Chùm Ruột, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Chùm Ruột

Chùm ruột

Tên khác:

Chùm ruột, Tầm duột, Tầm ruộc

Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Cây Chùm ruột

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám, mang nhiều vết sẹo ở những lá rụng. Lá kép mọc so le, có cuống dài mang nhiều chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim, dài 4-7 hoa màu đỏ ở nách lá đã rụng. Quả mọng có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt.

Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8.

Bộ phận dùng:

Lá, quả, vỏ thân và rễ - Folium, Fructus Cortex et Cortex Radicis Phyllanthi Acidi.

Nơi sống và thu hái:

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng để lấy quả. Có thể thu hái lá, vỏ thân và vỏ rễ quanh năm. Quả hái lúc chưa chín.

Thành phần hoá học:

Trong quả có nước, chất proitid, lipid glucid acid acetic và vitamin C. Vỏ rễ chứa tanin 18% saponin acid gallic và một chất kết tinh.

Vị thuốc Chùm ruột

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Tính vị:

Quả chùm ruột có vị chua, tính mát. Lá và rễ có tính nóng.

Quy kinh:

Đang cập nhật.

Công dụng:

Làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng. Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se. Rễ và hạt có tính tẩy. Lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Chùm ruột

Chữa đau nhức (đau lưng, chân, háng):

Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào chỗ đau.

Chữa suy yếu tim:

Vỏ thân chùm ruột 1 phần, vỏ thân vông đồng 2 phần. Sắc lên, cô lại thành cao đặc. Khi dùng hòa vào rượu trắng, uống ngày 2 muỗng café, chia làm 2 lần.

Chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da:

Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi. Và thật đơn giản, bạn muốn làn da bạn mịn màng như da em bé, hãy ăn khoảng 200gr trái chùm ruột mỗi ngày, nhất là khi trời nắng nóng.

Tham khảo

Công dụng chữa bệnh từ các bộ phận cây chùm ruột:

Các vị thuốc từ lá cây chùm ruột: Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức. Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.

Các vị thuốc từ quả cây chùm ruột: Quả chùm ruột có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm se. Quả vị chua, hơi ngọt thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát. Dịch ép quả dùng để giải khát. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% mg vitamin C. Quả có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này. Quả chùm ruột chứa 0,73-0,90% Protide, 0,6-0,76% Lipide, 5,89-7,29% Glucide, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %.

Các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột: Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn. Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc. Cách dùng các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột bằng cách ngâm rượu. Cách làm rượu vỏ chùm ruột như sau: Phơi khô vỏ thân cây, tán thành bột mịn. Rượu trắng nồng độ cao, cứ 200 gr bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được. Rượu ngâm vỏ thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng. Nước sắc vỏ cây chùm ruột (được cô lại cho đặc) và rượu rễ cây chùm ruột chữa bệnh vảy nến. Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong. Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Các vị thuốc từ rễ cây chùm ruột: Rễ cây chùm ruột có tính nóng, độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy. Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B -Amiryn), còn nhiều Acide Phenol. Rễ và vỏ rễ có độc, vì thế cần đun sôi vỏ rễ, xông hít chữa ho và nhức đầu. Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây chùm ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.

Quả chùm ruột ngọt và chua đã già được dùng làm mứt:

Mứt chùm ruột rất dể làm, mức có màu đỏ tím rất hấp dẩn, khi ăn có vị chua thanh, ngọt, rất dược trẻ con và người lớn ưa thích. Quả chùm ruột làm mứt, dùng que lá dừng hay tre xỏ xâu là thức ăn chơi được bày bán theo đường phố hoặc trường học, học sinh rất thích ăn, nhất là các em học sinh nữ. Cách làm mứt chùm ruột rất đơn giản, rẻ tiền và có sản phẩm hấp dẫn: Nguyên liệu: 1kg chùm ruột (ngọt hoặc chua càng tốt), 700g đường cát.

Các bước thực hiện:

1-Chỉ cần cho chùm ruột tươi vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 ngày cho nó đông cứng lại, sau đó đem ra ngoài rã đông là tự nhiên trái chùm ruột nó mềm xèo. Sau đó chỉ cần đem vắt cho nó ra bớt nước chua là xong, bắt đầu làm được rồi. Tuy nhiên chúng ta nên vắt kỹ một tý kẻo sau này mứt dễ bị nhão.

2-Tiếp theo là cho đường vào, 1 kg chùm ruột cho vào khoảng 700g đường là vừa ăn, trộn đều lên rồi đem ra nắng phơi cho đường tan hết.

3-Trùm lại cho vệ sinh, an toàn thực phẩm.

4-Sau khi thấy đường tan hết rồi thì cho hết lên chảo, sên đều tay.

5-Đậy nắp lại để cho có màu, nhớ canh chừng lửa để tránh cháy khét. Mở vung kiểm tra, thấy màu hơi đậm và nước cạn thì nhắc xuống. Cho ra mâm phơi 1 buổi là được. Vậy là đã có mứt chùm ruột nhâm nhi, đãi khách trong mấy ngày Tết.

Tag: cay Chum ruot, vi thuoc Chum ruot, cong dung cua Chum ruot, Hinh anh cay Chum ruot, Tac dung cua Chum ruot, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Trái Chùm Ruột Ngâm đường Trị Bệnh Gì