Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Giáo Viên THCS Hạng II - .vn
Có thể bạn quan tâm
Đứng trước xu hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… mạnh mẽ của đất nước ngày nay thì giáo dục cũng không thể nào bị đẩy lùi lại phía sau mà ngày càng được đầu tư, nâng cấp hệ thống, môi trường đào tạo để bồi dưỡng nên những khối óc tinh anh cho đất nước. Đối với các giáo viên đang dạy ở cấp THCS thì chứng chỉ bồ dưỡng THCS hạng II như là cách đánh giá khả năng, chất lượng giảng dạy, cũng như xét tăng lương cho giáo viên.
1. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước
Từ xa xưa, giáo dục đã được các bậc hiền tài chú trọng, ngày nay cũng vậy, giáo dục cũng là một trong những yếu tố then chốt để quyết định sự phát triển của một quốc gia. Một trong những nội dụng trong văn kiện tại Đại hội XII của Đảng diễn ra và năm 2016 đã nêu rõ “giáo dục là quốc sách hàng đầu” bởi lẽ xác định rằng con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển mọi mặt, vì thế phải ra sức nâng cao tri thức để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho quốc gia. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục chính là nâng cao phẩm chất, trí tuệ về tiềm lực của dân tộc. Để Việt Nam ngày càng vững mạnh thì hệ thống giáo dục cũng phải ngày một bức phá và tiến bộ.
1.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cấp THCS
Đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường THCS nhằm đảm bảo những kiến thức cung cấp cho học sinh phải bám sát thực tiễn cũng như xu hướng phát triển, đảm bảo kiến thức vẫn dụng vào xã hội.
Để làm tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ngoài những yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, trang thiết bị thì cần phải có sự chủ động tìm tòi những cái mới để áp dụng vào quá trình truyền đạt tri thức của mỗi giáo viên nhằm thực hiện tốt trọng trách được giao phó.
Chủ thể để vận hành những phương pháp giảng dạy mới ở các trường THCS đó chính là giáo viên mà đối tượng áp dụng những phương pháp mới chính là học sinh, do đó, ngoài yếu tố kiến thức chuyên sâu thì giáo viên cũng cần phải áp dụng một số phương pháp để thu hút, kích thích năng lực học tập của học sinh như vận dụng đạo cụ, âm thanh, hình ảnh, thiết trị công nghệ thông tin,…bổ trợ cho việc dạy và học trở nên sinh động hơn nhằm tránh rập khuôn và gây nhàm chán.
Bên cạnh đó, cần phải có các tiêu chí để đánh giá năng lực chuyên môn, cũng như khả năng tổ chức, quản lý và chuẩn mực đạo đức của mỗi giáo viên. Từ những tiêu chí nghiệm ngặc đó mà thông tư về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ra đời nhằm đánh giá và phân loại giáo viên theo năng lực và trình độ chuyên môn. Mỗi giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chuẩn chức danh nghề nghiệp để nâng hạng chức danh nghề nghiệp của mình.
1.2. Giáo dục mầm non có gì đổi mới
Học thực nghiệm cũng là một trong những cái mới của giáo dục mầm non hiện nay. Học mà chơi có thể nói chính là mong muốn của các bậc phụ huynh ngày nay khi tin tưởng gửi con em mình vào các trường mầm non, nhưng đây không chỉ là mong muốn của riêng phụ huynh mà còn là chiến lược giáo dục ở các trường mầm non hiện nay. Làm sao để trẻ có thể học tập nhưng không mang tính chất ép buộc, gò bó để trẻ có thể tự do phát huy được những khả năng tiềm ẩn trong mình và thỏa sức phát triển trong môi trường giáo dục lành mạnh.
Để làm được điều đó, đòi hỏi nhà trường cũng như mỗi giáo viên mầm non phải ra sức tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu được những tiến bộ của xã hội cũng như những đổi mới của hệ thống giáo dục để áp dụng vào quá trình giảng dạy, giúp trẻ nhỏ được lớn lên trong sự giáo dục chất lượng.
Bên cạnh đó, một số trường còn áp dụng vào giáo trình giảng dạy của các nước tiến bộ hiện nay nhằm giúp trẻ có sự tiếp thu tri thức từ nhỏ, sẽ dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng tư duy sau này và mang nhiều triển vọng về sự đầu tư cho các thế hệ của tương lai.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II
Theo quy định tại khoản 2 điều 5 trong Thông tư liên tịch được ban hành năm 2015 của bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ nêu rõ để trở thành giáo viên THCS theo chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II và các bằng cấp liên quan với trình độ như bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp chuyên ngành giảng dạy tương đương, có trình độ và chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn quy định cũng như có trình độ tin học đáp ứng được đầy đủ các kỹ năng phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Trường hợp đối với giáo viên hiện được xét bổ nhiệm vào vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II và được hưởng mức lương của giáo viên THCS hạng II thì cần phải đăng ký tham gia lớp bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II và thi cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II theo đúng quy định. Nếu quá hạng kể từ ngày có quyết định bộ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà giáo viên vẫn không bổ sung được chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II thì có thể bị thu hồi quyết định về chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hiện có.
Từ khóa » Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Gv Thcs Hạng 2
-
Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên THCS Hạng 1,2,3
-
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ...
-
Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Cần ...
-
Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên THCS Hạng II Theo Quy ...
-
Giáo Viên Phải Có Chứng Chỉ Bồi Dưỡng để Giữ Hạng? - Báo Chính Phủ
-
Khi Nào Giáo Viên THCS Phải Có Chứng Chỉ ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Giáo Viên THCS Hạng II Có Cần Phải Học Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Chức ...
-
Giáo Viên Phải Có Chứng Chỉ Bồi Dưỡng để Giữ Hạng?
-
Hỏi: Khi Nào Giáo Viên THCS Phải Có Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Nghề ...
-
Học Chứng Chỉ Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp GV THCS II, III
-
Tuyển Sinh Lớp Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên THCS
-
Giáo Viên Lại Chật Vật Với Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp
-
Bộ Giáo Dục Bỏ Yêu Cầu Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Theo Hạng