế nhưng một tác phẩm nghệ thuật thật sự với các chi tiết tinh xảo lại đòi hỏi bàn tay khéo léo, tài hoa, óc sáng tạo phong phú – điều chỉ có thể đạt được khi người thợ nhẫn nại làm thủ công ở tất cả các công đoạn.

Cuốn thư khảm chữ “Đan Thư” (sách hội tụ lời hay ý đẹp của cổ nhân) triều Nguyễn.

Cảnh rước rồng trên một bức tranh khảm xà cừ triều Nguyễn.

Một cảnh trên bình phong khảm xà cừ niên hiệu Thành Thái (1890).

Bề mặt tủ gỗ khảm xà cừ triều Nguyễn.

Cận cảnh một cánh cửa tủ gỗ khảm xà cừ.

Theo KIẾN THỨC

Tags: Bảo tàng, Hiện vật lịch sử, Văn hóa Việt, Thủ công - mỹ nghệ
Redsvn

Từ khóa » Cẩn Xà Cừ