Chưng Cất Nước - Một Phương Pháp Hiệu Quả Mang Lại Nguồn Nước ...
Có thể bạn quan tâm
Có tới ¾ bề mặt trái đất là nước. Tuy nhiên, thật khó có thể tin được rằng với số lượng nước nhiều như vậy mà con người vẫn sống trong tình trạng khan hiếm nước. Thậm chí việc tiếp xúc với nguồn nước cho tất cả mọi người trên hành tinh này cũng không phải là điều dễ dàng gì, đặc biệt là nước có thể sử dụng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Qua nhiều năm, con người đã có sự hiểu biết và phát triển các phương pháp để sản xuất nước sạch. Đồng thời, công nghệ xử lý nước cũng phát triển nhanh chóng. Và tinh lọc nước hiện đang là một quá trình hàng ngày, cần thiết cho gia đình cũng như cộng đồng.
Trong một báo cáo được thực hiện bởi Chương trình các thông tin về Nước, khoảng 2,4 tỷ người thiếu các điều kiện vệ sinh dẫn đến 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước an toàn. Trong 10 năm kể từ báo cáo đó, đã có rất nhiều trường hợp tử vong do liên quan đến nguồn nước thiếu vệ sinh và theo thống kê, con số ấy còn lớn hơn cả những cái chết do xung đột vũ trang.
Chưng cất nước được coi là hình thức lọc nước có từ lâu đời nhất, quá trình này cung cấp nước sạch cho các khu vực có ít hoặc không có nước sạch. Và cũng theo sự phát triển chung của thế giới, quá trình chưng cất được cải tiến qua nhiều năm kể từ khi được đưa ra công chúng trong thời đại của Aristotle.
Nước là cuộc sống
Các quy định của EPA WaterSense and FDA
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ là một tổ chức được thiết lập để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Cơ quan này chịu trách nhiệm cho chương trình WaterSense Voluntary với các công ty tư nhân để khuyến khích bảo tồn và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Chương trình này kết hợp với nhiều công ty khác nhau, từ nhà sản xuất đến các nhà xây dựng.
Các công ty tham gia quan hệ đối tác với WaterSense cam kết thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Trong tổ chức, những thành viên khác nhau về dịch vụ và sản phẩm được cung cấp bởi các thành viên tiềm năng này. Đó là một mối quan hệ đối tác tự do nhưng tuân thủ các cam kết một cách nghiêm túc.
Mỗi một mối quan hệ đối tác đều có nhiệm vụ riêng để giúp đỡ chương trình WaterSense. Ví dụ như các nhà sản xuất máy lọc nước là đối tác của WaterSense sẽ tuân thủ các đặc điểm sản phẩm cụ thể cho hiệu quả xử lý nước.
Mặt khác, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ - FDA thực thi các quy định về nước sạch trong những công việc khác. Ví dụ như, Hiệp hội nước đóng chai Quốc Tế - IBWA tuân thủ các quy định của FDA làm cơ sở cho các quy định của họ. Kết hợp các điều này, IBWA áp đặt các quy tắc chặt chẽ hơn cho các thành viên của họ.
FDA, EPA và IBWA chỉ là một vài trong số các cơ quan chính phủ và tổ chức mà họ nên tuân thủ để kinh doanh và sản xuất.
Thống kê quan trọng cần lưu ý:
• Khoảng từ 5% đến 10% các căn nhà ở Mỹ bị rò rỉ đường ống nước. Những rò rỉ này làm thiệt hại tới 90 gallon nước mỗi ngày. Nguyên nhân chủ yếu là bởi những thiết bị sử dụng nước trong nhà hầu hết đã bị cũ gỉ. Nếu những rò rỉ này được khắc phục hoặc thay mới cùng với hiệu quả hoạt động, nó có thể giúp tiết kiệm tới 30.000 gallon nước mỗi năm.
• Những vòi nước và phụ kiện mang thương hiệu WaterSense sẽ giúp giảm được hơn 500 gallon nước thất thoát mỗi năm.
• Vòi nước và các phụ kiện WaterSense có thể làm giảm lưu lượng nhiều hơn 30% nhưng lại không làm giảm hiệu năng.
• Nếu chỉ 1 trong số 10 ngôi nhà sử dụng vòi nước và phụ kiện WaterSense trong phòng tắm thì mỗi năm có thể tiết kiệm tới 6 tỷ gallon nước. Ngoài ra chi phí để xử lý nước và nhiệt sẽ tiết kiệm lên tới 50 triệu USD.
• Ngoài ra việc sử dụng hệ thống tưới tiêu cũng đã được chúng nhận làm giảm lượng nước thất thoát lên tới khoảng 15%.
Quá trình chưng cất nước: Tham khảo vòng tuần hoàn của nước
Chưng cất nước là một quá trình lọc nước. Trong quá trình này, nước chưa qua lọc hoặc bị nhiễm bẩn được đun lên đến khi bốc hơi, hơi nước đó sẽ được ngưng tụ lại trong một thùng chứa nước sạch. Nghe có vẻ đơn giản nhưng quá trình này phải được thực hiện nghiêm ngặt thông qua các máy móc và quy trình chính xác thì mới mang lại kết quả tốt. Khi chưng cất nước, các tạp chất sẽ được loại bỏ.
Chưng cất nước là một kỹ thuật xuất hiện từ rất lâu đời. Đây không phải là các phản ứng hóa học như nhiều người nghĩ mà hoàn toàn áp dụng các định luật vật lý. Đó là quá trình mà các thành phần trong nước được tách rời khỏi nhau thông qua sự bốc hơi và ngưng tụ.
Nếu như quá trình bay hơi và ngưng tụ khá là quen thuộc với khoa học cơ bản, bởi đó là quá trình tương tự nhau, chỉ là quy trình có thay đổi mà thôi. Thì các giáo viên khoa học lại sử dụng mưa hoặc phổ biến hơn là vòng tuần hoàn của nước để giải thích. Lượng mưa, sự ngưng tụ, và sự bốc hơi là tất cả những chu trình có liên quan tới vòng tuần hoàn này.
Chúng ta có thể tham khảo sơ đồ dưới đây để hiểu rõ hơn về vòng tuần hoàn của nước
Bốc hơi là quá trình chuyển hóa từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. Đây được gọi là khí của nước bốc hơi hoặc hơi nước. Ví dụ như hơi nước trong không khí là từ nước bề mặt như đại dương, biển hồ và thậm chí cả ở những vũng nước. Hãy tưởng tượng có những hạt đi cùng với nó và hơi nước hoặc khí là nước sạch, tinh khiết.
Khi nước bẩn trải qua quá trình bay hơi thông qua nhiệt độ sôi, nó sẽ trải qua một pha hoặc một quá trình khác trong vòng tuần hoàn của nước. Tiếp tục chu trình đó, hơi nước sẽ được quay trở lại dạng lỏng thông qua quá trình ngưng tụ. Đây cũng chính là quá trình mà các đám mây được hình thành. Nếu không có những đám mây, giai đoạn tiếp theo của vòng tuần hoàn sẽ không được hoàn thành. Và sương mù cũng là một dạng của quá trình ngưng tụ.
Giai đoạn thứ ba trong vòng tuần hoàn của nước chính là lượng mưa. Khi có đủ lượng nước ngưng tụ, nước sẽ rơi xuống đất dưới dạng mưa, tuyết, mưa đá hoặc mưa tuyết.
Đó cũng chính là quy trình mà chúng ta sử dụng để chưng cất nước, nhưng nước sẽ được chúng ta thu lại ngay trước giai đoạn thứ ba – lượng mưa. Bởi vậy, sự chưng cất nước liên quan tới sự bốc hơi và ngưng tụ.
Hơn nữa, việc chưng cất nước sẽ chỉ loại bỏ phần lớn các chất bẩn – chứ không phải là tất cả.
Thông qua quá trình bay hơi, các chất gây ô nhiễm khác chảy qua giai đoạn ngưng tụ. Khi nước được chưng cất, nó cũng có thể mang đi tái sử dụng, đây là lý do vì sao các máy chưng cất nước công nghiệp sử dụng nó.
Chưng cất nước là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, phải có sự theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo lượng nước sản xuất ra phải sạch. Và so với các quy trình lọc nước khác, chưng cất nước cần một thời gian nhất định để làm sạch nước, điều này khiến cho chi phí sản xuất lớn hơn nhiều so với các phương pháp khác.
Buồng sôi
Những thùng lớn hay bể chứa có thể là một phần của hệ thống, nhưng nó sẽ thực sự phụ thuộc vào nhãn hiệu mà hệ thống họ muốn sử dụng. Họ sử dụng máy chưng cất đa tác động bao gồm một vài buồng sôi. Nhưng bạn có thể chắc chán rằng quy trình của họ luôn liên quan tới những vấn đề sau:
• Buồng sôi đầu tiên tạo áp lực cao cho nước, và với mỗi buồng tiếp theo sẽ giảm dần áp lực.
• Hơi nước từ buồng đầu tiên sau đó sẽ bị quá nhiệt, đến nhiệt độ cao hơn mức mà buồng kế tiếp cần phải bay hơi.
• Hơi nước được sinh ra bởi mỗi buồng sẽ di chuyển tới thùng tiếp theo với áp suất thấp hơn.
• Một số hơi nước quá nhiệt chắc chắn sẽ tràn từ buồng này sang buồng khác, làm cho chất lỏng trong ống dẫn cũng bay hơi, khiến cho quá trình chưng cất nước được liên tục.
• Hơi bốc lên nhanh được ngưng tự thành nước khoáng đầu tiên, theo sau đó là mọi thứ khác trong bình.
• Lưu ý rằng vì buồng đầu tiên luôn quá nhiệt, nên hơi nước luôn luôn được bổ sung để quá trình diễn ra liên tục chứ không bị ngắt quãng.
Quá trình này là một trong những phương thức tốn khá ít chi phí vì về cơ bản, nó chỉ cần một buồng đun sôi quá nhiệt, phần còn lại làm việc dựa vào áp suất. Hầu hết các công ty sản xuất nước đóng chai hoặc nước cất với công suất hàng triệu gallon đều sử dụng phương pháp này.
Một phương pháp khác được sử dụng cho các thiết bị nhỏ hơn đó là máy nén hơi. Thiết bị này chỉ có thể xử lý từ 25 đến 5000 gallon nước trong một ngày, bởi vậy không thể sử dụng ở quy mô công nghiệp. Tuy nhiên đây có thể là giải pháp tuyệt vời đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ chỉ có nhu cầu sản xuất nước để phục vụ nhu cầu kinh doanh sản xuất của họ.
Dưới đây là cách mà nó hoạt động:
• Chỉ sử dụng một buồng sôi, nước được tạo áp lực giống như hệ thống chưng cất nước đa tác động.
• Nước trong buồng sôi được chuyển hóa thành hơi sau đó đi qua một máy nén điện.
• Máy nén làm cho chất lỏng trở nên quá nhiệt.
• Hơi nước rất nóng sẽ được tràn qua các ống và trở lại buồng sôi.
Về cơ bản, vào cuối của quá trình, tất cả nước trong buồng sôi sẽ trở thành nước cất tại một số điểm. Phương pháp này liên quan đến việc chưng cất theo lô và hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng nhiều buồng sôi. Hãy nhớ rằng nước đi qua quy trình chưng cất thương mại đã phải qua làm mềm, để loại bỏ sự cần thiết phải xả ở nhiệt độ khác nhau.
Bạn có biết rằng những máy chưng cất này bảo vệ chúng ta khỏi điều gì không?
Nước cất hoàn toàn tinh khiết, nhưng chính xác thì quá trình chưng cất làm sạch nước như thế nào? Nước đun sôi ở nhiệt độ riêng có thể loại bỏ một lượng đáng kể các chất sau:
• Arsen
• Amiăng
• Atracin (thuốc diệt cỏ/ thuốc trừ sâu)
• Benzene
• Flouride
• Chì
• Thủy ngân
• Nitrate
• Trichloroethylene (TCE)
• Trihalomethanes
• Radium
• Radon
• Chất ô nhiễm sinh học (vi khuẩn, vi rút và sinh vật có nguồn nước).
Một hệ thống chưng cất nước kết hợp lọc than hoạt tính cũng khá hiệu quả để áp dụng xử lý các chất gây ô nhiễm nước uống như Clorine hoặc vi khuẩn sắt, gây ra màu, mùi vị khó chịu trong nước.
Và bây giờ bạn có rất nhiều nước cất, làm thế nào để bạn đóng chai và cung cấp cho người tiêu dùng?
Quá trình đóng chai Theo tin tức kinh doanh thực phẩm do Hiệp hội Tiếp thị Nước giải khát công bố: Nước giải khát, nước đóng chai tiếp tục cho thấy sức mạnh tiêu thụ của thị trường.
Nước đóng chai là một thức uống có sự kiểm soát cao bởi Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Nó phải trải qua rất nhiều bước khó khăn và nhiều cấp để đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm phù hợp với việc tiêu thụ hàng loạt.
Hàng năm, FDA Hoa Kỳ kiểm tra nguồn và thành phẩm định kỳ để kiểm soát các thông số hóa học khác nhau. Hiệp hội nước đóng chai quốc tế - IBWA là hiệp hội của các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà cung cấp nước đóng chai. Hiệp hội này hoạt động nhằm tuân thủ những quy định đảm bảo sự an toàn của nước đóng chai trên thế giới. Ngoài cam kết của họ đối với các quy trình nghiêm ngặt liên quan đến việc đóng chai, hiệp hội còn có những quy chế riêng thậm chị còn nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chí của FDA Hoa Kỳ. Đó chính là một phần của cam kết cung cấp nước uống sạch cho công chúng.
Theo IBWA, tất cả các sản phẩm đóng chai đều phải trải qua một hệ thống kiểm soát gắt gao. Điều này không khác gì so với các tiêu chuẩn của nước cất đóng chai. Cách vượt qua các đợt kiểm soát của mỗi nhà sản xuất có thể khác nhau nhưng thông thường phải bao gồm những tiêu chí sau:
• Bảo vệ nguồn
• Giám sát nguồn
• Thẩm thấu ngược
• Chưng cất
• Lọc siêu tinh khiết
• Tia cực tím
• Ozone hóa
• Lọc than
Nước đóng chai được thử nghiệm nhiều hơn rất nhiều lần so với nước máy. Mỗi một gallon nước đóng chai sẽ được thử nghiệm gấp 30 lần so với nước máy. Hơn nữa, việc kiểm nghiệm nước đóng chai và hệ thống nước uống công cộng theo yêu cầu của FDA và EPA phải được thực hiện hàng giờ thông qua số lượng mẫu tối thiểu.
Trong bất kỳ trường hợp nào, IBWA đều cung cấp những hướng dẫn cho tất cả các thành viên hiện tại cũng như tương lai về các quy tắc thực hành. Hơn nữa, quá trình đóng chai của mỗi nhà sản xuất lại khác nhau. Nhưng ít nhất, việc đóng chai phải đủ các bước sau:
Bước 1: Chai để đóng nước phải được thu thập bởi những người quản lý riêng biệt. Những chai này được lấy từ các gia đình hoặc các cơ sở kinh doanh. Khi thu thập, các chai phải được kiểm tra bằng tay từng cái một để đảm bảo độ sạch sẽ.
Bước 2: Một khi đạt đủ yêu cầu thì những chai đó sẽ được kiểm tra trực quan thông qua mắt nhìn và mũi ngửi để kiểm tra các chất ô nhiễm.
Bước 3: Sau khi hoàn thành hai bước trên, chai được đi qua băng chuyền để làm sạch. Một số công ty sử dụng máy rửa chai Aquatyzer – có chức năng rửa, khử trùng và súc chai. Máy tính sẽ được cài đặt mỗi chai được rửa trong vòng 02 phút ở 50oC. Trong giai đoạn vệ sinh này, một máy Ozone với hiệu quả lớn hơn gấp 1.500 lần so với Clorine được sử dụng.
Bước 4: Tiếp theo chai sẽ được mang đi kiểm tra với những lỗi như có lỗ, vết nứt hoặc rò rỉ bằng bộ dụng cụ kiểm tra rò rỉ chuyên dụng. Các lỗ hoặc vết nứt thường được phát hiện do những rò rỉ không khí bởi máy kiểm tra hút chân không.
Bước 5: Nếu không bị rò rỉ, chai sẽ được chuyển qua giai đoạn tiếp theo. Còn nếu bị rò rỉ, chai sẽ được chuyển qua một dây chuyền khác để tái chế.
Bước 6: Chai sau đó sẽ được đảo ngược và chuyển sang giai đoạn đóng nước vào chai, dập thời gian và mã sản phẩm lên bao bì.
Bước 7: Sau khi hoàn tất, chai sẽ được di chuyển qua một khu vực riêng để sẵn sàng cho việc phân phối.
Như liệt kê ở trên, việc đóng chai phải được trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào công ty sản xuất và công nghệ mà họ sử dụng là gì. Ngày nay, công nghệ đã cho phép các nhà sản xuất có thể thay thế tất cả nhân tố con người bằng máy móc làm việc theo đúng quy trình và được điều khiển bằng máy tính.
Chưng cất nước phục vụ công nghiệp
Các hộ gia đình có thể sử dụng hệ thống chưng cất để làm sạch nước uống. Nhưng chưng cất cũng được sử dụng trong các mục đích công nghiệp cao cấp.
Các thành phần hóa học được tách ra khi tới nhiệt độ sôi cụ thể theo đó một thành phần trong đó sẽ bốc hơi. Bên cạnh đó, công nghệ chưng cất cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm và nước đóng chai. Với hệ thống chưng cất nước công nghiệp, phương pháp chưng cất thông thường sử dụng thiết bị dạng cột. Một vài nhà máy sử dụng hệ thống tháp chưng cất.
Trong một nhà máy chưng cất nước biển, mục tiêu là cải thiện chất lượng nước. Kết quả cuối cùng chính là biến nước biển thành nước uống theo các tiêu chuẩn của WHO về nước uống.
Trong một số tình huống, công nghệ chưng cất sử dụng năng lượng mặt trời được sử dụng để biến nước lợ, nước biển hoặc thậm chí là nước bị ô nhiễm thành nước sạch có thể uống được. Trong lịch sử, việc sử dụng năng lượng mặt trời đã có mặt từ rất lâu đời, nhưng phải đến thế kỷ 19 thì một hệ thống hoàn thiện mới được xây dựng tại Chilê.
Hệ thống này cung cấp khoảng 20.000 lít nước cho các làng mạc và người dân gần đó. Hệ thống chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời rất đơn giản. Và hệ thống tạo mưa cũng được sử dụng trong quá trình này.
Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ, ngay cả công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời cũng đã được nâng cấp và mang lại những mới mẻ trong sự lựa chọn thiết bị. Công nghệ này có thể được sử dụng Single Basin Solar Stills, Emergency Stills, Multi-stage Flash Distillation (MSF), and Multi-effect Distillation.
Xử lý nước thải cũng là một quy trình được sử dụng trong quá trình chưng cất nước. Ở đó, một quá trình đa giai đoạn được sử dụng để làm cho loại nước này an toàn và có thể tái sử dụng trong môi trường tự nhiên.
Nước khử muối cũng là một trong những công dụng khác trong quá trình chưng cất công nghiệp. Một thiết bị dạng cột được sử dụng để khử muối. Quá trình này được sử dụng để cung cấp nước sạch cho các khu vực có sự khan hiếm nước mạnh như ở khu vực nông thôn tại các quốc gia kém phát triển.
Trong cuộc sống thường ngày, việc chưng cất có thể được thực hiện trong việc sản xuất các loại cồn, bia và rượu. Đây chính là lý do để chúng ta có thể gọi các nhà máy sản xuất cồn, bia, rượu là các nhà máy chưng cất bởi họ đều dùng công nghệ chưng cất để sản xuất sản phẩm của họ. Agave Loco Brands, Bacardi USA, Moet Henessy USA, Patron Spirits, và Remy Cointreau USA là các nhãn hiệu được biết đến là thành viên của DISCUS – Hội đồng các doanh nghiệp sản xuất nước uống có cồn tại Mỹ.
Nhà máy nước cất và các nguyên nhân của chính phủ
Một nhà máy chưng cất nước cũng có thể phục vụ cả mục đích công nghiệp và thương mại. Các nhà máy chưng cất nước công nghiệp vẫn có thể phục vụ mục đích thương mại.
Trên thực tế, một nhà sản xuất nước cất thường hợp tác với các dự án của chính phủ để phục vụ mục đích cung cấp nước uống cho một vùng nông thôn nào đó. Nếu không phục vụ sản xuất nước uống thì cũng có thể giúp ích trong ngành nông nghiệp thông qua hệ thống tưới tiêu.
Điều này xuất phát từ nguyên nhân các nhà máy chưng cất nước công nghiệp có chi phí đầu tư ban đầu không phải là rẻ. Một thiết bị chưng cất công nghiệp được bán hoặc quyên góp cho chính phủ hay các công ty tư nhân để phục vụ nhu cầu nước sạch tại những khu vực khác nhau, phục vụ các mục đích tiêu dùng của con người hay các mục đích khác.
Hơn nữa, những dự án về nước là những dự án mang tính cộng đồng và liên tục. Bởi vậy, một hệ thống cất nước công nghiệp có quy mô lớn có thể phải được đấu thầu cho các dự án liên quan đến thiết bị hoặc dịch vụ.
Nước cất công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với những vùng khan hiếm nước. Và sẽ không thể nào cung cấp các hệ thống chưng cất nước phục vụ sinh hoạt cho từng hộ gia đình riêng lẻ vì như vậy sẽ phát sinh những chi phí rất lớn cho xã hội. Đây chính là lý do vì sao mà nhà máy xử lý nước công nghiệp lại đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong quá trình xây dựng quốc gia đến vậy.
Những nguy cơ trong quá trình chưng cất nước
Trong thực tế, mỗi một bước của quá trình chưng cất và cung ứng nước ra thị trường đều có những nguy cơ nhất định. Ở mỗi khâu của quá trình có thể xuất hiện lỗi máy tính. Tuy nhiên, từ việc bốc hơi tới quá trình ngưng tụ, không gì có thể bảo đảm cho việc một số chất ô nhiễm xâm nhập vào hơi nước đã được ngưng tụ. Và đây chính là bất lợi của quá trình chưng cất.
Để giải thích cho vấn đề này, chúng ta phải hiểu được rằng, việc chưng cất có hiệu quả rất lớn trong việc loại bỏ vi khuẩn và hầu hết các khoáng chất. Tuy nhiên, VOCs, Clorua và các sản phẩm phụ chứa Clo vẫn có thể ở lại trong nước. Bên cạnh đó, quá trình này sẽ khiến tất cả các khoáng chất bị loại bỏ một cách gần như hoàn hoàn, bởi vậy nói về mặt sức khỏe thì nước này sẽ không có lợi cho những người đang có nhu cầu về khoáng chất. Không những vậy, trong quá trình chưng cất nước, một lượng lớn nước sẽ bị loại bỏ gây ra sự lãng phí về tài nguyên nước.
Quá trình chưng cất liên quan tới khá nhiều các loại hóa chất khác nhau. Điều này cho thấy những nguy hiểm do các phản ứng hóa học là có thể xảy ra, đặc biệt khi không có đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để giám sát quá trình xử lý nước.
Ngoài ra máy móc cũng dễ bị hao mòn dưới sự tác động của các yếu tố môi trường.
Khi có hóa chất, một vụ nổ lớn kèm theo các chất độc hại có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nhà sản xuất không thể bảo vệ hoặc ngăn ngừa những chuyện như vậy xảy ra.
Cũng như các vấn đề khác, công tác phòng ngừa luôn là cách tốt nhất để thực hiện trước khi sự việc đi quá xa trở thành sự cố. Dưới đây là danh sách nhưng điều cần cân nhắc để có được sự an toàn tuyệt đối.
SAFETY FIRST
• Điều quan trọng đầu tiên cần ưu tiên lưu ý là sự phân hủy dư lượng của quá trình vì những dư lượng thành phần các chất hóa học sẽ càng nhiều khi sản lượng càng cao.
• Các biện pháp kiểm soát quy trình phải được đề ra. Điều này có nghĩa là bắt buộc phải có các bước nghiêm ngặt và tiêu chuẩn tập trung vào việc xem xét các quy trình độc lập.
• Các biện pháp kiểm soát chất lượng phải được thực hiện đúng lúc đúng chỗ để kiểm soát các sản phẩm đầu ra. Như đã đề cập ở trên, IBWI áp dụng các chỉ tiêu chất lượng nước thậm chí nghiêm ngặt hơn so với các quy định của FDA Hoa Kỳ. Đây chính là một quá trình rất khắt khe để có thể mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn nhất.
• Theo đúng như mong đợi thì các thiết bị được sử dụng trong quá trình chưng cất cần phải có các Thỏa thuận Cấp dịch vụ phù hợp với các nhà cung cấp để đảm bảo rằng chúng luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
• Những người được tham gia vào quá trình sản xuất phải được đào tạo kỹ lưỡng về mặt chuyên môn. Việc nắm được kỹ thuật vận hành thiết bị phải triệt để và không thể có sự thỏa hiệp trong khâu nhân sự. Đã từng có rất nhiều trường hợp những sự cố không may xảy ra do lỗi của con người. Đây chính là lý do vì sao một số nhà máy công nghiệp lại ưu tiên các hoạt động máy móc dưới sự điều khiển của máy tính được lập trình sẵn – một dạng kết hợp giữa con người và công nghệ.
• Các phần của thiết bị được lắp đặt cho hệ thống phải được sản xuất theo đúng quy cách và tiêu chuẩn.
• Khi vận hành máy móc, điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý đó chính là việc vận hành đúng theo hướng dẫn sử dụng, bởi vậy việc kiểm tra là hoàn toàn cần thiết. Đồng thời phải đảm bảo hướng dẫn sử dụng đó luôn có sẵn cho bất kỳ một người nào vận hành thiết bị.
(Nguồn: Tham khảo - Dịch)
Từ khóa » Hình ảnh Máy Chưng Cất Nước
-
MÁY CHƯNG CẤT NƯỚC PHÒNG THÍ NGHIỆM
-
Máy Cất Nước - EMIN
-
Máy Cất Nước 1 Lần - Mua Thiết Bị Thí Nghiệm Giá Tốt Nhất
-
Học Sinh Lớp 12 Chế Tạo Máy Chưng Cất Nước Mặn Dùng Năng Lượng ...
-
Độc đáo Bộ Thiết Bị Chưng Cất Nước Ngọt
-
MÁY CẤT NƯỚC PHÒNG THÍ NGHIỆM - Thietbiphonglab
-
THIẾT BỊ CHƯNG CẤT NƯỚC NGỌT - 123doc
-
Thiết Bị Cất Nước, Máy Cất Nước, Máy Chưng Cất Nước, Thiết ... - Mvtek
-
MÁY CẤT NƯỚC - Các Dụng Cụ Thiết Yếu Phòng Thí Nghiệm - Part 3
-
Máy Cất Nước 2 Lần 10 Lít/giờ Tự động Hinotek
-
Thiết Bị Chưng Cất Nước Mặn Thành Nước Ngọt Bằng Năng Lượng Mặt ...
-
Nam Sinh Lớp 11 Chế Tạo Máy Chưng Cất Nước Mặn Sang Ngọt - Genk
-
Máy Chưng Cất Nước RO 2 Lần